Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGỡ mối lo thuốc hiếm

Gỡ mối lo thuốc hiếm


SGGP


6 lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent vừa về đến TPHCM theo diện viện trợ khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhưng nhiều bệnh nhân đã không chờ đợi được! Sự day dứt của các bác sĩ, của thân nhân người bệnh đặt ra cho chúng ta nỗi băn khoăn: tại sao thuốc giải độc không có sẵn?

Nhiễm độc botulinum là do vi khuẩn kỵ khí Clostridium botulinum gây ra. Đây là một loại vi khuẩn chỉ sống và phát triển được trong môi trường hoàn toàn không có không khí. Vi khuẩn này sản sinh ra một loại protein độc, có thể coi như độc nhất. Độc tố này được hấp thụ qua đường ruột người bị nhiễm khuẩn, đi vào máu và tấn công bằng cách gắn kết với tế bào thần kinh làm tê liệt thần kinh vận động, dẫn tới người bệnh bị yếu và liệt cơ, ngưng thở và tử vong.

Chủng vi khuẩn botulinum gây bệnh trên người hiện được phân ra 7 loại (subtype A,B,C,D,E,F,G), do vậy độc tố cũng có 7 loại khác nhau. Chủng vi khuẩn gây bệnh trên trẻ em thường do 2 loại A và E, trong khi đó trên người lớn có thể do cả 7 loại trên. Khi chưa có thuốc giải, tỷ lệ tử vong được ghi nhận tại Mỹ là 60%, nay có thuốc giải, tỷ lệ tử vong giảm xuống dưới 7%.

Thuốc giải độc botulinum lần đầu tiên được tạo ra vào năm 1970 ở Viện Nghiên cứu y tế quân sự Mỹ. Đến năm 2013, thuốc giải botulinum hỗn hợp của 7 loại mới được cấp phép sản xuất đại trà. Nguyên lý sản xuất thuốc giải botulinum cũng tương tự như cách sản xuất thuốc giải nọc rắn. Nhưng tại sao lại hiếm?

Vấn đề là số người bị nhiễm botulinum trên thế giới không nhiều. Theo thống kê ở Mỹ, trong thế kỷ trước, hàng năm có khoảng dưới 200 người/năm bị nhiễm botulinum và hiện giờ chỉ dao dộng ở hàng đơn vị hay hàng chục. Do vậy, việc sản xuất ra thuốc giải với số lượng lớn là không cần thiết, chỉ sản xuất lớn khi có đơn đặt hàng.

Ở các nước phát triển, cơ quan cứu trợ khẩn cấp y tế của mỗi nước có dự trữ một lượng nhất định ở hầu hết các sân bay lớn. Khi cần họ có thể cho lên máy bay và chuyển ngay đến nơi cần. Việc điều trị tốt nhất là dưới 2 ngày từ khi phát hiện triệu chứng. Thuốc giải chỉ kết hợp được với độc tố còn tự do trong máu và phân hủy nó, còn nếu các độc tố đã bám được vào tế bào của hệ thần kinh thì không thể giải độc, chỉ chờ cơ thể tái tạo lại tế bào khác.

Nguy cơ nhiễm độc luôn tồn tại và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngành y tế cần mua dự trữ một số lượng nhất định thuốc giải này. Thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent có thể trữ lạnh -20°C trong 4 năm, như vậy việc mua thuốc để đề phòng cho cả nước là việc cần thiết và nằm trong khả năng của ngành y tế. Không chỉ riêng botilinum, Bộ Y tế vừa qua đã được Chính phủ giao nghiên cứu, xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Như vậy, cần sớm có cơ chế đặc thù về tài chính để các cơ sở chữa bệnh chủ động dự phòng các loại thuốc hiếm; có cơ chế để cơ sở khám chữa bệnh mua sắm, dự trữ một số thuốc chống độc và chấp nhận hủy bỏ nếu không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn. Điều quan trọng, bộ phải có chính sách khuyến khích doanh nghiệp dược trong nước triển khai sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước. Đừng để câu chuyện buồn mang tên “Thiếu thuốc” tiếp diễn!





Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp dược với xu hướng đổi mới sáng tạo “mở”

Đổi mới sáng tạo đang là xu hướng trong lĩnh vực y tế và cũng là xu hướng toàn cầu trong thời đại công nghệ số. Xu hướng này đang được các doanh nghiệp dược Việt Nam nắm bắt và quan tâm đầu tư phát triển. Hút vốn ngoại và chuyển giao công nghệ đang là một xu thế trong ngành dược (Ảnh: shutterstock) Có thể...

Bổ sung dự trữ quốc gia “thuốc mồ côi” dùng trong cấp cứu

Từ thực tiễn công tác, ĐB Nguyễn Tri Thức (TPHCM), Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy phát biểu tại nghị trường chiều 26-6 về thuốc hiếm dùng trong cấp cứu. “Như vậy, khoảng từ 3 đến 4 năm, Bộ Y tế mới ban hành một thông tư quy định danh mục thuốc mới. Tại mỗi thông tư, số thuốc được bổ sung cũng rất ít. Trong khi đó, khoa học công nghệ...

Sự lãng phí cần thiết

Nhưng có những sự lãng phí lớn gấp trăm, ngàn lần như bỏ hoang phí nhà, đất công không nên có thì lại tồn tại suốt thời gian dài, không hướng tháo gỡ.Nhiều đại biểu khi thảo luận về Luật Dược (sửa đổi) đã đề nghị bổ sung vào điều 3 dự thảo luật quy định cơ chế bắt buộc về dự...

Hơn 23.000 thuốc có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực với 800 hoạt chất

Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của ngành dược thời gian tới, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,… trước khi trình Chính phủ Quốc hội. Tại kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội khoá XV lần này, hồ sơ Dự án Luật sửa...

Đấu thầu tập trung với thuốc phổ biến; thuốc hiếm giao bệnh viện lo

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết trong quá trình xây dựng nghị định, đối với các nội dung liên quan đến lĩnh vực đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, bộ đã xin ý kiến thành viên Chính phủ nhiều nội dung. Các bệnh viện hiến kế gỡ khóBao gồm: quy định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Các địa phương không bỏ sót các đối tượng tiêm vaccine, không để bùng phát dịch sởi

Các địa phương không bỏ sót các đối tượng tiêm vaccine, không để bùng phát dịch sởi ...

Ảnh viện áo cưới Việt Phượng đồng tổ chức ‘Lễ cưới tập thể cho công nhân lao động năm 2023’ tại Thái Nguyên

“Lễ cưới tập thể cho công nhân lao động tỉnh Thái Nguyên” là hoạt động được tổ chức thường niên từ năm 2019 đến nay và năm nay đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Viện phí theo yêu cầu ở bệnh viện công: Chỉ áp dụng cho người tự nguyện sử dụng

SGGP 02/07/2023 09:18 Ngày 1-7, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BYT quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu do cơ sở KCB của Nhà nước cung cấp. Thông tư này nhằm hướng dẫn cơ sở KCB xây dựng bảng giá dịch vụ KCB theo yêu cầu đúng quy định của pháp luật; đồng thời, khuyến khích các cơ sở KCB nâng cao chất lượng...

Phát hiện mới về cách tập thể dục để giảm cân sau tết hiệu quả

Tăng cân sau những ngày lễ tết là nỗi lo của nhiều người. Rất may là nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Obesity đã tìm ra chính xác bạn cần tập bài tập nào và tập bao...

Cùng chuyên mục

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh, bác sĩ cảnh báo điều ai cũng cần biết

Bệnh zona thần kinh tương đối lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ông N.V.P., 68 tuổi, trú tại xã...

Xuất hiện vi rút lạ gây ho ra máu ở Nga

Một loại vi rút chưa rõ nguồn gốc khiến bệnh nhân ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính. Ban đầu, những người mắc vi rút lạ này sẽ cảm thấy mệt mỏi...

Mới nhất

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp nhận hiện vật giá trị

VHO - Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), sáng 14.5.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức Lễ tiếp nhận hiện vật lọ hoa do gia đình ông Vũ Thanh Tùng trân trọng trao tặng. Trân trọng cảm ơn tình cảm và...

Đề xuất xây tuyến cao tốc mới nối với sân bay Long Thành: Ấp nhỏ ven biển sắp “lên đời”

Ấp nhỏ ven biển sẽ là thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng mới Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt vào ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khu vực Long Hải - Bình Châu sẽ trở thành khu du lịch quốc gia, trong...

HSG: Lợi nhuận sau thuế uớc lũy kế 07 tháng NĐTC 2024-2025 đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Ngày 02/04/2025, Hoa Kỳ đã công bố mức thuế quan đối ứng đến các...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng chính thức khánh thành cảng container quốc tế số 3 và số 4...

Chiều 13/5, tại Khu bến cảng Lạch Huyện, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2025), UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container...

VIMC kỷ niệm 30 năm, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở