Trang chủKinh tếNông nghiệpGỡ nút thắt nguồn lực đầu tư

Gỡ nút thắt nguồn lực đầu tư


Theo Nghị quyết 115, HĐND TP Hà Nội có thẩm quyền quyết định cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết 115 lần đầu tiên được Quốc hội ban hành đã giúp TP Hà Nội giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chi ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới theo tinh thần chung của Thành ủy Hà Nội; tạo khuôn khổ pháp lý, góp phần huy động tối đa nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/NQ-TW của Quốc hội khóa XII, Hà Nội có số đơn vị hành chính cấp xã lớn thứ hai của cả nước. Công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi TP không được T.Ư hỗ trợ nguồn lực đầu tư.

Nguồn lực đầu tư của TP Hà Nội và hỗ trợ từ các quận góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức).
Nguồn lực đầu tư của TP Hà Nội và hỗ trợ từ các quận góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức).

Cái khó của Thủ đô

Nhớ lại những ngày đầu thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Lê Thiết Cương nhìn nhận, dù có vị thế là Thủ đô, nhưng công cuộc xây dựng nông thôn mới của Hà Nội vẫn đối diện nhiều khó khăn; thách thức.

Nguyên nhân là do sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/NQ-TW của Quốc hội khóa XII, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện xây dựng nông thôn mới của Hà Nội rất lớn. Không chỉ vậy, địa bàn nông thôn được mở rộng, đa dạng địa hình phân bố dân cư, từ đồng bằng đến trung du, miền núi.

Đặc biệt, Hà Nội có 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc tỉnh Hà Tây trước đây và huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Đây là những địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội rất hạn chế; một số địa bàn thuộc huyện Ba Vì, Mỹ Đức thậm chí vẫn nằm trong diện “thôn, xã đặc biệt khó khăn” của cả nước.

Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Người dân tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Đời sống kinh tế phụ thuộc nhiều vào canh tác nông nghiệp truyền thống, trong khi hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ…

Cùng với khó khăn về xuất phát điểm, Hà Nội cũng có hạn chế nhất định về nguồn lực đầu tư. Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư Trần Nhật Lam cho biết, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã là một trong những địa phương phải tự chủ về nguồn lực.

Điều này đồng nghĩa trong gần 15 năm qua, T.Ư không hỗ trợ Hà Nội kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Theo ông Trần Nhật Lam, đây là đặc điểm rất khác, một khó khăn của Hà Nội so với các địa phương khác của cả nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Thành quả và nhiệm vụ đặt ra

Thành ủy Hà Nội luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô. Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới được TP xem là nhiệm vụ xuyên suốt, với tinh thần “có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”.

Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong hai nhiệm kỳ Đảng bộ TP Hà Nội khóa XV và XVI, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 02/CTr-TU giai đoạn 2010 – 2015 và 2016 – 2020, xác định đây là chương trình công tác lớn, trọng tâm toàn khóa để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, tính đến tháng 6/2020, Hà Nội có 6 đơn vị hành chính cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm. Bên cạnh đó là 356/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Toàn TP chưa có xã nào được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

“Trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2020, nguồn lực Hà Nội huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới vào khoảng 58.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu đến từ nguồn ngân sách Nhà nước, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa nhiều” – ông Nguyễn Văn Chí thông tin thêm.

Với con số 356 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào thời điểm tháng 6/2020, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số đơn vị hành chính cấp xã về đích. Tuy nhiên, với việc 12/18 đơn vị hành chính cấp huyện và 26 xã chưa về đích, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đặt ra đối với Hà Nội vẫn là hết sức nặng nề.

Nút thắt được tháo gỡ

Trong bối cảnh nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiếp tục ban hành Chương trình số 04-CTr/TU để tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Quá trình triển khai, Hà Nội đã có nhiều cách làm sáng tạo để huy động nguồn lực nội vùng theo tinh thần chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội. Đặc biệt trong đó có chủ trương “tiếp sức ngoại thành xây dựng nông thôn mới” thông qua các hoạt động “kết nghĩa”, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng, hoàn thiện hạ tầng của các quận dành cho các huyện.

Chủ trương của Hà Nội đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ lớn của Quốc hội. Trên cơ sở đề xuất của TP, ngày 19/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội (viết tắt là Nghị quyết 115).

Một trong những nội dung theo Nghị quyết 115 là HĐND TP Hà Nội có thẩm quyền quyết định, cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết 115 lần đầu tiên được Quốc hội ban hành đã giúp TP Hà Nội giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chi ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; tạo hành lang pháp lý, cơ sở thuận lợi để các quận cụ thể hóa chủ trương hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới theo tinh thần chung của Thành ủy Hà Nội.

 

Thành quả xây dựng nông thôn mới của Hà Nội trong những năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, tinh thần nhân văn của Nghị quyết 115; làm sâu sắc thêm tình đoàn kết giữa các quận – huyện; tạo động lực quan trọng để TP tiếp tục phát huy nguồn lực nội sinh, tiến tới gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng hơn nữa, xứng đáng là “lá cờ đầu” trong xây dựng nông thôn mới của cả nước.

 

(Còn nữa)



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bai-1-go-nut-that-nguon-luc-dau-tu.html

Cùng chủ đề

Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức năm 2025

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 03/01/2025 về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Mỹ Đức. Theo Quyết định, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Mỹ Đức gồm danh mục 107 công trình, dự án với tổng diện tích là 206,40 ha. Trong năm thực hiện, UBND huyện Mỹ Đức có trách nhiệm rà soát, đánh giá, khả năng thực hiện các dự án...

Mỹ Đức phát huy sản phẩm OCOP dựa trên nền tảng làng nghề truyền thống

Huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là nơi có nhiều nghề mà đặc biệt là nghề ươm tơ, dệt lụa, thời gian gần đây có nhiều cơ sở tham gia vào chương trình OCOP. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đang kiểm tra tằm. Ảnh: NNVN. Trong đợt đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024, huyện Mỹ Đức có 13 sản phẩm tham gia đánh giá mới của các chủ thể: HTX thêu tay Mỹ Đức 5 sản phẩm...

Thành ủy Hà Nội sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp quản lý, bổ nhiệm cán bộ

Kinhtedothi - Nội dung sửa đổi, bổ sung nằm trong Quy định số 12-QĐ/TU ngày 8/5/2023 về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử. Ngày 27/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Quyết định số 7846-QĐ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội về sửa đổi, bổ sung một số nội...

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Huyện Mỹ Đức: Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc năm học 2023-2024

Ngày 14/11, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tổ chức gặp mặt, tuyên dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc năm học 2023-2024 nhân kỷ niệm truyền thống 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).Cũng trong năm học qua, được sự quan tâm của thành phố, của huyện Mỹ Đức, các cấp, ngành đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức trọng thể Lễ tang đồng chí Nguyễn Quốc Triệu

Kinhtedothi - Sáng 26/1, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Lễ tang đồng chí Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế được tổ chức theo nghi thức lễ tang cấp cao. Đồng chí Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày 22/6/1951 tại xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; vào Đảng ngày...

Hà Nội triển khai 4 đợt phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND về phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, hướng tới chào mừng Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ TP Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng... Kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó: đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong...

Về ngôi làng ở Hà Nội sản xuất hơn 1 triệu bánh chưng phục vụ Tết

Kinhtedothi - Làng nghề Tranh Khúc ở xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì) nổi tiếng trăm năm với nghề làm bánh chưng truyền thống. Công việc kéo dài trong cả năm, nhưng tất bật nhất là 10 ngày cận Tết. Về làng Tranh Khúc những ngày cuối năm, sẽ cảm nhận thấy rõ không khí lao động tất bật của các hộ dân. Đây là thời điểm ngôi làng nhộn nhịp nhất trong năm. Bà Đặng Thị Thảo, chủ cơ sở...

điểm đến đậm màu sắc Tây Bắc, hấp dẫn dịp Xuân Ất Tỵ

Kinhtedothi - Những năm gần đây, Sapa (Lào Cai) trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Dịp Xuân Ất Tỵ 2025, nơi đây hứa hẹn tiếp tục là địa điểm “hot” nhất miền Bắc bởi nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Tết Ất Tỵ năm nay, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến “hot” nhất miền Bắc khi được “đồn đoán” có thể đón tuyết rơi trên đỉnh Fansipan. Đây cũng là hiện tượng thiên...

Tốc độ truy cập mạng di động Việt Nam tăng vượt bậc

Theo báo cáo Internet của Trung tâm Internet Việt Nam -VNNIC, tài nguyên Internet Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều điểm tích cực. Trong tháng 12/2014 chất lượng mạng băng rộng cố định đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đó, tốc độ Internet tải xuống đạt trung bình 130,91 Mbps, tăng 37,56 Mbps so với tháng 11/2024. Tốc độ Internet tải lên đạt 107 Mbps, tăng 22,1 Mbps. Đồng thời, tháng 12 cũng là tháng có tốc...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất bán sang Hàn Quốc, Thái Lan... ...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Cận Tết Nguyên đán, chuối xanh giá 500.000 đồng/nải, tiểu thương nói “còn không có mà bán”

Chuối xanh những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 được tiểu thương rao bán từ 200.000 - 400.000 đồng/nải. Đối với những nải chuối đẹp, lẻ quả được "hét giá" đến 500.000 đồng/nải. ...

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá chuối tăng cao, bà con càng phấn khởi vì lãi lớn. ...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

Mới nhất

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper khiến dân mạng xúc động

Tin nhắn lúc 2h sáng của shipper trong dịp Tết Nguyên Đán đã gây xúc động mạnh và nhận được nhiều sự đồng cảm từ cộng đồng mạng. ...

Mới nhất