Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiúp học sinh chọn môn phù hợp ở THPT

Giúp học sinh chọn môn phù hợp ở THPT


Mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là bên cạnh việc học kiến thức và kỹ năng nền tảng, học sinh (HS) THCS sẽ được hướng dẫn các định hướng mục tiêu trong cuộc sống. Trong đó, HS sẽ được tìm hiểu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục ở bậc THPT theo định hướng nghề nghiệp thông qua việc lựa chọn tổ hợp môn tự chọn.

ĐƯA HỌC SINH TRẢI NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chính từ những định hướng này nên thay vì trước đây, thông thường đến bậc THPT, thậm chí đến lớp 11 HS mới được định hướng nghề nghiệp, trải nghiệm ngành nghề thì hiện nay, ngay từ lớp 8, HS đã có những tìm hiểu thực tế việc học ĐH, mô hình ngành nghề trong xu hướng phát triển để định hình cho bản thân. Đưa HS đến trải nghiệm học tập ở trường ĐH là cách thức mới trong tiết học hướng nghiệp ở bậc THCS bắt đầu được triển khai tại TP.HCM.

Hướng nghiệp từ THCS: Giúp học sinh chọn môn  phù hợp ở THPT- Ảnh 1.

Lần đầu tiên, HS khối 8 của Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lần lượt thực hiện tiết học mỹ thuật tại Không gian học thuật của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Trong tiết học đó, giáo viên mỹ thuật của Trường THCS Hà Huy Tập đã trở thành trợ giảng còn giảng viên Trường ĐH Mỹ thuật trở thành “giáo viên lớp 8” đứng lớp, hướng dẫn HS tham quan không gian, giới thiệu về các loại hình tranh, điêu khắc và cơ hội nghề nghiệp…

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Yến, Phó phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác sinh viên, Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, cho hay đây là lần đầu tiên nhà trường đón HS bậc THCS đến tham quan, tìm hiểu về ngành học cũng như cơ hội nghề nghiệp từ các ngành nghề đào tạo. Thạc sĩ Hoàng Yến đánh giá điểm mới này cho thấy sự quan tâm, đổi mới công tác hướng nghiệp ngay từ bậc THCS. Qua đó giúp HS sớm tiếp cận những lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến môn học, từ đó có định hướng đúng đắn môn học ở bậc THPT, xác định được đam mê để đeo đuổi ngành nghề…

Bên cạnh kiến thức cơ bản về ngành nghề, các trường chủ động thực hiện việc kết nối để sớm tạo cho HS nền tảng, nuôi dưỡng đam mê, định hướng nghề nghiệp. Càng chuẩn bị sớm bao nhiêu thì càng giúp HS hiểu học ngành gì, làm nghề gì để phù hợp và phát huy hết năng lực cá nhân.

Ông Cao Đức Khoa (Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, Q.1, TP.HCM)

TRANG BỊ KIẾN THỨC NGÀNH NGHỀ CHO HỌC SINH

Trong tâm trạng bất ngờ, mới lạ khi học tiết mỹ thuật trong trường ĐH với giảng viên ĐH, một HS lớp 8/4 Trường THCS Hà Huy Tập chia sẻ: “Bình thường em có học vẽ ở trung tâm nhưng nay đến Trường ĐH Mỹ thuật, em được biết thêm các ngành nghề có xuất phát điểm từ năng khiếu vẽ. Qua đây em hiểu học vẽ, học mỹ thuật không chỉ làm họa sĩ mà còn có thể trở thành nhà điêu khắc, nhà làm phim hoạt hình, thiết kế đồ họa…”.

Trong khi đó, giáo viên mỹ thuật Mai Đình Minh Anh, Trường THCS Hà Huy Tập, chia sẻ hoạt động này, ngoài mong muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá môn học còn hướng tới trang bị cho HS kiến thức ngành nghề liên quan đến bộ môn mỹ thuật nhằm hướng nghiệp sớm cho HS.

Giáo viên Minh Anh cũng thẳng thắn chỉ ra hạn chế việc giảng dạy bộ môn mỹ thuật ở trường phổ thông là cơ sở vật chất. Nhà trường có một phòng học mỹ thuật, trưng bày những tác phẩm của giáo viên, HS song vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu của bộ môn, HS khó hình dung được sự thú vị của môn học. Việc đưa HS đến học tại trường ĐH sẽ giúp các em có hình dung trực quan về môn học, thích thú hơn khi học tập. Đặc biệt, theo cô Minh Anh, trong quá trình học THCS, nhiều em thể hiện năng khiếu mỹ thuật rất tốt, song thường lên lớp 8, lớp 9 sẽ giảm dần để tập trung vào các môn học thi tuyển sinh vào lớp 10. Do đó, qua tiết học tại trường ĐH giúp các em nuôi dưỡng đam mê, định hướng về ngành nghề cho tương lai.

HỌC TẠI NHÀ MÁY, CÔNG TY

Cũng trong năm học này, HS Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) sẽ lần lượt thực hiện các tiết hướng nghiệp trải nghiệm tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Cục Viễn thông, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền, trường hướng nghiệp dạy nghề…

Bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cho hay đây là điểm mới trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Những năm trước, trường thường kết nối với các trường THPT để giới thiệu về tuyển sinh lớp 10 nhưng đến nay, để giúp cho HS chuẩn bị tốt nhất khi bước vào chương trình THPT, lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp, trường tổ chức cho HS đến với trường ĐH, nhà máy, xí nghiệp… Nhà trường cố gắng giúp HS có cái nhìn đa dạng về loại hình đào tạo, ngành nghề để các em có sự lựa chọn chính xác nhất có thể.

Hướng nghiệp từ THCS: Giúp học sinh chọn môn  phù hợp ở THPT- Ảnh 2.

Học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) tìm hiểu về công nghệ sản xuất mì ăn liền

HƯỚNG NGHIỆP SỚM BẮT NGUỒN TỪ ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH

Đề cập đến những thay đổi về công tác hướng nghiệp ở bậc THCS, bà Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức (Q.1), nhìn nhận Chương trình GDPT 2018 đặt ra phải thực hiện sớm những yêu cầu này. Việc hướng nghiệp hiện nay không còn chỉ là phân luồng HS theo các mô hình giáo dục phù hợp với năng lực và điều kiện gia đình sau khi tốt nghiệp bậc THCS mà cần định hướng cho HS hiểu về thế mạnh của bản thân, ngành nghề nào phù hợp, cần học theo nhóm môn học nào để chọn trường THPT…

Ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1) cũng nói: “Công tác hướng nghiệp nay đã khác, rộng hơn, sớm hơn và đa dạng hình thức tiếp cận. Bên cạnh kiến thức cơ bản về ngành nghề, các trường chủ động thực hiện việc kết nối để sớm tạo cho HS nền tảng, nuôi dưỡng đam mê, định hướng nghề nghiệp. Càng chuẩn bị sớm bao nhiêu thì càng giúp HS hiểu học ngành gì, làm nghề gì để phù hợp và phát huy hết năng lực cá nhân”.

Tương tự, bà Hứa Thị Diễm Trâm, Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh), cũng chỉ ra rằng trường THCS phải đổi mới công tác hướng nghiệp mới giúp HS đáp ứng được yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT. Công tác hướng nghiệp ở bậc THCS phải thể hiện vai trò, trách nhiệm trang bị cho HS kỹ năng, kiến thức bước đầu tiếp cận với các lĩnh vực ngành, nghề để chọn được đúng nhóm môn học ở bậc THPT. “Việc tổ chức cho học trò trải nghiệm với các ngành nghề, các trường đào tạo là dịp để các em “lắng nghe” bản thân một cách tích cực nhất. Các em nhìn, biết, hiểu, thích thú sẽ là cơ sở để các em có sự lựa chọn tổ hợp môn phát huy năng lực, sở trường, thế mạnh bản thân”.

Giúp HỌC SINH sớm “định vị” được bản thân

Nói về những thay đổi của các trường THCS trong việc hướng nghiệp HS, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận yêu cầu đổi mới hướng nghiệp khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 đặt ra cho cả bậc THCS, THPT. Khi được hướng nghiệp từ sớm sẽ giúp HS sớm “định vị” được bản thân để chọn được đúng nhóm môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Việc trường THCS đổi mới không gian học tập ở trường ĐH là mô hình rất mới mẻ, vừa mở ra không gian tiếp cận môn học, vừa giúp HS THCS sớm có cái nhìn về những lĩnh vực ngành nghề để các em có thể tự tin định hướng nghề nghiệp khi bước lên bậc THPT.



Source link

Cùng chủ đề

Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

Kinh tế số, công nghệ tài chính, digital marketing… là tên nhiều ngành mới kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và công nghệ được tuyển sinh tại nhiều trường trong vài năm gần đây. Vậy cơ hội việc làm ra sao? ...

Đừng để thí sinh chọn môn vì ‘dễ thi, dễ đỗ’

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'. ...

Vẫn được đánh giá năng lực khi tuyển sinh lớp 6

Môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ I nhưng không muộn hơn ngày 31-3 hằng năm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lý do nhiều trường THPT mở đêm nhạc hàng ngàn người, mời loạt nghệ sĩ nổi tiếng

Xuất phát từ một sự kiện nội bộ mừng xuân, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã 'nâng cấp' cả về chất lượng lẫn số lượng, biến các đêm nhạc truyền thống thành thương hiệu nổi tiếng trong giới học sinh. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội tán thành quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý quy định về chế độ nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Lý do nhiều trường THPT mở đêm nhạc hàng ngàn người, mời loạt nghệ sĩ nổi tiếng

Xuất phát từ một sự kiện nội bộ mừng xuân, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã 'nâng cấp' cả về chất lượng lẫn số lượng, biến các đêm nhạc truyền thống thành thương hiệu nổi tiếng trong giới học sinh. ...

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Mới nhất

Mặt trận sẽ đồng hành, hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo

Đó là chia sẻ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khi tới thăm, tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chiều 25/1. Cùng tham dự có...

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra...

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc...

Ngày 25/1, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cáo buộc phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã không tuân thủ các điều khoản cam kết trong lệnh ngừng bắn, theo đó, các con tin dân sự cần phải được thả tự do trước.

Ai sẽ giành giải quán quân mùa 2?

Sau một hành trình dài, đêm gala trao giải của "Chị đẹp đạp gió 2024" diễn ra cùng 17 chị đẹp bước vào vòng chung kết. Xem trực tiếp tập cuối "Chị đẹp đạp gió" 2024:https://www.youtube.com/watch?v=GC0PYg7k9wkSau hành trình 5 đêm công diễn, Chị đẹp đạp gió 2024 đi đến hồi kết với đêm chung kết 1. Ở tập trước với...

Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 09km trên địa bàn...

Mới nhất