Trang chủPolitical ActivitiesGiới thiệu Luật Điện lực số 61/2024/QH15

Giới thiệu Luật Điện lực số 61/2024/QH15


I. Cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn ban hành Luật Điện lực số 61/2024/QH15

Luật Điện lực số 28/2004/QH11 qua 04 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012, 2018, 2022 và 2023 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hiệu quả  hoạt động điện lực trong gần 20 năm qua, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao trên toàn quốc.

Tuy nhiên, sau khi Luật Điện lực năm 2004 có hiệu lực, nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam (trong đó có lĩnh vực điện lực) được ban hành, cụ thể:

– Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

– Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

– Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

– Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 triển khai Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 – 2025. Nghị quyết đã nêu “Đẩy mạnh rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc vướng mắc, nhất là về quy hoạch, đầu tư, kinh doanh, đất đai, tài chính, ngân sách, tài sản công, thuế… theo hướng vướng mắc ở cấp, ngành nào thì cấp, ngành đó chủ động, tích cực sửa đổi, hoàn thiện; ….”.

– Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021 đã đặt ra nhiệm vụ, giải pháp về việc cần có cơ chế giá điện phù hợp trong việc xuất, nhập khẩu điện đối với các nước trong khu vực và “điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện theo biến động thực tế của thông số đầu vào như giá nguyên nhiên liệu, tỷ giá, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, đồng thời bù đắp được chi phí và lợi nhuận hợp lý để bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy cạnh tranh trong khâu nguồn điện; rút ngắn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá điện”.

– Kết luận số 76-KL/TW ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Bộ Chính trị (văn bản mật) về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, bối cảnh khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi, đặc biệt sau Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Cùng với đó,  thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời, giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Điện lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước như quy hoạch phát triển điện lực, khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; về điều kiện hoạt động điện lực; về giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo định hướng phát triển thị trường điện; về quản lý, vận hành hệ thống điện…

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Điện lực là cần thiết để đảm bảo các yêu cầu:

  1. Thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước;
  2. Tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của quốc gia, phát triển kinh tế – xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia;
  3. Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động điện lực, hướng tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế gía điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước;
  4. Xử lý, tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật về điện lực, đồng thời không hợp thức hóa các sai phạm trong lĩnh vực điện lực;
  5. Thực hiện cải cách theo hướng hiệu lực, hiệu quả, phân cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, giảm bớt các đầu mối trong quản lý nhà nước về điện lực.

II. Các nội dung mới, nổi bật, trọng tâm của Luật Điện lực số 61/2024/QH15

Ngày 30 tháng 11 năm 2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).

Luật Điện lực bao gồm 09 Chương và 81 Điều, cụ thể như sau:

– Chương I: Những quy định chung, gồm 09 Điều (từ Điều 1 đến Điều 9). Nội dung mới chủ yếu là:

+ Bổ sung thêm nội dung áp dụng Luật Điện lực đối với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện lực, Quy định đặc thù đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực khẩn cấp, Lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư kinh doanh điện lực, Quy định về phát triển điện gió ngoài khơi tại Điều 3;

+ Bổ sung nhiều định nghĩa mới tại Điều 4 (Giải thích từ ngữ) như: an toàn công trình thủy điện, an toàn điện, Biểu giá chi phí tránh được, Bù chéo giá điện, Cấp điện áp, Chi phí tránh được, Dịch vụ phụ trợ, Dự án điện lực, Điện năng lượng tái tạo, Điện năng lượng mới, Điện tự sản xuất, tự tiêu thụ, Các định nghĩa về giá và hợp đồng,…

+ Bổ sung các nội dung tại Nghị quyết số 55-NQ/TW tại Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực;

+ Bổ sung quy định ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển công nghiệp chế tạo trong lĩnh vực điện lực;

– Chương II: Quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện và đầu tư xây dựng dự án điện lực, gồm 10 Điều (từ Điều 10 đến Điều 19). Nội dung mới là:

+ Bổ sung quy định về: Kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện; bổ sung quy định về chủ trương đầu tư dự án điện lực; đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực khẩn cấp; về hợp đồng dự án nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao; Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực; Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực;

+ Hiệu chỉnh quy định chung về: đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện ở vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Bỏ quy định về Lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực; Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực và Sử dụng đất cho các công trình điện lực;

– Chương III: Phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, gồm 02 mục và 10 Điều như sau:

Mục 1. Quy định về điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, gồm 06 Điều (từ Điều 20 đến Điều 25). Đây là nội dung hoàn toàn mới tại Luật Điện lực năm 2024, trong đó quy định các nội dung về Quy định chung trong phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới; điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới; phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới; cải tạo, sửa chữa, thay thế thiết bị nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới; tháo dỡ công trình thuộc dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

 Mục 2.  Quy định về phát triển điện gió ngoài khơi, gồm 04 Điều (từ Điều 26 đến Điều 29). Đây là nội dung hoàn toàn mới tại Luật Điện lực năm 2024, trong đó quy định chung về phát triển điện gió ngoài khơi; khảo sát dự án; chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án điện gió ngoài khơi, lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi.

