Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngGỡ khó thị trường bất động sản

Gỡ khó thị trường bất động sản


Ngày 8-2, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức hội nghị Tín dụng bất động sản (TDBĐS) với sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp (DN) BĐS, các ngân hàng thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngân hàng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành…

Doanh nghiệp kiến nghị cơ cấu nợ, giãn nợ

Tại hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết NHNN chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết TDBĐS mà là chỉ đạo kiểm soát chặt tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như phân khúc có tỉ lệ đầu cơ lớn… để bảo đảm an toàn hệ thống. Còn đối với tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được bảo đảm công bằng như các lĩnh vực khác.

Theo số liệu thống kê mới nhất, dư nợ TDBĐS đến cuối năm 2022 là khoảng 2,58 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021, là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỉ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, cao nhất trong 5 năm qua. Như vậy, có thể thấy hiện nay các ngân hàng vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được cho vay theo đúng quy định.

Đại diện tập đoàn, DN BĐS như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh Land, Sun Group, Hiệp hội BĐS TP HCM… nêu lên khoảng 17 kiến nghị, tập trung vào các vấn đề như: cơ cấu nợ, giãn nợ, giảm lãi vay, giảm hệ số rủi ro với BĐS, tăng tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm khoản vay, hỗ trợ DN khả năng trả nợ trái chủ… Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes (Vingroup), đề nghị NHNN và các ngân hàng tháo gỡ các vướng mắc về mục đích vay vốn và hình thức giải ngân tại các văn bản hướng dẫn, có biện pháp tháo gỡ về cơ chế liên quan đến việc xếp loại và kiểm soát cho vay trong BĐS. 

Bên cạnh đó, đại diện DN cho rằng cần bổ sung các cơ chế chính sách đặc thù cho các nhà đầu tư lớn, các dự án có đầy đủ pháp lý mang tính trọng điểm, tránh tình trạng cào bằng. Đồng thời, có biện pháp giảm dần lãi suất để hỗ trợ khả năng tài chính cho người dân và chủ đầu tư. Đại diện Novaland, bà Đỗ Thị Phương Lan, Giám đốc phụ trách tái cấu trúc của tập đoàn, mong NHNN xem xét cho các tập đoàn BĐS được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong 24 – 36 tháng.

Ông Lê Trọng Khương, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land, cũng chỉ ra vấn đề nhảy nhóm nợ có thể xảy ra trong tình hình hiện tại. Theo ông Khương, cần có một chính sách quyết liệt, cụ thể, đề xuất cơ quan chức năng cho phép cơ cấu, giãn nợ để tránh trường hợp nhảy nợ. Điều này đồng thời sẽ hỗ trợ cho việc giải ngân các khoản nợ tiếp theo để DN sản xuất, kinh doanh. Ông Khương cũng đề xuất thêm việc nới room để DN có nguồn vốn kinh doanh, qua đó gia tăng niềm tin ở các trái chủ để họ tiếp tục đầu tư vào trái phiếu DN.

Gỡ khó thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghịẢnh: Hải Yến

Sẽ giảm lãi suất

Giảm lãi suất cho vay là một trong những nội dung được nhiều DN kiến nghị. Liên quan tới vấn đề này, Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng cho hay ngay trước hội nghị, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại đã thống nhất với nhau sẽ triệt để thực hiện chỉ đạo của NHNN; đồng thuận giảm thêm lãi suất huy động để từng bước giảm lãi suất cho vay, trong đó có lãi suất cho các DN BĐS hỗ trợ DN và thị trường.

Với kiến nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho các DN BĐS, một đại diện ngân hàng cho rằng cần phải đánh giá, cân nhắc một cách thận trọng từ góc độ an toàn kiểm soát nợ xấu của ngành ngân hàng. Đồng thời, khó đưa ra cơ chế ưu ái riêng cho DN BĐS, bởi các ngành nghề khác cũng “đòi” cơ chế tương tự.

Kết luận hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo hệ thống ngân hàng nỗ lực tối đa giảm lãi suất, nỗ lực cho vay các dự án tốt, các dự án nhà ở xã hội… Nhấn mạnh việc nếu tín dụng tập trung vào các DN là sân sau với mức độ tập trung lớn sẽ rất rủi ro, Thống đốc yêu cầu các ngân hàng kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng và nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, cho vay chéo…

Về kiến nghị giảm hệ số rủi ro với BĐS cũng như giảm lộ trình siết tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, Thống đốc cho rằng áp trọng số rủi ro BĐS cao là để kiểm soát chênh lệch kỳ hạn của các ngân hàng. Các ngân hàng đang bị mất cân đối kỳ hạn khi cho vay BĐS (90% khoản vay BĐS là cho vay trung, dài hạn trong khi huy động vốn chiếm 80% là kỳ hạn ngắn). Lộ trình siết hệ số rủi ro sử dụng vốn trung, dài hạn cũng với mục đích tương tự.

Theo Thống đốc NHNN, 70% vướng mắc của DN BĐS hiện nay là ở khâu thủ tục pháp lý. Do đó, tháo gỡ khó khăn thị trường BĐS cần sự phối hợp nhiều chính sách, giải pháp khác nhau. Thống đốc cũng gửi thông điệp đến các DN BĐS, mong muốn DN cần quản trị dòng tiền của mình bài bản, có dự báo để chủ động trong mọi tình huống. Bên cạnh các giải pháp tháo gỡ từ các bộ, ngành, cơ quan quản lý, bản thân các DN cần quản trị lại, cân đối giữa mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, khả năng tiêu thụ sản phẩm để có điều chỉnh phù hợp để có khả năng trả nợ ngân hàng.

Chính phủ quan tâm việc hướng tín dụng vào BĐS vào nhà ở giá rẻ, nhà cho công nhân, nhà ở xã hội… cần các DN tích cực tham gia triển khai.

Bộ Xây dựng sửa 2 dự án luật

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, trong 3 năm gần đây, TDBĐS đều tăng. Dù vậy, trong quý IV, DN BĐS vẫn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến thể chế, pháp lý trong lĩnh vực BĐS. Bộ Xây dựng đang chủ trì sửa 2 dự án Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS, sẽ có nhiều chính sách để khắc phục những vướng mắc. Có nhiều vướng mắc đang đề xuất trình Quốc hội có nghị quyết tháo gỡ kịp thời để thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.

TS Lê Đạt Chí – ĐH Kinh tế TP HCM:

DN BĐS phải sử dụng vốn đúng mục đích

Lãnh đạo NHNN đã khẳng định không siết tín dụng vào BĐS, tuy nhiên điều quan trọng là DN BĐS cần chứng minh mục đích sử dụng vốn. Thời gian qua họ nhờ vào trái phiếu nhưng hiện nay phát hành trái phiếu khó khăn thì các ngân hàng cũng không mua lại trái phiếu vì vướng “room”. Việc chi sai dẫn đến nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng thương mại nhưng nếu đầu tư mua trái phiếu DN mà DN sử dụng vốn tùy tiện, không đúng mục đích thì cũng không ổn. Nên việc xem xét thu nợ, giãn nợ hay mở “room” là do các ngân hàng sắp xếp.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu:

Cần có chương trình cho vay đặc biệt

Thị trường BĐS đang đóng băng một phần do thiếu vốn không tiếp tục triển khai dự án; khi thiếu vốn các DN cũng muốn bán bớt tài sản nhưng BĐS tại nhiều địa phương xuống giá nên không dễ xử lý. Vì vậy, cần có nguồn vốn cho thị trường BĐS mà hiện tại chủ yếu đến từ vốn tín dụng. Có điều, các ngân hàng thương mại cũng lo ngại nợ xấu từ TDBĐS trong bối cảnh thanh khoản kém, thậm chí một số khoản nợ trái phiếu DN BĐS có thể rơi vào tình trạng “vỡ nợ”… Một số DN BĐS gặp khó hoặc “vỡ nợ” có thể tác động dây chuyền tới cả thị trường. Dù vậy, cứ để thị trường tự thanh lọc vì không chỉ BĐS rất nhiều lĩnh vực khác cũng gặp khó khăn. Đổi lại, có thể áp dụng một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng như chương trình cho vay đặc biệt hướng tới một số DN BĐS có uy tín, có tiềm lực, tập trung vào khách hàng có khả năng trả nợ. Về chương trình hỗ trợ cụ thể, trong quá khứ Chính phủ và NHNN từng triển khai gói tín dụng 30.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất thấp cho vay mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội…

Bà Đỗ Thị Phương Lan, Giám đốc phụ trách tái cấu trúc của Tập đoàn Novaland:

Giải quyết tận gốc các vướng mắc pháp lý

Ảnh hưởng của COVID-19 trong 2 năm qua và việc xáo trộn thị trường trái phiếu cùng với việc thắt chặt tiền tệ vừa qua đã bào mòn sức lực của các DN BĐS. Việc hỗ trợ đưa lãi suất về mức phù hợp sẽ giúp hồi phục thị trường, giúp các DN BĐS tăng sức chịu đựng, có thời gian tháo gỡ được pháp lý dự án và tiếp tục phát triển; gia hạn kỳ hạn của trái phiếu cho các DN BĐS và xây dựng với thời hạn tối đa 3 năm để “giảm áp lực và tăng niềm tin” cho thị trường. Tái cơ cấu nợ vay của các cá nhân vay để mua BĐS mà nguồn trả lãi được hỗ trợ từ chủ đầu tư và xem xét việc giảm lãi suất cho vay với các khách hàng cá nhân. Chính phủ cần có các phương án kịp thời để hỗ trợ giải quyết tận gốc các vướng mắc pháp lý do các luật chồng chéo, định giá tiền sử dụng đất theo hệ số K đơn giản, minh bạch để các dự án có thể tiếp tục triển khai nhanh, tiết giảm chi phí giúp hạ giá thành sản phẩm.

Sơn Nhung – Thái Phương ghi



Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/go-kho-thi-truong-bat-dong-san-20230208222723752.htm

Cùng chủ đề

Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản

Theo chuyên gia, thị trường bất động sản khó xảy ra bong bóng khi tiến tới bỏ "room" tín dụng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải giám sát chặt chẽ thị trường và các ngân hàng có trách nhiệm hơn khi cho vay. Theo chuyên gia, thị trường bất động sản khó xảy ra bong bóng khi tiến tới bỏ "room" tín dụng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý...

Cho vay bất động sản, xây dựng, chứng khoán vẫn tiềm ẩn rủi ro

ANTD.VN - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (TCTD). Các ngân hàng tiếp tục nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng Theo kết quả điều tra, trong 6 tháng cuối năm 2024, các TCTD cho biết đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở tỷ lệ cao hơn so...

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhắc lại thời điểm ‘không thể quên’ liên quan SCB

Chiều 28-10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng giải trình trước Quốc hội. Sau khi giải đáp ý kiến về lãi suất cao, bà Hồng đã nhắc lại thời điểm 'không thể quên'. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước...

Doanh nghiệp địa ốc xoay xở cải thiện dòng vốn

Nhiều lực cản khiến tiến trình phục hồi thị trường bất động sản còn dài. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp đang nỗ lực xoay xở để đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời phát triển dự án. Các doanh nghiệp địa ốc nỗ lực xoay xở để sớm quay trở lại thị trường. Trong ảnh: Dự án Novaworld Hồ Tràm vừa tái khởi động. Nhận...

8 tháng, doanh thu kinh doanh bất động sản TP.HCM đạt gần 7 tỉ USD

Kinh doanh bất động sản tại TP.HCM đã tăng trưởng dương từ đầu năm cho đến nay, từ mức tăng 2,51% trong quý 1 lên mức 2,94% trong quý 2-2024, và đạt 6,1% trong 8 tháng qua so với cùng kỳ năm ngoái.Cục Thống kê TP.HCM cho biết, trong 8 tháng qua, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội cứu hộ Việt Nam đã đến Myanmar

(NLĐO)- Chiều 30-3, đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đã đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Vé số Vietlott tiếp tục trúng giải Jackpot

(NLĐO) – Chỉ 3 ngày sau khi có 1 vé trúng giải Jackpot 1, xổ số Vietlott lại có thêm 1 vé loại hình Mega 6/45 trúng giải Jackpot ...

Xe khách 52 chỗ lật trên đèo Bảo Lộc, nhiều người la hét kêu cứu

(NLĐO) - Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang tích cực cứu hộ xe khách chở hàng chục người bị lật xuống đèo Bảo Lộc khiến nhiều người bị thương. ...

Đang cháy bãi rác ở Lâm Đồng, khói ngút trời khiến hàng ngàn người dân lo sợ

(NLĐO) - Bãi rác Gung Ré (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bốc cháy từ chiều 29-3 và lan rộng khiến hàng ngàn người dân lo lắng vì khói bụi ô nhiễm. ...

Bài đọc nhiều

Traphaco kiên định với chiến lược song hành Đông dược

Chiến lược phát triển song song hai dòng sản phẩm đông dược cao cấp và tân dược chất lượng cao của Traphaco không chỉ là bước đột phá trong mô hình kinh doanh, mà còn là một ví dụ điển hình cho triết lý đổi mới bền vững, tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và trách nhiệm xã hội. Traphaco kiên định với chiến lược song hành Đông dược - Tân dượcChiến lược phát triển song...

Giá kim loại đồng ngày 16/1: giảm trở lại

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,2% xuống còn 9.138,5 USD/tấn. Đồng USD đã chậm lại đà tăng, khi các nhà giao dịch trở nên thận trọng trước báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ được mong đợi cao, dự kiến ​​sẽ được công bố vào cuối ngày, khiến họ do dự trong việc nắm giữ các vị thế mới. Chỉ số USD, đo lường đồng tiền Mỹ so với sáu đơn vị...

BESI muốn đầu tư 42 triệu USD mở rộng nhà máy tại TP.HCM

Không lâu sau khi được cấp phép đầu tư giai đoạn I, Công ty BESI (BE Semiconductor Industries) của Hà Lan đã làm hồ sơ xin cấp phép mở rộng giai đoạn II tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư 42 triệu USD. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Ban Quản lý SHTP đang làm việc với Công ty...

Hành trình đồng hành cùng sự phát triển các đô thị tại Việt Nam của Nam Long

(Dân trí) - Vào cuối năm 1996, sau 4 năm thành lập, "Chương trình nhà Nam Long" được ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT công ty đưa ra. Đây là một trong những tuyên ngôn đầu tiên về hình hài của một tập đoàn bất động sản tích hợp chuyên nghiệp như hiện nay. "Chương trình nhà Nam Long" nhanh chóng được hiện thực hóa. Năm 1996, dự án An Lạc ở Bình Chánh (TPHCM) ra đời với mô...

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới

Vượt qua bao thăng trầm, Đà Nẵng đã xây dựng thành công thương hiệu đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung. Không thỏa mãn với thành quả đạt được, Đà Nẵng đang viết tiếp những trang sử vẻ vang trong kỷ nguyên mới. Vượt qua bao thăng trầm, Đà Nẵng đã xây dựng thành công thương hiệu đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung. Không thỏa mãn với thành quả đạt được, Đà Nẵng đang viết...

Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị lớn, năng động của đất nước và sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới đầy kỳ vọng. Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị lớn, năng động của đất nước và sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới đầy kỳ vọng. ...

Vinhomes mở bán phân khu The Komorebi ở Vũ Yên

(Dân trí) - Phân khu The Komorebi - quần thể sống và nghỉ dưỡng theo chuẩn Nhật thuộc Vinhomes Royal Island vừa được mở bán. Thị trường bất động sản Hải Phòng thêm nhộn nhịp với nhiều ưu đãi. Sức hút của "Nhật Bản thu nhỏ" Ngày 29/3, Vinhomes mở bán phân khu chuẩn Nhật The Komorebi ở Vũ Yên. Hơn 1.000 nhà đầu tư và khách hàng từ Hải Phòng và các tỉnh, thành lân cận đã có mặt.Nơi đây...

Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1) trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật được chủ dự án đề xuất. Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần ThơUBND TP. Cần Thơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp...

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất