Trang chủNewsDu lịchGìn giữ nét đẹp hội làng

Gìn giữ nét đẹp hội làng

Mỗi độ Xuân về khắp các làng quê lại mở hội làng. Đây là hoạt động mang đậm nét văn hóa lâu đời, gắn kết cộng đồng, tăng tính đoàn kết, cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc được các cộng đồng thực hành, trình diễn… Tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa…

Sức cuốn hút của hội làng

Mỗi năm cả nước có khoảng hơn 9.000 lễ hội lớn nhỏ, tương đương gần 30 lễ hội mỗi ngày. Có những hội làng nức tiếng gần xa như hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng, hội Lim… Trong đó, hội làng như một kho tàng lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống cùng những phong tục tập quán lâu đời. Đây cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc, mang đậm tính cội nguồn được các cộng đồng thực hành, trình diễn.

bai chinh -anh chinh
Hội làng là một sinh hoạt gắn liền với cư dân từng vùng đất. Ảnh: Đức Quang.

Tại Hà Nội, một trong những lễ hội độc đáo thu hút nhiều người dân và khách thập phương tham gia chính là lễ hội rước “Ông lợn” ở làng La Phù, (xã La Phù, huyện Hoài Đức). Vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, theo phong tục truyền thống, người dân làng La Phù làm lễ rước “Ông lợn” ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng. Theo truyền thống, hội là dịp để người dân làng La Phù tưởng nhớ Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.

Cũng ở Hà Nội, Lễ hội đền Sái ở làng Thụy Lôi, thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, được tổ chức hằng năm từ ngày 30 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng. Trong đó đặc sắc là lễ hội rước vua giả vào ngày 11 tháng Giêng. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28/1 đến 12/2 tại Khu di tích lịch sử đền Sái.

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua độc đáo thể hiện tính đoàn kết cộng đồng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Và cứ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) lại mở hội tưởng vọng Uy Linh Lang đại vương. Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của làng. Sau phần lễ, phần hội có rất nhiều trò chơi và chương trình biểu diễn văn nghệ truyền thống như: hát chèo, diễn tuồng, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, đánh cờ người…

Còn ở Phú Thọ có hội làng Hữu Bổ thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao. Hội làng diễn ra hàng năm từ ngày 13 đến 16 tháng Giêng. Đặc biệt, 5 năm tổ chức rước kiệu một lần, thường tổ chức vào các năm chẵn. Lễ hội không chỉ là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của làng mà còn là dịp để con cháu trong làng được tụ họp dưới mái đình cổ kính, trang nghiêm, thắp nén hương thơm tưởng nhớ công lao cha ông từ thời khai sơn, mở nước; xây dựng xóm làng quê hương ngày càng giàu đẹp.

bai chinh - anh nho
Lễ hội làng Hữu Bổ, huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Ảnh: P. Sỹ.

Chia sẻ với phóng viên, ông Phan Duẩn – Trưởng ban Tổ chức lễ hội làng Hữu Bổ cho biết: Hội làng ngày nay dù có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn là một sinh hoạt mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người dân làng. Đây cũng là dịp để con cháu ở xa, ở gần tụ họp dưới mái đình cổ kính, trang nghiêm, thắp nén hương thơm tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân; giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ trẻ.

Loại bỏ hành vi phản cảm

Nói về ý nghĩa và nét đẹp của hội làng, PGS.TS Nguyễn Văn Huy – nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng, từ xa xưa, các hội làng có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần người Việt; trong đó, ý nghĩa lớn của lễ hội là gắn kết cộng đồng cư dân trong một làng, xã, thôn, bản.

“Hội làng là di sản văn hóa của một làng xã; thường gắn với tục thờ cúng Thành hoàng làng nên trong quá trình thực hiện nghi lễ và các hoạt động vui chơi, người dân sẽ gắn bó với nhau hơn về tinh thần; nêu cao ý thức cho con cháu trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông” – ông Huy chia sẻ.

bai chinh anh nho - neu con cho
Thi cờ người. Ảnh: Đức Quang.

Là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân, tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa; trở thành nơi để một số người cầu lợi lộc, cầu thăng quan tiến chức; thậm chí có cả cờ bạc trá hình….

Chia sẻ về sự thay đổi của lễ hội nói chung và hội làng nói riêng, TS Trần Hữu Sơn – Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, không gian hội làng ngày càng phát triển mạnh. Nếu trước kia chỉ là không gian trống làng thì bây giờ không gian có cả du khách, từ đó đòi hỏi các công tác quản lý ra sao, vấn đề đổi mới hoạt động như nào?…

“Có những hội làng phát triển nhanh, phát sinh nhiều việc không quản lý được, dẫn đến tình trạng “không quản được thì cấm”, làm mất tính thiêng của hội làng. Đó là điều thật sự đáng tiếc” – ông Sơn nói

Cũng theo TS Trần Hữu Sơn, để bảo tồn và phát huy giá trị của hội làng mà vẫn phù hợp với xu thế phát triển ngày nay thì cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Đó là quản lý theo văn bản, thể chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cùng với đó quản lý bằng các chế tài tổ chức lễ hội. “Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân nhận thức ra những vấn hành vi phản cảm, làm xấu lễ hội để không tham gia những hành vi đó” – ông Sơn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Đắc Tới – nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu di sản (Viện Nghiên cứu văn hóa và phát triển) cho rằng, lưu giữ các giá trị truyền thống và phát triển hài hòa với cuộc sống ngày nay, cần có sự đồng bộ của cả hệ thống các yếu tố, từ vai trò của người dân, chính quyền, các nhà khoa học cho đến truyền thông.

“Người dân đóng vai trò chủ thể quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền cần thể hiện vai trò quản lý, điều tiết phù hợp, đảm bảo sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đồng hành cùng người dân và chính quyền là sự đóng góp của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Truyền thông cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc quảng bá và nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa của hội làng” – ông Tới nói.



Nguồn: https://daidoanket.vn/gin-giu-net-dep-hoi-lang-10300057.html

Cùng chủ đề

Đón Bằng công nhận Lễ hội Đình Thi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Lễ hội Đình Thi năm 2025 được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức cha ông có công xây bản, lập mường và gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần giáo dục truyền thống quê hương đất nước, ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Năm nay, Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức với vị thế di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đây...

Bánh xèo ‘siêu to khổng lồ, bánh chưng ‘lớn nhất’ xuất hiện tại Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025

Chiếc bánh xèo khổng lồ làm từ 100 con tôm hùm Nha Trang và chiếc bánh chưng 'lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long' sẽ xuất hiện trong Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025. Tại buổi họp báo, ban tổ chức cũng...

Sau lễ hội bánh mì, sẽ có Lễ hội Sợi gạo Việt Nam

Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 đã thu hút hơn 200.000 khách tham quan. Hiệp hội Du lịch TP.HCM đang lên kế hoạch tổ chức Lễ hội Sợi gạo Việt Nam, dự kiến vào tháng 5-2025. Dự kiến, tháng 9 tới Lễ...

Tiếp tục “hồi sinh” khu đền tháp Mỹ Sơn

Những ngày này các chuyên gia Ấn Độ bắt đầu triển khai thực hiện dự án bảo tồn nhóm tháp E, F Mỹ Sơn có tổng trị giá 4,852 triệu USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Ấn Độ. Đây là hai nhóm tháp có vai trò đặc biệt trong quần thể công trình Khu di tích Mỹ Sơn… ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng

(NLĐO)- Tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt ...

Ninh Bình là một trong những địa điểm du lịch Việt Nam không thể bỏ qua

Khu du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình lung linh giữa núi non hùng vĩ Du lịch Ninh Bình, du khách đừng quên trải nghiệm ngồi du thuyền trên sông Ngô Đồng, thưởng thức vẻ đẹp bất tận của núi non, sông nước, khám phá những hang động kì diệu, bí ẩn trong Tam Cốc – Bích Động nhé. Hay khu vực phim trường Kong: Skull Island được dựng lại nằm trong khu quần thể sinh thái Tràng...

Ninh Bình xếp thứ 4 trong “Top 10 kỳ quan thế giới dành cho những người không thích đám đông”

Với nhiều vẻ đẹp thiên nhiên riêng có, những năm qua, Ninh Bình đã nhiều lần được các tổ chức trong nước và thế giới xếp top cao trong danh sách bình chọn của nhiều chuyên trang du lịch quốc tế uy tín. Năm 2020, Trips to Discover (Mỹ) điền tên Ninh Bình vào danh sách 14 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á. Năm 2022, Tạp chí Travel + Leisure (Mỹ) xếp Ninh Bình vào danh sách...

Cùng chuyên mục

Nhu cầu du lịch của người dân Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh, Theo Sletat.ru, doanh số bán tour tháng 2 tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam thậm chí có thể trong top 5 điểm đến mùa Hè này của dân Nga.Nhu cầu đặt tour du lịch đoàn của khách Nga tới Việt Nam tăng mạnhBất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnhViệt Nam phát triển du lịch xanh vừa...

Điểm đến ở Thái Lan mở cửa trở lại, vẫn có khách Việt hủy tour

(NLĐO) – Một số đoàn khách Việt đi Bangkok hủy tour, công ty du lịch theo dõi chặt tình hình tham quan của các đoàn khách đang ở Thái Lan. ...

Khám phá “đại tiệc ẩm thực” 600 món ngon tại lễ hội ở TP HCM

(NLĐO) – Hơn 600 món ngon từ khắp 3 miền đất nước, sản vật của các địa phương được chế biến bởi đầu bếp của khách sạn 4-5 sao hấp dẫn hàng ngàn thực khách… ...

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Lung linh sắc màu đêm nghệ thuật "Âm vang nguồn cội"

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” diễn ra tại Việt Trì thấm đậm tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, đưa mỗi người con Việt Nam trở về với nguồn cội thiêng liêng."Cơ hội vàng" đón khách du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngTưng bừng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng VươngGiỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Mới nhất