Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong ‘mạng nhện’ chính sách


Trong các ngày 19 và 20.10, tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT tổ chức một số cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho việc xây dựng dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách  - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn (phải) chủ trì hội thảo tại Đà Nẵng về việc góp ý để hoàn thiện dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và các chuyên gia cũng như Bộ GD-ĐT có trách nhiệm để xã hội nhận thấy nếu không thay đổi thì những khó khăn đang gặp phải là nguy cơ cho chiến lược phát triển của đất nước. Phát triển nguồn lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, rồi trở thành đất nước có thu nhập trung bình cao năm 2030…, tất cả các mục tiêu đó có nguy cơ không đạt được nếu GD ĐH không thay đổi. Cho nên nội dung đề án phải chỉ ra những “điểm nghẽn” thực sự mà nếu không thay đổi thì sẽ dẫn đến hậu quả. Khi phát hiện được rồi, việc còn lại là tìm giải pháp giải quyết đúng cái “điểm nghẽn” đó thì cũng không quá khó.

NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG PHÂN CHIA QUYỀN HẠN

Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các nội dung liên quan tới vấn đề hội đồng trường (HĐT), cần phải xác định vấn đề gốc khi tự chủ là quá trình phân quyền. Phải xác định việc phân quyền đó lấy ở đâu. Nếu phân quyền mà không xác định được quyền đó lấy ở đâu thì sẽ có chuyện tranh chấp quyền lực trong nội bộ của một tổ chức, từ đó dẫn đến xung đột, mà trên thực tế một số đơn vị đã vướng phải.

GS Thanh lưu ý quyền hạn của HĐT phải lấy từ sự ủy thác từ cơ quan quản lý, nhưng lại chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan quản lý. “Nếu chúng ta ủy thác mạnh hơn cho HĐT thì HĐT mới thực quyền. Thành viên HĐT phải là những người có thực quyền chứ không chỉ là đại diện theo kiểu mặt trận cho đầy đủ các thành phần như khi vận hành. Nó sẽ diễn ra sự tranh chấp quyền lực trong HĐT và ban giám hiệu”, GS Thanh nói.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 2.

Hiệu trưởng, lãnh đạo các trường ĐH trong phiên họp toàn thể Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH tại TP.HCM. Cần giải quyết những vướng mắc về quyền hạn giữa chủ tịch HĐT và hiệu trưởng.

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Vẫn theo GS Thanh, nguyên tắc quản lý phân quyền là quyền lực nhà nước các lĩnh vực khác nhau giao cho các bộ ngành khác nhau, quyền lực đó được chuyển vào các tổ chức đệm như HĐT. Hiện nay HĐT không được ủy thác các quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan mà đang sử dụng một số phần quyền lực của Đảng ủy và một số quyền lực của ban giám hiệu. “Cái bánh quyền lực (xin được tạm gọi như thế) trước đây vốn dĩ đã nhỏ vì phân quyền chưa đủ mạnh, giờ đây có sự tranh chấp về quyền liên quan tới quyền quyết định nên dẫn tới các câu chuyện khác về vấn đề quyền lợi”, GS Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên, PGS Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch HĐT ĐH Hà Nội, cho rằng chủ tịch HĐT và các thành viên cốt cán HĐT cần phải có quan điểm rõ ràng: HĐT vai trò quản trị, đừng đòi tham gia việc quản lý. “Nhiều lúc chỉ vì chủ tịch HĐT muốn tham gia vào công tác quản lý của trường, một số việc đáng lẽ giao cho hiệu trưởng, ví dụ bổ nhiệm một trưởng phòng hay trưởng khoa, HĐT giao cho hiệu trưởng bổ nhiệm theo nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ, thì sẽ giải quyết được những vướng mắc khó khăn trong mối quan hệ giữa HĐT và ban giám hiệu hiện nay”, ông Thạch nêu vấn đề.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 3.

Mục tiêu của đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 – 2030 là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển

PHẢI TẠO RA NGUỒN LỰC CHO CÁC TRƯỜNG ĐH PHÁT TRIỂN

Theo GS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch HĐT ĐH Thái Nguyên, trong 3 quyền tự chủ (tài chính, bộ máy, học thuật) thì đề án cần cố gắng làm rõ: tài chính và bộ máy là phương tiện để đạt đến cái cuối cùng là tự do sáng tạo, tự do học thuật, cống hiến của ĐH với đất nước. Từ đây giải tỏa cách suy nghĩ cho một số bộ ngành có liên quan tới việc quản lý tiền, để họ hiểu rằng nếu hai vấn đề tài chính và tổ chức – bộ máy thông thoáng được thì trường ĐH đủ sức tồn tại.

Hành động rất cụ thể là có thể cho các hiệu trưởng vay một khoản tiền “ra tấm ra món” vào đầu nhiệm kỳ, để họ có thể làm được việc trong nhiệm kỳ của mình. “Mở đầu nhiệm kỳ thì hiệu trưởng cùng với HĐT suy nghĩ để cùng nhau xem cần phải làm được gì. Hiện nay trường ĐH chỉ tích lũy được vài chục hay vài trăm tỉ đồng, được năm nào chi năm đó, cuối cùng hết mất. Nếu nhà nước cho hiệu trưởng vay tiền để hiệu trưởng có được một nguồn lực tài chính lớn thì rất tốt”, GS Quang đề xuất. Nhưng GS Quang cũng lưu ý: “Trong một hệ thống mạng nhện về chính sách thì con đường đi bằng việc soạn một đề án như thế này là ổn, nhưng sớm hay muộn cũng phải sửa luật GD ĐH”.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch HĐT ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, sở dĩ Chính phủ cho tự chủ là bởi các trường thiếu nguồn lực. Cho nên mục tiêu của đề án này là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển. “Nguồn lực thứ nhất là tiền. Tiền nhà nước không cấp. Để có nguồn lực tiền thì phải được tự quyết định học phí. Trường ĐH Công nghệ tự chủ rồi, nhà nước không cấp rồi, nhưng học phí không tăng, trong khi đó đào tạo tốt. Trường khác được thu 60 triệu, Trường ĐH Công nghệ chỉ được thu 20 triệu là bất công”, GS Đức bày tỏ.

TỰ CHỦ TRONG TÌNH TRẠNG ‘NÉM ĐÁ DÒ ĐƯỜNG’

PGS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho rằng một trong những vướng mắc lớn nhất là hệ thống chưa đồng bộ, chưa nhất quán. Các trường tham gia tự chủ hiện nay cứ như là “ném đá dò đường”. Chính sách thuế với các trường tự chủ đến giờ cũng không biết có gì hay không! Bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng. Trường ĐH vừa được tự chủ xong thì bị cắt ngân sách, nhưng học phí mấy năm vừa rồi không cho tăng. “Đã cắt ngân sách thì phải cho tự chủ về học phí”, PGS Vũ bức xúc.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 4.

Theo đại diện các trường ĐH, bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng

TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, nhất trí cao với ý kiến của PGS Vũ khi nói về chính sách thuế chưa rõ ràng. Vì chưa rõ ràng mà khi cơ quan thuế vào thanh kiểm tra ở đơn vị nào thì đơn vị đó chịu hậu quả tương đối nặng. Trong giai đoạn 2019 – 2022, do bị Covid-19, các trường đều rất khó khăn, đồng thời rất lo lắng vì chưa biết tương lai thế nào. Vì thế mà mỗi trường đều phải “thắt lưng buộc bụng” mỗi năm để lại một chút dành cho các năm sau, nhằm phòng chống rủi ro. Nhưng cái phần phòng chống rủi ro đó đã bị truy thu thuế.

“Một bất cập khác, khi thuế vào kiểm tra thì đã đề xuất thu thuế 2% với khoản học phí mà trường không thể hạch toán được theo kiểu lấy doanh thu trừ chi phí. Học phí chiếm 80 – 90% nguồn thu của các trường nói chung. Nếu giờ nhà nước thu thuế 2% thì thực chất nhà trường phải thu của người học. Trong khi đó, nhà nước không có chủ trương thu thuế của người học khi nộp cho các trường”, TS Hiệp cho biết. 

Điểm nghẽn về chính sách cơ chế tài chính

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, một trong những điểm nghẽn trong tự chủ ĐH hiện nay là chính sách cơ chế tài chính. Đây là quan điểm đầu tư và đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho phát triển thì nhà nước phải đầu tư, cũng như xã hội đầu tư thế nào để mang hiệu quả cao nhất, chứ không phải là cơ chế cào bằng.

Các trường không mong muốn việc để có mức tự chủ tài chính cao lại bị cắt kinh phí, bị hàng loạt thiệt thòi đi kèm theo như chính sách thuế, tiền sử dụng đất… Nó là sự bất công khi trường ĐH tự chủ, nhà nước không phải cấp chi thường xuyên nữa, nhưng lại phải trả rất nhiều thuế, không được ưu đãi nữa hoặc phải chịu nhiều cái thiệt thòi khác.

Do đó, quan điểm của Bộ GD-ĐT là không phải tự chủ thì có thể dồn gánh nặng nguồn lực tài chính của ĐH cho học phí và không cần ngân sách nhà nước. Nguồn lực nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Bởi vì nhà nước có lợi ích (lợi ích công). Người học cũng phải đầu tư. Nhưng nhà nước cũng phải đầu tư để mang lại lợi ích công. Chính Nghị quyết 29 đã khẳng định nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển GD ĐH.



Source link

Cùng chủ đề

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có hiệu trưởng sau 4 năm

Sau 4 năm khuyết chức vụ hiệu trưởng, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa có hiệu trưởng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc...

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm khuyết vị trí này. Tân hiệu trưởng 53 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Cộng hòa Czech. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại hàng chục tỷ đồng cho sinh viên

TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) bất ngờ khi tài khoản báo nhận được tiền mỗi người vài triệu đồng từ nhà trường chuyển. Đây là số tiền thu bị chênh lệch trong giai đoạn trường này chuyển Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang tự chủ tài chính. TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu...

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

Hiệu trưởng dặn không nhắc tiền nong để cha mẹ an tâm đón tết

Trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều trường phổ thông đã họp phụ huynh để sơ kết học kỳ 1. Điểm dễ thấy nhất là hầu hết các trường hiện nay không nặng nề về thu chi, đóng góp quỹ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump nói gì trong bài phát biểu quan trọng sau một tuần nhậm chức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại các sắc lệnh đã ký kết sau một tuần, đồng thời kêu gọi sự đoàn kết từ những nghị sĩ đảng Cộng hòa. ...

Gợi ý trang phục xuống phố du xuân đầu năm

Xuống phố, du xuân là một trong những hoạt động thú vị trong những ngày tết cổ truyền,...

Bài đọc nhiều

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. Hiểu rõ về Tết Việt Anh Warren Bisset (người Anh) cho biết đã...

Cần Thơ: Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Thực hành Sư phạm cao nhất

Trong vòng 7 ngày sau khi công kết quả, thí sinh trúng tuyển đến các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh nếu có nhu cầu chấm phúc khảo, có thể tải mẫu đơn phúc khảo tại website tuyển sinh 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần...

Cùng chuyên mục

Ngành quản trị kinh doanh thu hút thí sinh đăng ký

Khi kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng cùng sự phát triển của công nghệ, AI, hầu hết lĩnh vực nghề nghiệp đều phải linh hoạt cải tiến để thích ứng. ...

Ngày 30 tết, bữa cơm tất niên thơm mùi canh khổ qua, vì sao?

Hôm nay là 29 tháng chạp và được coi như ngày 30 Tết Ất Tỵ. Bữa cơm tất niên của nhiều gia đình ở TP.HCM và các tỉnh phía nam chẳng thể thiếu món canh khổ qua. Ngoài ý nghĩa 'nỗi khổ qua...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Gội đầu vào 30 Tết là nghi lễ của dân tộc nào?

Nghi lễ gội đầu là lễ hội có ý nghĩa lớn trong văn hóa và đời sống tinh thần của dân tộc này. Nghi lễ đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Mới nhất

Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức

Đây là thời gian hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8 km quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, trong đó đoạn qua Long An dài 2,7 km, qua TP.HCM dài 26,4 km, qua Đồng Nai dài 28,7 km. Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc...

Thấy chú rể say rượu đến đám cưới, mẹ cô dâu lập tức huỷ hôn

Phát hiện chú rể đến địa điểm tổ chức đám cưới trong tình trạng say xỉn và có hành động gây rối, mẹ cô dâu đã quyết định huỷ hôn. ...

Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàng

Năm 2024, thị trường bất động sản Đà Nẵng phục hồi mạnh mẽ với nhiều dự án mới khởi động, đánh dấu bước chuyển mình sau thời gian trầm lắng vì dịch bệnh và biến động kinh tế. Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàngNăm 2024, thị trường bất động...

Công an đề nghị cung cấp tài liệu dự án khu dân cư ở Thanh Hóa

(NLĐO)- PC03 Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị cung cấp thông tin về dự án khu dân cư Đông Thọ để xác...

Tết không nghỉ trên các công trình nguồn điện trọng điểm

Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình), Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình), nhịp độ thi công vẫn không hề giảm sút dù Tết Ất tỵ đã cận kề. Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình),...

Mới nhất