Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGỡ rào cản để Nghị quyết 02 thực thi hiệu quả

Gỡ rào cản để Nghị quyết 02 thực thi hiệu quả

Đầu năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 (Nghị quyết 02) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, nhằm khơi dậy động lực, tinh thần cải cách giúp nguồn lực cho doanh nghiệp được khơi thông, giảm gánh nặng chính sách. Để Nghị quyết được thực thi hiệu quả, cần thay đổi cách thức thực hiện, bổ sung thêm cơ chế giám sát, xử lý người thực hiện cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia để tạo ra kết quả đột phá.

Gỡ rào cản để Nghị quyết 02 thực thi hiệu quả
Ảnh minh họa

Doanh nghiệp kêu khó

Chia sẻ về những khó khăn đang gặp phải trong việc thực hiện các quy định, thủ tục hành chính, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, một trong số các quy định ảnh hưởng kéo dài và nặng nề nhất đến doanh nghiệp thực phẩm đó là vướng mắc tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Bất cập này đã kéo dài gần 7 năm, kể từ năm 2017 đến nay và các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đã và đang từng ngày phải chịu rất nhiều khó khăn.

Gỡ rào cản để Nghị quyết 02 thực thi hiệu quả

Còn ông Phạm Xuân Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê Tài chính Việt Nam nêu thực tế, vướng mắc lớn nhất đối với đăng ký xe cơ giới hiện nay được quy định tại Thông tư số 24/2023/TT-BCA ngày 1/7/2023 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới là phải đăng ký theo trụ sở của bên cho thuê tài chính, trong khi các công ty cho thuê tài chính hội viên đều có trụ sở tại Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh nên nảy sinh nhiều bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Ông Hòe lấy dẫn chứng từ bốn công ty hội viên là Vietcombank Leasing, BIDV – sumi Trust, ACB Leasing, Sacombank Leasing, cho thấy những vướng mắc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho thuê tài chính của các công ty. Cụ thể là việc 76 hợp đồng cho thuê tài chính bị khách hàng hủy bỏ không tiếp tục thực hiện và tổng số tiền đã ký hợp đồng nhưng không thể giải ngân của bốn công ty trên là 425,3 tỷ đồng.

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cũng kiến nghị các cơ quan quản lý cần sớm có hướng dẫn cụ thể để triển khai Nghị quyết 02 vào cuộc sống. Đơn cử, về vấn đề thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Nghị quyết nêu rõ, doanh nghiệp được thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện nhằm tháo gỡ các vướng mắc về EPR cho doanh nghiệp như tinh thần quyết liệt mà Chính phủ đã đề ra.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết thêm, ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, những vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh còn ít được xem xét, thậm chí có hiện tượng các văn bản đang soạn thảo lại bổ sung rào cản mới.

Ông Tuấn lấy dẫn chứng trong lĩnh vực vận tải, Nghị định 10/2020/NQ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô yêu cầu doanh nghiệp vận tải hành khách hợp đồng phải cung cấp tối thiểu nội dung hợp đồng vận chuyển đến Sở Giao thông-Vận tải bằng email trước mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, mỗi ngày doanh nghiệp có hàng trăm chuyến đi, việc yêu cầu cung cấp thông tin như trên tạo nên chi phí tuân thủ rất lớn. Từ phía cơ quan quản lý cũng khó có thể quản lý khi mỗi ngày nhận được hàng trăm email.

Để Nghị quyết được thực thi hiệu quả

Từ thực tế của doanh nghiệp, để cải thiện môi trường kinh doanh, đã đến lúc cần thay đổi cách thức thực hiện nhằm tạo ra kết quả đột phá của Nghị quyết này. Bà Lý Kim Chi kiến nghị, quá trình thực thi Nghị quyết 02 cần phải bám sát kết quả triển khai từng nội dung của từng bộ, ngành được giao. Phải tăng cường đôn đốc, giám sát và xử lý để mỗi cán bộ công chức, các bộ, ngành tận lực hỗ trợ, xử lý và xem lợi ích của doanh nghiệp, người dân như là lợi ích cho chính mình.

Để môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, các tài liệu cần được đơn giản hóa, thời gian giải quyết thủ tục rút ngắn; đẩy mạnh phương thức giao dịch qua điện tử; nhiều quy định vướng mắc liên quan đến điều kiện kinh doanh được kịp thời sửa đổi; cần phân cấp mạnh mẽ trong thực hiện thủ tục hành chính. Đặc biệt, doanh nghiệp kiến nghị cần nâng cao hơn nữa tính thực chất, hiệu quả trong cải cách môi trường kinh doanh.

Theo TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương-CIEM), Nghị quyết 02 đã kế thừa và phát triển cách tiếp cận đã thực hiện trước đây. Bà Thảo đánh giá, Nghị quyết này đưa ra thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ, cải thiện môi trường kinh doanh để củng cố niềm tin, tạo điểm tựa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn là cần khơi dậy động lực, tạo áp lực thường xuyên, liên tục và cần sự đồng hành của nhiều bên; sự chủ động và trực tiếp của người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan là yếu tố quan trọng quyết định thành công.

Ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, với 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, Nghị quyết 02 sẽ giải quyết trực tiếp và trực diện các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải. Ông Hiếu đề nghị, để Nghị quyết 02 được triển khai có hiệu quả, việc thực thi phải thực chất hơn và cần có sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, tránh tình trạng “âm thầm” ban hành. Đặc biệt, việc soạn thảo, ban hành chính sách riêng lẻ cần tuân thủ triệt để Nghị quyết 02 để cân nhắc nhiều chỉ số tác động tới doanh nghiệp.





Source link

Cùng chủ đề

Thước đo mới của môi trường kinh doanh

Sự thành công của Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh năm nay sẽ được đo bằng sự trở lại, mạnh hơn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh Sự thành công của Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh năm nay sẽ được đo bằng sự trở lại, mạnh hơn của doanh nghiệp. ...

Sự trở lại của Nghị quyết 02 và kỳ vọng của doanh nghiệp về cải cách môi trường kinh doanh

Trong bối cảnh nguồn lực doanh nghiệp chưa được khơi thông hiệu quả, gánh nặng chính sách vẫn tiềm ẩn với hàng loạt rủi ro, Nghị quyết số 02/NQ-CP được ban hành đem đến nhiều kỳ vọng… Nghị quyết 02/2024 nêu rõ gần đây, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh có xu hướng chậm lại, thậm chí có lĩnh vực còn tạo thêm thủ tục không cần thiết, khiến doanh nghiệp đối mặt với...

Có bước tiến “ngoạn mục”, ngoại giao kinh tế một trong những điểm sáng của năm 2023

Chia sẻ với TG&VN tại Diễn đàn thường niên Kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 16 được tổ chức mới đây, TS. Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao vai trò của công tác ngoại giao kinh tế và nhấn mạnh đây là một trong những điểm sáng của năm 2023.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng”

Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Sau phiên cuối tuần VN-Index đóng cửa ở mức 1.249,11 điểm và ghi nhận mức tăng 1,51% cả tuần với khối lượng giao dịch giảm 11,4% và...

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề ‘chở Tết’

Những ngày cuối năm nhiều người dân tranh thủ xuống phố hành nghề chở hộ cây cảnh để kiếm thêm thu nhập trang trải những ngày Tết. Nguồn: https://tuoitre.vn/kiem-tien-trieu-moi-ngay-tu-nghe-cho-tet-20250124110323726.htm

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn

Để kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp dẫn hơn, rút ngắn thời gian phát hành và niêm yết là một “chìa khoá”. Đó là quan điểm của ông Nghiêm Xuân Huy-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VNSC trong trao đổi mới đây với Báo Đầu tư. Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơnĐể kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp...

Mới nhất

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn...

NSND Thanh Lam hát cùng NSƯT Đăng Dương trong chương trình truyền hình trực tiếp “Ý Đảng lòng dân”

Chương trình "Ý Đảng lòng dân" kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, NSƯT...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Mới nhất