Trang chủKinh tếNông nghiệpGỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá

Dự báo trong năm nay, ngành tôm nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi giá đầu vào tăng cao, giá tôm biến động theo chiều hướng giảm. Vì vậy, Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh nuôi tôm trọng điểm cần xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị sẵn các giải pháp cho vụ tôm năm 2025.

Ngành tôm đối mặt với nhiều thách thức

Mới đây, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến. Trước đó, đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã có buổi khảo sát thực địa cơ sở nuôi tôm công nghệ cao, vùng cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm nước lợ tại tỉnh Bạc Liêu.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024 là năm Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của bão, lũ, trong đó có lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cấp, ngành trong cả nước, lĩnh vực thủy sản vẫn đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần tăng trưởng chung cho xuất khẩu và phát triển kinh tế.

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá - Ảnh 1.

Đoàn cán bộ Bộ NNPTNT tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Công ty TN HHMTV Long Mạnh, ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nguyên Du

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá - Ảnh 2.

Năm 2025 dự báo lĩnh vực thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn về môi trường nước nuôi, dịch bệnh, chất lượng con giống… Để đưa ngành tôm phát triển, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cần quan tâm chú trọng công tác môi trường cho nuôi tôm nước lợ; áp dụng các nghiên cứu trong an toàn dịch bệnh trên tôm.

Ông Tiến cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp và người nuôi tôm phải liên kết chặt chẽ để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm nói chung cũng như tôm nước lợ nói riêng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình nuôi an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng chỉ rõ trong năm 2025, chi phí đầu vào cho nuôi tôm vẫn tiếp tục tăng cao; Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong cạnh tranh về giá so với các nước nuôi tôm lớn như Ecuador, Ấn Độ. Doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu tôm nguyên liệu; xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi 2 vụ kiện chống trợ cấp (CVD) và chống bán phá giá (AD)… Nếu có động lực hỗ trợ và tháo gỡ những bất cập nội tại trong sản xuất, chế biến và chuỗi giá trị, xuất khẩu tôm mới có thể bứt phá.

Ông Ngô Vũ Thăng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng đề án đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã phê duyệt và thực hiện đề án với mục tiêu đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho đối tượng là tôm nước lợ; trở thành đầu mối liên kết các tỉnh trong sản xuất tôm của cả vùng.

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá - Ảnh 3.

Năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với 2023. Ảnh: N.D

Hiện Bạc Liêu đang đứng đầu khu vực ĐBSCL và là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống chất lượng cao (chiếm hơn 50% của vùng ĐBSCL và khoảng 22% cả nước). Trong năm 2024, Bạc Liêu sản xuất được 38 tỷ post tôm sú giống và tôm thẻ chân trắng; 900 triệu con tôm càng xanh giống. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2024 đạt 1,18 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, ông Thăng cũng cho biết, giá tôm nguyên liệu đang biến động theo chiều hướng giảm sâu, trong khi giá vật tư đầu vào vẫn ở mức cao nên người nuôi tôm đang gặp khó khăn rất lớn.

Tổ chức tốt chuỗi liên kết ngành tôm

Để nâng cao chất lượng tôm nuôi, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng ngành tôm nước lợ cần tập trung phát triển các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; áp dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp và hiệu quả với từng phương thức nuôi, ưu tiên công nghệ tuần hoàn nước; tổ chức tốt công tác đăng ký nuôi và cấp mã số cho cơ sở nuôi tôm nước lợ; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận chất lượng để sản xuất an toàn, hạ giá thành và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi tôm chưa có sự bứt phá, tôm giống bố mẹ một năm phải nhập 260.000 cặp, có những cơ sở sản xuất tôm giống nhiễm bệnh vẫn được chấp thuận. Điều kiện sản xuất tôm giống chưa đạt chuẩn như các nước trong khu vực và quốc tế, do đó tốc độ tăng trưởng còn hạn chế. Bên cạnh đó, chỉ số tiêu tốn thức ăn cho tôm còn cao, đây là lí do khiến ngành tôm thiếu sức cạnh tranh với tôm Ecuador và Ấn Độ .

Trước những bất cập, hạn chế này, Thứ trưởng Tiến đề nghị các địa phương cần tổ chức tốt liên kết, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn; ngăn chặn kịp thời vật tư đầu vào không đảm bảo chất lượng, từ con giống, thức ăn thủy sản tới chế phẩm xử lý môi trường nuôi trồng… Thực hiện có hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để nuôi tôm hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Theo Cục Thủy sản, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2024 đạt và vượt kế hoạch đề ra với diện tích nuôi 749,8 nghìn ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng nuôi tôm nước lợ năm 2024 đạt 1.290,5 nghìn tấn, tăng 15,3 % so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024, cả nước sản xuất và ương dưỡng được 159 tỷ con tôm, trong đó tôm giống thẻ chân trắng 109,8 tỷ con, tôm sú 49,2 tỷ con, đạt 103,55% so với năm 2023. Các tỉnh sản xuất tôm giống trọng điểm là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, chiếm khoảng 90% tổng cơ sở sản xuất và 60% sản lượng giống.





Nguồn: https://danviet.vn/go-bat-cap-noi-tai-dua-nganh-tom-but-pha-20250220152354706.htm

Cùng chủ đề

Giới trẻ lên Sơn Trà ‘đu trend Đại Lý’

TPO - Những ngày qua, nhiều bạn trẻ tại TP. Đà Nẵng đổ xô lên bán đảo Sơn Trà để check-in, quay video bắt trend theo trào lưu "dốc Đại Lý" đang gây sốt trên mạng xã hội. 22/02/2025 | 06:39 TPO - Những ngày qua, nhiều...

Hôm nay 22-2: Tư vấn tuyển sinh tại Phú Yên, Khánh Hòa

Trong sáng và chiều nay 22-2, chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025 do báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn ra tại Phú Yên và Khánh Hòa. Cụ thể, từ 7h sáng 22-2, chương trình diễn ra tại Trường đại học Xây...

Bạn nên ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày?

Thịt là nguồn cung cấp protein giúp xây dựng và phục hồi mô trong cơ thể. Nó cũng rất giàu các dưỡng chất quan trọng như sắt và kẽm. Tuy nhiên, việc ăn thịt hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và rủi ro, tùy thuộc loại và lượng thịt bạn dùng. ...

Hơn 1.000 chuyên gia công nghệ đến Việt Nam ‘hiến kế’ phát triển bán dẫn

Việt Nam sẽ lần đầu tiên đăng cai Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn (AISC 2025) - sự kiện hàng đầu thế giới về công nghệ AI và bán dẫn, diễn ra từ 12 đến 16-3 tại Hà Nội và Đà Nẵng. ...

Cô gái nhai gãy đôi chiếc nhẫn cầu hôn mà bạn trai giấu trong bánh kem

Muốn tạo bất ngờ cho người yêu bằng màn cầu hôn lãng mạn, chàng trai bối rối khi chiếc nhẫn bí mật giấu trong bánh kem bị cô bạn gái đói bụng nhai gãy đôi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông dân Nam Định trồng bắp cải “khổng lồ” theo kiểu Nhật Bản, thương lái xuống tiền mua cả ruộng

Sau Tết, thành viên Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Giao Hà (huyện Giao Thủy, Nam Định) thắng lớn khi những cây bắp cải "khổng lồ" trồng hữu cơ, bên ngoài xanh mơn mởn, bên trong trắng nõn nà, trọng lượng từ 3kg trở lên được...

Bột mì khuấy kiểu gì mà ăn với cá lóc nướng, xưa nhà nghèo, nay đại gia cho là đặc sản Bình Định?

Khoảng 40 năm trước, món bột mì nhứt khuấy thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn sáng tại các gia đình ở những vùng quê nghèo Bình Định. Nhưng nay, món ăn dân dã này kèm cá lóc nướng lại trở thành đặc sản trứ danh của xứ Nẫu. ...

Động thái mới từ Ấn Độ, giá gạo thế giới tiếp tục lao dốc, gạo Việt xuống mốc mới

Thị trường gạo thế giới tiếp tục lao dốc khi mới đây Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) kêu gọi mở lại hoạt động xuất khẩu gạo tấm. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo tiêu chuẩn 5% của ta chỉ còn ở mức 394...

Rau nhíp là rau rừng đặc sản ở Lâm Đồng, ngọt như mì chính, dân trồng thành công, bán như tôm tươi

Mô hình “Tổ phụ nữ trồng rau nhíp” của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) đã thực sự mở ra một hướng phát triển kinh tế ổn định. Loại rau rừng đặc sản này đã giúp tăng thu nhập cho nhiều gia...

Học sinh THCS dùng gậy đánh bạn gãy tay, vỡ đầu

Ngày 21/2, Đại úy Bùi Ngọc Sang, Phó Trưởng Công an xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một học sinh nam bậc THCS đánh một học sinh nam bậc THPT, gây thương tích nghiêm trọng. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

Những mô hình giá trị kinh tế cao Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ. Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương thông tin, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến...

Bứt phá ngoạn mục trong ứng dụng mạ khay, cấy máy

Hội thi là cơ hội để nông dân, hợp tác xã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm gieo cấy lúa bằng máy hiệu quả, qua đó thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba vì, Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. “Máy cấy trong tay, mùa vàng chắc...

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng "bùng nổ" khắp nơi với kỳ vọng làm giàu. Thế nhưng hiện nay sầu riêng chưa vào chính vụ đã...

Cùng chuyên mục

Nông dân Nam Định trồng bắp cải “khổng lồ” theo kiểu Nhật Bản, thương lái xuống tiền mua cả ruộng

Sau Tết, thành viên Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh Dịch vụ nông nghiệp Giao Hà (huyện Giao Thủy, Nam Định) thắng lớn khi những cây bắp cải "khổng lồ" trồng hữu cơ, bên ngoài xanh mơn mởn, bên trong trắng nõn nà, trọng lượng từ 3kg trở lên được...

Bột mì khuấy kiểu gì mà ăn với cá lóc nướng, xưa nhà nghèo, nay đại gia cho là đặc sản Bình Định?

Khoảng 40 năm trước, món bột mì nhứt khuấy thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn sáng tại các gia đình ở những vùng quê nghèo Bình Định. Nhưng nay, món ăn dân dã này kèm cá lóc nướng lại trở thành đặc sản trứ danh của xứ Nẫu. ...

Động thái mới từ Ấn Độ, giá gạo thế giới tiếp tục lao dốc, gạo Việt xuống mốc mới

Thị trường gạo thế giới tiếp tục lao dốc khi mới đây Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) kêu gọi mở lại hoạt động xuất khẩu gạo tấm. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo tiêu chuẩn 5% của ta chỉ còn ở mức 394...

Rau nhíp là rau rừng đặc sản ở Lâm Đồng, ngọt như mì chính, dân trồng thành công, bán như tôm tươi

Mô hình “Tổ phụ nữ trồng rau nhíp” của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) đã thực sự mở ra một hướng phát triển kinh tế ổn định. Loại rau rừng đặc sản này đã giúp tăng thu nhập cho nhiều gia...

Ra vườn vô tình bắt được con chim hoang dã có tên trong sách Đỏ, mang nộp Kiểm lâm TP HCM

Chi cục Kiểm lâm TP HCM tiếp nhận, đưa đi cứu hộ một con chim cao cát bụng trắng do anh Nguyễn Bá Quyền phường Tân Thuận Đông, quận 7 tự nguyện giao nộp. Con chim hoang dã có tên trong sách Đỏ Thế giới này do anh Quyền ra vườn...

Mới nhất

Lao xuống rồi bật tăng mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay biến động khó lường trong bối cảnh một số nhà đầu tư chốt lời, chứng khoán Mỹ chìm trong sắc...

Từ “tín hiệu vũ trụ gửi xuống” đến sự bùng nổ của Đèn âm hồn

Phải bán nhà, bán xe và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau để có kinh phí thực hiện bộ phim Đèn âm hồn, đạo diễn Hoàng Nam cho biết, khi bắt tay vào làm phim này thì mục tiêu của anh là chinh phục khán giả, chứ không phải doanh thu phòng vé.

Giá cà phê hôm nay 22/2/2025 bất ngờ giảm khá mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 22/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 22/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30...

Độc đáo lễ cúng Thần rừng của người Mông ở Yên Bái

Lễ cúng Thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm. ...

Xuất khẩu xanh – Bài 1: Bắt nhịp cuộc chơi toàn cầu

Trước yêu cầu bắt buộc của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã tiên phong kết hợp giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh bằng cách sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ sạch và phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm ô...

Mới nhất