Trang chủDestinationsĐà NẵngGiữ gìn điệu lý quê hương

Giữ gìn điệu lý quê hương


Không vần, không điệu, không có âm nhạc hỗ trợ, bằng một sự ngẫu hứng tuyệt vời, buổi hát lý, nói lý của các già làng người Cơ tu diễn ra đầy hứng khởi, mê say, làm người nghe như lạc vào một không gian bãng lãng, đầy chi tiết ẩn dụ.





Già làng Bùi Văn Siêng (hàng đầu, bên trái) sẽ đảm nhiệm phần truyền dạy hát lý cho chính đồng bào mình để giữ gìn điệu lý quê hương.
Già làng Bùi Văn Siêng (hàng đầu, bên trái) sẽ đảm nhiệm phần truyền dạy hát lý cho chính đồng bào mình để giữ gìn điệu lý quê hương. Ảnh: PV

Ví cái này để hiểu nghĩa cái kia

Cũng giống như nhiều cuộc nói chuyện khác, bao giờ cũng có sự khởi đầu. Người mở đầu buổi hát lý đưa ra sự gợi mở cho hai bên cùng nhập cuộc với nhau. Người hát đầu tiên luôn nói về đạo lý, về tinh thần đoàn kết của đồng bào mình, sau đó hát về vấn đề đặt ra để bàn bạc, thống nhất. Người Cơ tu không dùng triết lý để phân tích sự việc mà dùng hình tượng ẩn dụ, nhân hóa để nói về vấn đề đó, nên người hát đối, người nghe cũng phải nắm bắt mới hiểu người hát đang nói về cái gì.

Đám cưới là dịp quan trọng để người Cơ tu hát lý, nói lý. Sau khi đón khách xong, chủ nhà (thường nhà trai) chuẩn bị mâm tiệc đón khách hoặc đón chào các bậc cao niên. Chủ nhà khởi xướng bằng vài câu nói lý về nội dung của buổi gặp mặt. Mở đầu buổi nói lý, hát lý, người đại diện, thường là các cụ già có uy tín, kinh nghiệm sẽ ứng khẩu với những lời lẽ rất khiêm tốn, rằng khách quý đến nhà chúng tôi chẳng có gì đón tiếp, chỉ có ly rượu nhạt này, mong rằng khách đừng chê tấm lòng của chúng tôi. Khách đáp lời cảm ơn chủ nhà đã chuẩn bị đón tiếp chu đáo, nhiệt tình, mồi ngon, rượu quý, khách không biết lấy gì đền đáp tấm thịnh tình của chủ. Rượu rót mời nhau theo thứ bậc, vừa uống vừa nói chuyện.

Nếu nhà gái yêu cầu lễ vật là bò, heo, vàng bạc, thì nhà trai hoặc thuận theo, hoặc nói chuyện để “thương lượng” giảm bớt sinh lễ. Cứ thế, từng vấn đề được đặt ra, hai bên bàn thảo và đi đến thống nhất, đồng thuận. Hết câu chuyện hôn lễ có thể nói về mùa màng, chuyện rừng chuyện rẫy, lối sống của gia đình hai bên. Chị Bích Thu, Hiệu phó trường Mầm non Hòa Bắc là người hát được nhiều bài hát, bài dân ca của đồng bào mình, vậy mà chị khẳng định là hát lý, nói lý rất khó, nhiều hình ảnh ví von của người hát khiến chị cũng không hiểu hết, nhất là những người hát sử dụng ngôn từ khôn khéo, đầy chi tiết ẩn dụ.

Nhiều lần tiếp xúc với đồng bào, tôi những tưởng người Cơ tu chỉ nói lý, hát lý để khóc người chết. Nhưng không. Già làng Bùi Văn Siêng của thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc cho biết ông đã soạn được hơn 50 bài hát lý để lưu giữ. Đúng ra đó là 50 nội dung bài hát lý với đủ mọi đề tài. Ví dụ hát về đám cưới thì mỗi cái lễ, giống như lễ cưới của người Kinh, từ khi dạm ngõ đến khi đưa dâu là những câu chuyện khác nhau, mà những người già thì có bao nhiêu chuyện để nói lý, hát lý với nhau bên bát rượu sóng sánh.

Hôm tôi lên Tà Lang, một gia đình có người chết, người già trong thôn đến chia buồn. Và họ hát cho nhau nghe, hát để chia sẻ với gia đình mà có thể không cần người hát đáp lại. Họ hát kể về người đã khuất đã sống một cuộc đời như thế nào, gắn bó với làng, với núi rừng từ lúc lọt lòng đến lúc nằm xuống, lấy chồng rồi sinh con ra sao… Những bài hát lý đó nói về một cuộc đời yêu thương và hy sinh cho người khác, giống như điếu văn của người Kinh. Những người hát lý vừa là bà con, vừa là hàng xóm thân thiết với người đã khuất. Người hát lý từng chứng kiến, hiểu về cuộc sống của người chết, bài hát được cất lên với đủ sự thấu cảm trong chia sẻ, ghi nhớ về người đã khuất.

Già làng Bùi Văn Siêng cho rằng, nói lý, hát lý luôn kích thích người nghe, giúp người nghe hiểu câu chuyện một cách cặn kẽ, chí tình và đồng cảm với nhau để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày. Hát lý bao giờ cũng sau nói lý nhằm nâng cao giá trị, bổ sung cho nói lý. Người Cơ tu nói lý, hát lý như hình thức hát đối đáp trong dân ca quan họ trong sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, trở thành nghệ thuật trong đời sống tinh thần của đồng bào từ xưa đến nay.

Không phải dùng triết lý để phân tích sự việc, mà cái “lý” ở đây là dùng hình tượng ẩn dụ, nhân hóa, ví cái này để hiểu nghĩa cái kia. Nó còn được xem là nghệ thuật so tài cao thấp giữa những người cao tuổi trong và ngoài làng, giữa chủ nhà với khách. Biểu đạt suy nghĩ, ý định của người hát, đồng thời mở đường cho phía khách đáp lại. Cái khó của hát lý là không theo một tiêu chuẩn, bài bản nào cả mà tùy theo ứng khẩu của người đưa ra, đó là kinh nghiệm được đúc kết, trình độ hiểu biết, kiến thức của người hát. Bởi có một độ khó nhất định nên chỉ có một số người hát được. Nhiều người trẻ ở Tà Lang, Giàn Bí cũng không hiểu hết nội dung bài hát lý. 





Những thế hệ trẻ người Cơ tu sẽ tiếp nối việc học, giữ gìn nói lý, hát lý, như giữ gìn bản sắc văn hóa đã truyền qua hàng trăm năm nay. Ảnh: PV
Những thế hệ trẻ người Cơ tu sẽ tiếp nối việc học, giữ gìn nói lý, hát lý, như giữ gìn bản sắc văn hóa đã truyền qua hàng trăm năm nay. Ảnh: PV

Phục hồi và trao truyền hát lý

Nói lý, hát lý có những cách thể hiện khác nhau, có ý tứ riêng. Hiện nay chỉ còn người già ở các thôn của người Cơ tu có thể nói lý, hát lý hay và giải thích đúng nghĩa để hiểu nhau được. Già làng Siêng đếm những người biết hát lý ở Tà Lang, Giàn Bí còn đâu chưa đến hai chục người. Điều đó cho thấy muốn nói lý, hát lý phải khổ luyện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống và kinh nghiệm của cha ông đi trước để lại. Không chỉ đào tạo người hát, còn cần đào tạo để những người Cơ tu hiểu được nội dung bài nói lý, hát lý, mới có thể trao truyền lòng tự hào về bản sắc văn hóa tộc người, khuyến khích người trẻ học hỏi và lưu giữ truyền thống văn hóa cha ông.

Già làng Bùi Văn Siêng cho biết ông đã ghi lại được trên 50 bài hát lý. Đó có thể chưa phải là con số cuối cùng, khi nhiều người già vẫn chưa có cơ hội tập hợp nhau lại, hát để lưu giữ một cách bài bản các bài hát lý, nói lý. Già Siêng ước gì có thể tổ chức các lớp học để dạy người trẻ hát lý, hay ít nhất dạy họ hiểu nội dung bài hát lý, nếu không một phần nguồn gốc văn hóa có nguy cơ bị mai một. Một tin vui cho già Siêng, không phải ở khía cạnh bảo tồn văn hóa đơn thuần, mà phát triển văn hóa để nâng cao năng lực làm du lịch cộng đồng cho người dân địa phương, là sắp tới đây huyện Hòa Vang sẽ mở lớp tập huấn, đào tạo hát dân ca và đào tạo hát lý phục vụ khách du lịch tham gia chương trình giao lưu sinh hoạt cộng đồng. Lớp học sẽ mời các nghệ nhân, các già làng có kinh nghiệm truyền dạy. Dù ở khía cạnh nào thì hát lý, nói lý sẽ có “hướng ra” để có thể bảo tồn và trao truyền cho các thế hệ sau, để người biết hát lý ở Tà Lang, Giàn Bí và các nơi khác có thể nhiều hơn, để lưu giữ văn hóa truyền thống của người Cơ tu.

Bởi năm 2022, Đề án “Xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 – 2030” ra đời, những điệu múa truyền thống như tung tung za zá, nghề dệt thổ cẩm truyền thống về cơ bản đã được bảo tồn. Nay đến lượt hát lý, nói lý. Có thể xem đề án là động lực hỗ trợ đồng bào Cơ tu trên địa bàn thành phố từ trong nhận thức và thực tiễn cuộc sống từng bước giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc. Đề án được thực hiện ở 3 xã Hòa Bắc, Hòa Phú và Hòa Ninh của huyện Hòa Vang với mục tiêu bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tạo động lực phát triển văn hóa gắn với du lịch, xóa đói giảm nghèo; xây dựng đời sống văn hóa, môi trường lành mạnh; đẩy lùi những tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội vùng dân tộc thiểu số; làm đa dạng đời sống văn hóa; hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và truyền thông về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ tu; xây dựng nội dung, xuất bản sách, phim tư liệu, ấn phẩm về văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ tu. Xây dựng dữ liệu hóa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Cơ tu, như lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian, trang phục, nghệ thuật, ẩm thực, chữa bệnh…




Theo Đề án “Xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 – 2030”, đến năm 2030, 100% thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ tu được bảo tồn và hoạt động hiệu quả; 100% lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào Cơ tu được phục dựng, lưu giữ thông qua tư liệu, hình ảnh, phim; phục hồi và phát triển nghề dệt thổ cẩm; 100% nghệ nhân là đồng bào dân tộc Cơ tu được hỗ trợ trong việc trao truyền, đào tạo những người kế cận; 100% công chức văn hóa xã vùng đồng bào Cơ tu được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

HOÀNG NHUNG



Source link

Cùng chủ đề

Mở đường đến kỷ nguyên mới

Sau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mớiSau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. ...

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 10.000 tác phẩm tham gia Cuộc thi ảnh và video ‘Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024’

Tối 11-12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.   Tác phẩm đã đạt giải thưởng tháng 7-2024 hạng mục ảnh: Giải Nhất là tác phẩm “Về miền di sản Tràng An” của tác giả Nguyễn Xuân Trường. Ảnh: happy.vietnam.vn Sự...

Nhà Xuất bản Đà Nẵng đoạt 3 Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII – 2024

Tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII- năm 2024 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức cuối tuần qua, Ban Tổ chức đã trao 59 Giải thưởng cho 58 cuốn/bộ sách, gồm: 3 giải A, 10 giải B, 21 giải C, 21 giải Khuyến khích, 4 giải Sách được bạn đọc yêu thích cho các tác...

Lượng vé máy bay đến Đà Nẵng tăng mạnh trước cuộc tranh tài giữa Trung Quốc và Phần Lan

Tối 29-6, đêm thi thứ tư của Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2024 sẽ là màn so tài kịch tính giữa tân binh Trung Quốc và đội Phần Lan – cựu vô địch DIFF 2019. “Cuộc chiến” này thu hút sự quan tâm lớn từ du khách trong và ngoài nước. Đêm thi thứ tư của DIFF 2024 với chủ đề “Made of Fairy Tales – Thế Giới Thần Tiên” được dự đoán sẽ thu...

Đội pháo hoa Phần Lan và Trung Quốc có mặt tại Đà Nẵng để chuẩn bị cho DIFF 2024

Ngày 24-6, hai đội pháo hoa đến từ Phần Lan và Trung Quốc đã có mặt tại TP Đà Nẵng để bắt đầu chinh phục Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024. Ngay khi đặt chân đến thành phố biển xinh đẹp, cả hai đội đã bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị. Cùng ngày, 2 đội đã tiến hành họp kỹ thuật với Ban tổ chức và đơn vị tư vấn Global 2000. Đồng...

Đêm thứ hai Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024: Màn tranh tài của “tân binh” Mỹ và “cựu vương” Ý

Đêm thứ hai Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2024 diễn ra tối 15-6 với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”  là màn tranh tài của đội “tân binh” Rozzi Fireworks đến từ Mỹ và đội pháo hoa Martarello Group S.R.L, đến từ Ý. Cuộc chạm trán của hai đội hứa hẹn sẽ có nhiều bất ngờ dành cho khán giả.   Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên...

Bài đọc nhiều

Lễ hội Tận hưởng mùa hè Đà Nẵng 2023: Lan tỏa thông điệp về một Đà Nẵng chân thành, mến khách

ĐNO - Tối 28-7, thành phố Đà Nẵng tổ chức khai mạc Lễ hội tận hưởng mùa hè 2023 - Enjoy Danang 2023 cùng chuỗi các hoạt động, chương trình đặc sắc diễn ra từ ngày 28-7 đến ngày 1-8 tại công viên biển Đông, công viên biển Hà Khê và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh phát biểu khai mạc. Ảnh: THU HÀ Phát biểu tại lễ...

Xác định hai cặp đấu đầu tiên tại vòng 1/8 World Cup Nữ 2023

Giành ngôi đầu bảng C, Đội tuyển Nữ Nhật Bản sẽ chạm trán Đội tuyển Nữ Na Uy ở vòng 1/8 World Cup Nữ 2023, trong khi Đội tuyển Nữ Tây Ban Nha đối đầu Đội tuyển Nữ Thụy Sĩ. Đội tuyển Nữ Nhật Bản giành ngôi nhất bảng C và sẽ đối đầu Na Uy ở vòng 1/8. (Nguồn: Getty Images) Lượt cuối bảng C World Cup Nữ 2023 đã khép lại với liên tiếp bất ngờ với những...

Thêm sản phẩm cho du lịch Đà Nẵng

Phố đi bộ, chợ đêm An Thượng (phường Mỹ An) vừa được UBND quận Ngũ Hành Sơn khai trương đưa vào hoạt động. Đây được xem là sản phẩm du lịch về đêm góp phần đa dạng chuỗi sản phẩm du lịch hiện có của thành phố, giúp gia tăng thêm trải nghiệm cho du khách khi đến Đà Nẵng. Những người làm du lịch cho rằng cần phải có thêm các yếu tố bản địa tại khu phố...

Biên soạn công trình ‘Lịch sử Đà Nẵng từ khởi thủy đến năm 2020’ bảo đảm khách quan, tôn trọng lịch sử

ĐNO - Đây là đề nghị của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Văn Quảng, Trưởng ban Chỉ đạo biên soạn công trình "Lịch sử Đà Nẵng từ khởi thủy đến năm 2020", tại buổi họp sáng 2-8 để nghe đại diện các cơ quan liên quan báo cáo tiến độ thực hiện công trình này. Cùng dự có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí...

Kết quả World Cup nữ 2023: Colombia lần đầu vào tứ kết

Kết quả World Cup nữ 2023 diễn ra chiều 8-8, đội tuyển nữ Colombia thắng Jamaica 1-0 để lần đầu góp mặt tại tứ kết. Tình huống Catalina Usme ghi bàn mở tỷ số cho Colombia. Ảnh: Getty Đội tuyển nữ Colombia (hạng 25 thế giới) được đánh giá cao hơn Jamaica (hạng 43 thế giới) trước vòng 1/8 World Cup nữ 2023. Dẫu vậy, Jamaica mới là đội bóng nhập cuộc chủ động và suýt chút nữa...

Cùng chuyên mục

Độc đáo múa Thiên cẩu ở Hội An

Múa Thiên cẩu là loại hình múa linh vật khá đặc biệt, lưu truyền ở Hội An từ khá lâu đời và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân phố cổ và du khách thăm quan. Trải qua quá trình phát triển, múa Thiên cẩu dần trở thành lối múa dân gian đặc trưng ở Hội An, có bài bản và kỹ thuật riêng, gắn với ý nghĩa trừ tà cầu phúc, cầu trăng sáng để...

Đà Nẵng – thiên đường biển xanh

Chỉ mới bứt phá hơn 20 năm nhưng Đà Nẵng đã giành trọn 5 chữ ngôi vương về du lịch biển. Với bờ biển đẹp trải dài, núi non trùng điệp xung quanh cùng với một đô thị quy hoạch tốt, đã thu hút được lượng du khách khổng lồ đến đây hàng năm... Không chỉ vậy, Đà Nẵng còn là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền trung với các di sản Huế, Hội An,...

Lớp học tình thương dành cho học sinh nghèo

Đều đặn các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, tại căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu) vang lên tiếng giảng bài của lớp học Ngữ văn miễn phí cho các học sinh khó khăn do cô Phạm Thị Kim Cương (sinh năm 1977, trú tại phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) đứng lớp. Suốt 25 năm nay, cô Cương luôn hết mình truyền đạt kiến thức...

Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

ĐNO - Chiều 17-8 tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", tổ chức hội thảo tham vấn khu vực miền Trung và Tây Nguyên về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và...

Tranh cãi về vụ binh sĩ Mỹ vượt giới tuyến quân sự liên Triều

Ngày 16-8, Lầu Năm Góc cho biết, không thể xác thực những thông tin mà truyền thông nhà nước của Triều Tiên đăng tải về binh sĩ Mỹ Travis King, người đã xâm nhập trái phép lãnh thổ Triều Tiên từ khu vực an ninh chung (JSA) Panmunjom. Reuters cho biết, Washington vẫn tập trung vào những nỗ lực đưa binh sĩ này trở về an toàn. “Chúng tôi đang làm việc thông qua tất cả...

Mới nhất

Hơn 13.000 người tham gia cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 5, tính đến ngày 31/1, qua 5 tháng triển khai đã có hơn 13.000 người hưởng ứng cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương. Thống kê từ Ban Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương cho thấy, đợt 5 (tháng 1) đã thu...

Bé trai ‘đẻ bọc điều’, 80.000 ca mới có một

Một bé trai sơ sinh chào đời khi vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". ...

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội