Trang chủKinh tếNông nghiệpGỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”

Gỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”


Bám sát các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua, ngành Ngân hàng luôn xác định “tam nông” là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng.

Mở rộng tín dụng, nhưng không hạ chuẩn Cơ hội mở rộng tín dụng cho chuỗi liên kết nông sản

Chiếm 25% tổng vốn tín dụng nền kinh tế

Do đó, đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tăng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực này. Hiện nay, cả nước đã có trên 90 TCTD và gần 1.100 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với mạng lưới mở rộng, phủ khắp đến vùng sâu, vùng xa để giúp người dân tại các vùng kinh tế khó khăn tiếp cận được nguồn vốn vay và dịch vụ ngân hàng.

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học với chủ đề: Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “tam nông” phát triển nhanh và bền vững, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN Việt Nam cho biết, NHNN đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP phù hợp hơn với yêu cầu đặt ra về tái cơ cấu, cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong tình hình mới.

Qua gần 10 năm triển khai, kết quả đầu tư tín dụng của hệ thống ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Thông qua việc bảo đảm đáp ứng được các nhu cầu sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến thu mua chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm đến nhu cầu tiêu dùng của người dân ở nông thôn, góp phần tích cực hỗ trợ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.

Hiện nay, tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 25% tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế; tăng gấp gần 4 lần sau 9 năm Nghị định 55 được ban hành. Với dư nợ doanh nghiệp khoảng 31,5%; cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh khoảng 68,3%; Hợp tác xã và đối tượng khác khoảng 0,25%.

Là ngân hàng cho vay chủ lực trong lĩnh vực tam nông, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó tổng giám đốc Agribank cho biết, đến 30/09/2024, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là hơn 1 triệu tỷ đồng với 2,8 triệu khách hàng, tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm năm 2015 – khi bắt đầu triển khai Nghị định 55 của Chính phủ. Với kết quả như vậy, Agribank là ngân hàng có thị phần cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lớn nhất hệ thống ngân hàng. Vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tạo việc làm và nâng cao đời sống, thu nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Còn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Nguyễn Đức Hải, Phó tổng giám đốc chia sẻ, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, diện mạo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khởi sắc rõ rệt.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Thúc đẩy tín dụng cho tam nông

Có thể thấy, dòng vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng đầu tư vào chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Hà Thu Giang vẫn còn nhiều khó khăn trong việc mở rộng tín dụng cho tam nông. Đơn cử, khó khăn trong cung ứng vốn giá rẻ, dài hạn. Hiện nguồn vốn chính để các TCTD thực hiện cho vay khu vực này là vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, có kỳ hạn ngắn, lãi suất thị trường. Khó khăn còn đến từ việc cho vay không có tài sản đảm bảo, năng lực tài chính, năng lực quản trị của một bộ phận khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh còn chưa thuyết phục; khả năng quản lý được dòng tiền trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn…

Bên cạnh đó còn các vướng mắc khác như biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, tiếp tục là thách thức lớn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc; chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Mặt khác, phần lớn nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, còn thiếu liên kết trong các khâu sản xuất…

Để hỗ trợ triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, bà Giang cho rằng cần các giải pháp đồng bộ của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương như chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, vấn đề đất đai trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết nông nghiệp bền vững… “Trong đó, cần xem xét mở rộng đối tượng được bảo hiểm và hỗ trợ phí bảo hiểm đối với người nông dân canh tác với diện tích lớn, tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa”, bà Giang lưu ý thêm.

Trước những khó khăn trong hoạt động hỗ trợ cho lĩnh vực tam nông, ông Vũ Duy Hưng, Phó Trưởng ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ Nông dân, Hội Nông dân Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn lớn hơn, thời gian vay dài hơn với lãi suất ưu đãi. Đồng thời có cơ chế khuyến khích ngành Ngân hàng tập trung cung cấp tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; tạo môi trường thu hút các ngân hàng mở rộng thêm nhiều địa điểm giao dịch phục vụ cung cấp tín dụng cho người dân.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/go-kho-de-mo-rong-tin-dung-tam-nong-156594.html

Cùng chủ đề

DT Group Khánh Hòa nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị bền vững

Công ty Cổ phần Rong biển DT Khánh Hòa (DT Group Khánh Hòa) tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại và xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong ngành nông nghiệp biển để nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng. DT Group Khánh Hòa là doanh nghiệp ở TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), hoạt động mạnh trong lĩnh vực rong nho. Với diện tích trồng rong nho hàng...

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

91 cán bộ sở nông nghiệp Hà Tĩnh cùng xin nghỉ hưu trước tuổi

91 cán bộ thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã làm đơn xin nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi tinh gọn bộ máy. ...

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore

Tính chung cả năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. ...

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Hơn 7,5 tỷ đồng mang Xuân ấm tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Những món quà Xuân ý nghĩa đang liên tục được trao tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trong khuôn khổ chương trình Tết vì người nghèo năm 2025 do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP...

Không khí lạnh mạnh đang trên đường về Việt Nam, mùng 1 Tết Ất Tỵ nhiều nơi chỉ 3 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện nay (25/01), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Do tác động của không khí lạnh, dịp Tết Ất Tỵ, thời tiết miền Bắc sẽ chìm trong mưa rét. ...

“Nắn” dưa hấu vàng, loại quả ngon thành hình bắt mắt, một nông dân Đồng Tháp bán tiền triệu/cặp

Một ông nông dân tỉnh Đồng Tháp "nắn' trái dưa hấu vàng thành nhiều hình dạng đẹp mắt, bán với giá tiền triệu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cụ thể, là ông "nắn" thành dưa hấu hình vuông, dưa hấu thỏi vàng in chữ. ...

Nông dân một huyện ở Thái Bình ra đồng bới “kho vàng” là tha hồ tiền sắm Tết

Năm 2024, huyện Đông Hưng (Thái Bình) gieo trồng gần 5.100ha cây vụ đông. Đến nay, nông dân các địa phương đã thu hoạch gần 5.000ha với niềm vui được mùa, được giá. ...

Mới nhất

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Sun World Ba Na Hills hội tụ gần 400 nghìn bông tulip dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết Ất Tỵ, du khách đến Đà Nẵng có cơ hội chiêm ngưỡng hàng ngàn bông hoa tulip quý hiếm và xinh đẹp khoe sắc trong Lễ hội hoa trên đỉnh Bà Nà cùng vô vàn trải nghiệm Tết cổ truyền độc đáo, hấp dẫn. Đến hẹn lại lên, lễ hội hoa xuân tại khu du lịch Sun World...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Mới nhất