– Chương IV: Giấy phép hoạt động điện lực, gồm 08 Điều (từ Điều 30 đến Điều 37): trong đó bổ sung một số nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực phù hợp với tình hình thực tiễn trong lĩnh vực điện lực và quy định rõ các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động điện lực; bỏ thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với lĩnh vực tư vấn; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung liên quan đến cấp giấy phép hoạt động điện lực như điều kiện cấp đối với từng loại hình; trình tự, thủ tục cấp và thu hồi…

– Chương V: Thị trường điện cạnh tranh và hoạt động mua bán điện, gồm 03 mục và 15 Điều như sau:

 Mục 1. Thị trường điện cạnh tranh, gồm 06 Điều (từ Điều 38 đến Điều 43), trong đó bổ sung quy định về tạm ngừng, khôi phục hoạt động của thị trường điện giao ngay trong thị trường điện cạnh tranh các cấp độ;

Mục 2. Hợp đồng mua bán điện và hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, gồm 06 Điều (từ Điều 44 đến Điều 49); trong đó bổ sung quy định về Hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện; đồng thời bổ sung các yêu cầu về việc liên kết lưới điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia;

Mục 3. Giá điện và giá dịch vụ về điện, gồm 03 Điều (từ Điều 50 đến Điều 52),  trong đó sửa đổi, bổ sung một số nguyên tắc về xây dựng giá điện cho các loại hình như nhà máy điện năng lượng tái tạo nhỏ, dự án nguồn năng lượng tái tạo kết hợp với đầu tư hệ thống lưu trữ điện; đồng thời bổ sung phương pháp hướng dẫn và hình thức định giá đối với lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng nhằm khuyến khích thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia trong lĩnh vực truyền tải điện và bổ sung cơ chế giá điện hai thành phần (giá công suất, giá điện năng);

– Chương VI: Điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, gồm 05 Điều (từ Điều 53 đến Điều 57). Nội dung mới là bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, bổ sung quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện; đặc biệt bổ sung việc giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này;

– Chương VII: Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, gồm 09 Điều (từ Điều 58 đến Điều 66); trong đó, bổ sung quyền và nghĩa vụ của đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực và quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện, đồng thời bỏ quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực;

– Chương VIII: Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực, gồm 02 mục và 12 Điều như sau:

Mục 1. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện, gồm 08 Điều (từ Điều 67 đến Điều 74) và Mục 2. An toàn công trình thủy điện, gồm 04 Điều (từ Điều 75 đến Điều 78); trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thẩm quyền của Bộ trưởng Công Thương trong quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; bổ sung nội dung về trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành trạm điện trong quy định chung về an toàn điện; sửa đổi, bổ sung một số nội dung an toàn trong phát điện; truyền tải điện; phân phối điện; sử dụng điện cho sản xuất; sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ; an toàn ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo; bổ sung quy định chung về an toàn điện; kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện; bổ sung 01 mục riêng quy định về an toàn công trình thủy điện;

– Chương IX: Điều khoản thi hành, gồm 03 Điều (từ Điều 79 đến Điều 81), trong đó bổ sung các nội dung về sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của các luật liên quan như Luật Xây dựng, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Luật Giá, đồng thời bổ sung 01 Điều quy định chuyển tiếp nhằm bảo đảm việc áp dụng pháp luật được thống nhất, không có khoảng trống pháp lý khi Luật này có hiệu lực và Luật Điện lực năm 2004 hết hiệu lực.

III. Công tác chuẩn bị triển khai Luật Điện lực số 61/2024/QH15

Luật Điện lực có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2025. Ngay sau khi được Quốc hội biểu quyết thông qua, Bộ Công Thương đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội trong việc rà soát kỹ thuật dự thảo Luật trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực ban hành Luật. Ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Luật, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức lễ công bố Lệnh số 31/2024/L-CTN ngày 2 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch nước trang trọng, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã nhận thức sự khẩn trương của việc triển khai các biện pháp thi hành Luật Điện lực để Luật sớm đi vào cuộc sống, giải quyết được kịp thời các vấn đề/điểm nghẽn căn cốt nhất hiện nay.

Thứ nhất, về xây dựng và trình cấp có thẩm quyền/ban hành theo thẩm quyền Kế hoạch thực thi Luật Điện lực

Quán triệt chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ trong triển khai xử lý “điểm nghẽn” thể chế một cách quyết liệt, đảm bảo thực hiện nghiêm tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng” vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ngày 2/12/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thi hành Luật Điện lực (sửa đổi).

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 11/12/2024 về Kế hoạch thi hành Luật Điện lực. Bộ Công Thương cũng đã kịp thời đề xuất, phối hợp với Bộ Tư pháp trình Danh mục các văn bản quy định chi tiết Luật Điện lực tại Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 8.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 1544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3334/QĐ-BCT ngày 17/12/2024 về Kế hoạch của Bộ Công Thương triển khai thi hành Luật Điện lực.

Thứ hai, triển khai các nhiệm vụ tại các Quyết định ban hành Kế hoạch thi hành Luật Điện lực

Căn cứ Quyết định số 1544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các biện pháp chính cần tập trung thực hiện để tổ chức thực thi Luật Điện lực gồm: (i) hoàn thiện thể chế, chính sách; (ii) thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.

a. Về hoàn thiện thể chế, chính sách

Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhận thức của Bộ Công Thương là công tác hoàn thiện thể chế, chính sách nhất là các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt phải làm ngay. Để đẩy nhanh tiến độ thi hành Luật, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1544/QĐ-TTg ban hành 03 nguyên tắc chỉ đạo để việc xây dựng văn bản quy định chi tiết theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng vẫn bảo đảm tối đa chất lượng văn bản, tính khả thi của việc áp dụng các quy định, cụ thể:

– Thứ nhất, bảo đảm lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;

– Thứ hai, bám sát tinh thần, quan điểm chỉ đạo của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành Luật Điện lực;

– Thứ ba, bảo đảm kế thừa tối đa các quy định hiện hành “đã chín”, “đã rõ”, đã được thực hiện ổn định, hiệu quả trong thời gian vừa qua; đảm bảo duy trì, phát triển các chính sách, quy định đột phá đã được Chính phủ ban hành trong thời gian gần đây theo hướng cập nhật căn cứ pháp lý, các quy định mới của Luật Điện lực.

Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1610/QĐ-TTg, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ có 29 văn bản quy định chi tiết có thời hạn trình tháng 01/2025 bao gồm: 07 Nghị định của Chính phủ, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 20 Thông tư.

Hiện nay, về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng đã thành lập các Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo đối với tất cả văn bản quy định chi tiết với sự tham gia của Bộ, ngành liên quan, của các đối tượng chịu sự tác động của văn bản và thực hiện công tác soạn thảo đối với các văn bản hướng dẫn. Lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo và chủ trì ngay các cuộc họp thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập và Tổ soạn thảo. Hiện nay, đa số các dự thảo Nghị định đã được Ban soạn thảo cho ý kiến, đăng tải công khai xin ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và đã được xin ý kiến Bộ, ngành, địa phương và các đối tượng chịu tác động bằng văn bản.

Mặc dù đang trong bối cảnh Chính phủ thực hiện Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 06/12/2024 của Ban chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW nhưng để đảm bảo tiến độ công việc diễn ra thường xuyên, liên tục, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ có nhiệm vụ liên quan tập trung tối đa nguồn lực, thời gian để tổ chức soạn thảo, tổng hợp ý kiến và sẽ sớm gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

b. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

– Về tuyên truyền, phổ biến Luật

Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xây dựng, biên soạn tài liệu, ấn phẩm thông tin, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn đa dạng về hình thức (video clip, tờ rơi, ấn phẩm khác…) nội dung của Luật Điện lực để các cơ quan, tổ chức có liên quan sử dụng thống nhất trên toàn quốc.

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến về Luật Điện lực cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, quản lý nhà nước về điện lực tại cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Bộ Công Thương đã yêu cầu các cơ quan ngôn luận của Bộ tăng cường đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền các nội dung mới của Luật để phổ biến kịp thời các nội dung mới, đột phá của Luật Điện lực đến đông đảo người dân, doanh nghiệp. Cho đến nay, hàng trăm tin, bài phổ biến những chính sách mới, đột phá của Luật Điện lực đã được đăng tải trên các trang thông tin điện tử, báo điện tử chính thống đã góp phần cung cấp thông tin, chuẩn bị khí thế mới cho một phong trào thúc đẩy đầu tư, xây dựng mới cho ngành điện, góp phần đạt được mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-nang-luong/gioi-thieu-luat-dien-luc-so-61-2024-qh15.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô Skoda đầu tiên tại Việt Nam

Đến dự buổi lễ có các đồng chí Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, phát …

Xây dựng và thực thi nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khíTham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện các sở, ban ngành, của TP. Hà Nội,...

Kỳ họp lần III Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Peru

Kỳ họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Thứ trưởng  Ngoại giao Peru Félix Denegri Boza đồng chủ trì. Thành phần tham dự về phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Brazil, kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị và đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Về...

Đoàn công tác của Quốc Hội về nội dung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Thực hiện nhiệm vụ chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SDNL TK&HQ dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp tháng 4/2025 và Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (5/2025), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) tổ chức Đoàn Công tác làm việc tại một số địa...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu của Tập đoàn …

Cùng dự buổi làm việc, về phía Việt Nam có đại diện Lãnh đạo các đơn vị liên quan gồm Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài. Về phía Tập đoàn A.P.Moller - Maersk, ngoài Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu, còn có Giám đốc đối ngoại khu vực Mekong và Giám đốc đầu tư, tăng trưởng khu vực châu Á và Trung Đông thuộc Tập đoàn.Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ...

Bài đọc nhiều

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn vi phạm đối với thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu, thuốc …

Trong công văn số 72/TTTN-NV ngày 17 tháng 3 năm 2025 gửi Chi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, lực lượng QLTT cả nước có nhiều cố gắng trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn...

Công nghệ số, giống và chế biến là trụ cột chính của ngành lâm nghiệp

Giai đoạn mới, ngành lâm nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, như: các vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn ra, khai thác thác tài nguyên rừng không bền vững dẫn đến suy thoái hệ sinh thái rừng; cạnh tranh thương mại đối với các mặt hàng từ gỗ ngày càng lớn, đòi hỏi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm từ rừng... Do đó, nguyên Bộ trưởng cho rằng,...

Vùng 4 Hải quân đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

(Bqp.vn) - Sáng 07/01, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng Vùng 4 Hải quân.Thượng tướng Phạm Hoài Nam trao danh...

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương tiếp xúc cử tri tại Bình Dương

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 4 (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) đã tiếp xúc cử tri tại...

Cùng chuyên mục

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Cuba

Chiều 15/4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với ông Reynaldo Velázquez Zaldívar, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba. Quang...

Tham vấn báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh

Ngày 4/4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh”. Dự hội thảo có đại...

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48/2024

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 gồm 63 học viên là cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Quá trình tham gia lớp học, các học viên đã được nghe giới thiệu 27 chuyên đề và 6 chuyên đề báo cáo của hai nhóm kiến thức cơ bản: Phần kiến thức chung và phần kỹ năng cơ bản. Kết thúc khoá học, 63 học viên lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao...

Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 3

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong tháng 3/2025, Tổng Thanh tra Chính phủ và các đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công tác và đột xuất. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ...

Mới nhất

CHOLIMEX FOOD HOÀ VÀO NIỀM VUI ĐÓN LỄ 30/4 CÙNG CHƯƠNG TRÌNH HUẾ – KINH ĐÔ ẨM THỰC

Chương trình “Huế – Kinh đô ẩm thực” 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/4-02/5 tại Công viên Thương Bạc (đường Trần Hưng Đạo, TP Huế), không chỉ hứa hẹn tạo ra không gian văn hoá ẩm thực đặc sắc mà còn là một trong những điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động văn hóa – lễ hội...

Đối tượng được ưu tiên trong khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2024

Trong hệ thống y tế, việc xác định đối tượng cần được ưu tiên trong khám chữa bệnh là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính nhân đạo, công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã có những quy định rõ...

Những thông tin cần có trong hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên là hoạt động quan trọng trong chính sách chăm lo toàn diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quá trình khám được diễn ra thuận lợi, chính xác và đúng quy định pháp luật, không thể thiếu bước chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp và từng...

“ĐO NI ĐÓNG GIÀY” CHO TÌNH YÊU THĂNG HOA

Chuẩn bị cho ngày trọng đại của đời mình, không ít cặp đôi dành nhiều tâm sức để kiếm tìm tín vật tình yêu ưng ý. Bởi nhẫn cưới là biểu tượng đồng hành, chứng nhân của tình yêu và giây phút thiêng liêng giữa hai người. Trong bài viết này, hãy cùng DOJI “đo ni đóng giày”...

VIMC đồng hành cùng Đoàn tàu Thống Nhất kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tối 29/4/2025, tại Ga Hà Nội, lễ khai mạc hành trình Đoàn tàu Thống Nhất đã được tổ chức trang trọng ngay trước thời khắc đoàn tàu SE1 lăn bánh. Sự kiện có sự tham dự của khách mời và đại diện các doanh nghiệp, trong đó có sự góp mặt của Tổng công ty Hàng hải Việt...

Mới nhất