Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGiới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất,...

Giới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất, Điện Kremlin mất 100 tỷ USD hay ‘bỏ túi’ trăm triệu USD mỗi ngày?


Sau khi các đồng minh phương Tây của Ukraine giới hạn giá dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng, biện pháp trừng phạt này phần lớn vẫn mang tính biểu tượng. Hầu hết dầu thô của Moscow – nguồn kiếm tiền chính của nước này – đều có giá thấp hơn thế.

Mẫu dầu thô tại mỏ dầu Yarakta, vùng Irkutsk, Nga. (Nguồn: Reuters)
Mẫu dầu thô tại mỏ dầu Yarakta, vùng Irkutsk, Nga. (Nguồn: Reuters)

Nhưng mức giá trần đã được áp dụng trong trường hợp giá dầu tăng và sẽ khiến Điện Kremlin không có thêm lợi nhuận. Thời điểm đó đã đến và đặt giới hạn giá trần dầu Nga vào thử thách nghiêm trọng nhất.

Nga phá vỡ giới hạn giá dầu?

Tháng 12/2022, Liên minh châu Âu, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đã ra quyết định áp mức trần với giá dầu Nga nhằm hạn chế nguồn lực tài chính của Moscow. Biện pháp này cấm các công ty cung cấp dịch vụ hàng hải như bảo hiểm, tài chính và vận chuyển cho nguồn dầu Nga được bán với giá trên 60 USD/thùng.

Vì các công ty bảo hiểm phương Tây đảm trách khoảng 90% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên thế giới nên chính sách này được kỳ vọng sẽ thành công.

Tuy nhiên, dầu tiêu chuẩn của Nga – thường được xuất khẩu bởi các tàu phương Tây buộc phải tuân theo lệnh trừng phạt – đã giao dịch trên mức giá trần kể từ giữa tháng 7/2023, bơm hàng trăm triệu USD mỗi ngày vào Điện Kremlin.

Ông Vladimir Furgalsky, quan chức Bộ Năng lượng Nga thông tin, nước này bán hầu hết sản lượng dầu với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

“Ngay cả những quốc gia không thân thiện cũng phải nói rằng, mức giá trần với dầu Nga đã không có tác dụng. Hơn 99% lượng dầu được giao dịch cao hơn mức trần”, ông nhấn mạnh.

Xung đột Israel-Hamas đã đẩy giá dầu toàn cầu lên cao. Thời điểm hiện tại, xuất hiện bằng chứng cho thấy, một số thương nhân đang trốn tránh mức trần.

Số liệu từ nhóm nghiên cứu của Đại học Stanford cho biết, kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu, các lệnh trừng phạt dầu mỏ đã khiến Nga thiệt hại 100 tỷ USD – tính đến tháng 8/2023.

Nhưng theo các nhà kinh tế, phần lớn thiệt hại này bắt nguồn từ lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga của châu Âu chứ không phải biện pháp giới hạn giá dầu.

Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan) cho hay, các tàu do các quốc gia phương Tây sở hữu hoặc cung cấp bảo hiểm kiên trì vận chuyển dầu của Nga tại tất cả các cảng ở nước này trong những tuần gần đây, khi giá tăng vượt mức trần.

“Những sự việc này là bằng chứng thuyết phục về việc vi phạm chính sách giới hạn giá”, CREA viết.

Thu nhập từ dầu mỏ của Nga trong tháng 9 đã tăng lên khoảng 200 triệu Euro (211 triệu USD) mỗi ngày.

Theo một phân tích về hồ sơ vận chuyển và bảo hiểm của Financial Times, gần 3/4 tổng lượng dầu thô qua đường biển của Nga được vận chuyển mà không cần bảo hiểm từ phương Tây trong tháng 8. Con số này tăng từ mức 50% hồi đầu năm nay.

Sự gia tăng này cho thấy, Moscow đang dễ dàng né mức giá trần, cho phép nước này bán nhiều dầu hơn với mức giá gần với giá thị trường quốc tế hơn.

Nga đã xây dựng “hạm đội đen” gồm các tàu chở dầu có thể hoạt động mà không cần bảo hiểm của phương Tây hoặc các dịch vụ khác. Điều này cho phép Moscow vẫn bán dầu với giá cao khi thị trường toàn cầu thắt chặt.

Bên cạnh đó, giới quan sát nhận thấy, phương Tây cung cấp cho Moscow một kẽ hở để vượt qua giới hạn dầu. Cụ thể, giá dầu ở mức 60 USD/thùng được ấn định khi mặt hàng này rời khỏi Nga, chứ không phải mức giá mà người mua phải trả. Dầu có thể được mua bán nhiều lần bởi các công ty thương mại liên kết với Nga, có trụ sở ở các quốc gia không tham gia lệnh trừng phạt.

Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại nhóm phân tích dữ liệu Kpler nhấn mạnh: “Biện pháp giới hạn giá dầu rất dễ bị phá vỡ”.

Giới hạn giá dầu Nga đối mặt thử thách nghiêm trọng nhất, Điện Kremlin mất 100 tỷ USD hay 'bỏ túi' trăm triệu USD mỗi ngày?
Thu nhập từ dầu mỏ là trụ cột của nền kinh tế Nga, giúp nước này tránh lạm phát ngày càng trầm trọng và ổn định nội tệ. (Nguồn: Reuters)

Kiên định “tẩy chay” dầu Nga

Gần đây, việc thực thi các biện pháp trừng phạt được phương Tây chú ý hơn. Bộ Tài chính Mỹ đã thông qua việc ký lệnh trừng phạt đối với 3 công ty vận tải biển có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và 3 tàu vận tải thuộc sở hữu những doanh nghiệp này.

Ba công ty vận tải lớn của Hy Lạp chính thức ngừng vận chuyển dầu Nga để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ hiện đang được áp dụng đối với một số công ty vận chuyển chở dầu Moscow. Cả 3 công ty đều là những nhà vận chuyển tích cực dầu và nhiên liệu của Nga nhưng dừng hẳn hoạt động chở dầu Nga bắt đầu từ tháng 11. Quan chức Anh cũng đang điều tra các hành vi vi phạm tương tự.

Những người ủng hộ lệnh trừng phạt cho rằng, cần phải tiến xa hơn.

Benjamin Hilgenstock, nhà kinh tế cấp cao tại Trường Kinh tế Kyiv, cơ quan tư vấn chính phủ Ukraine cho biết, việc giảm lợi nhuận từ dầu mỏ “là điều ảnh hưởng nặng nề nhất đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của Nga”.

Thu nhập từ dầu mỏ là trụ cột của nền kinh tế Nga, giúp nước này tránh lạm phát ngày càng trầm trọng và ổn định nội tệ. Khả năng Moscow bán dầu ra thế giới càng nhiều càng thể hiện rằng đất nước vượt qua được các biện pháp trừng phạt tốt hơn dự kiến.

Về phía Mỹ, các quan chức này chỉ rõ những tổn thất mà biện pháp giới hạn giá dầu đã gây ra cho Moscow khi kết hợp với lệnh cấm của châu Âu đối với dầu mỏ của Nga.

Các quan chức Mỹ khẳng định: “Cuộc “tẩy chay” nói trên đã buộc Moscow phải gửi dầu trên các chuyến đi hàng tháng tới châu Á, thay vì các chuyến đi dài ngày tới châu Âu. Về cơ bản, quy trình này khiến chi phí vận chuyển tăng gấp đôi.

Kết hợp với lệnh cấm dầu của EU, mức giá trần đã làm tăng thêm chi phí 35 USD/thùng cho các nhà xuất khẩu Nga”.

Một trong những thương nhân tham gia vận chuyển dầu của Nga cũng nhận thấy, hạm đội đen tối có thể không đủ để vận chuyển toàn bộ dầu của Nga.

Theo thương nhân này, trên thực tế, dầu Nga phải di chuyển 8-10 tuần để đến tay khách hàng ở châu Á, trái ngược với thời gian chỉ hai tuần trước lệnh trừng phạt khi dầu được bán ở châu Âu. Điều đó có nghĩa là cần nhiều tàu chở dầu hơn cho hoạt động thương mại.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Bác sĩ thẩm mỹ Trung Quốc Wu Yiru chỉ ra thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy giúp làm đẹp da hiệu quả.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Cùng chuyên mục

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn cùng rớt mạnh. ...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, vừa phối hợp với Cục chức năng của Bộ Công an và công an các tỉnh triệt phá thành công...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Thị trường cận Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả không biến động bất thường

ANTD.VN - Bộ Tài chính vừa có Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 27 Tết Âm lịch. Theo đó, trên cơ sở báo cáo của một số địa phương và công tác nắm bắt thông tin thị Theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý...

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết