Trang chủChính trịChủ quyềnGieo chữ nơi đảo tiền tiêu

Gieo chữ nơi đảo tiền tiêu

Hơn 30 năm từ ngày tình nguyện ra đảo Thổ Châu, cô Võ Thanh Kiều vẫn miệt mài gieo chữ, vun đắp tình yêu biển đảo, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền cho học sinh

Quần đảo Thổ Châu (hay Thổ Chu) là cụm đảo xa nhất trên vùng biển Tây Nam. Cụm đảo này gồm 8 đảo lớn nhỏ, trong đó Thổ Châu là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 14 km2 và hơn 2.000 người dân sinh sống. Nơi đây, cô giáo Võ Thanh Kiều, giáo viên tiểu học Trường Tiểu học và THCS Thổ Châu, đã có hơn 30 năm miệt mài gieo chữ cho con trẻ.

Bền bỉ gắn bó

Từ đất liền không có tàu khách trực tiếp ra Thổ Châu. Để đến được đảo này, chúng tôi phải có mặt ở TP Phú Quốc và chờ tàu Thổ Châu 09 xuất bến tại cảng Bãi Vòng. Một tháng chỉ có khoảng 5-6 chuyến tàu đến Thổ Châu, thời gian di chuyển khoảng 4-6 giờ, tùy tình hình thời tiết và sóng biển, nên việc đi lại nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng không vì vậy mà những giáo viên cắm đảo mỏi lòng, chùn bước.

Khi chúng tôi đến thăm Trường Tiểu học và THCS Thổ Châu, cô Võ Thanh Kiều cho biết trường giờ khang trang hơn trước. Thổ Châu trước năm 1992 là vùng đảo hoang vu, chỉ có bộ đội canh gác bởi nơi đây từng bị quân Pol Pot chiếm đóng trái phép và bắt toàn bộ dân đảo đem thủ tiêu. Năm 1992, 6 hộ dân đầu tiên được vận động ra đảo; đến tháng 4-1993 thì xã đảo Thổ Châu được tái lập.

Tháng 3-1996, cô Kiều – khi đó mới tốt nghiệp trường sư phạm – từ Rạch Giá, Kiên Giang tình nguyện ra đảo xa công tác. Ngày ấy, việc di chuyển giữa đất liền với Thổ Châu rất gian nan.

“Từ Rạch Giá muốn ra Thổ Châu phải sang Phú Quốc trước, sau đó quá giang tàu hàng hoặc tàu cá, có khi mất cả ngày mới đến nơi. Mùa hè, từ Thổ Châu về đất liền cũng phải canh, nghe có tàu là mang hành lý ra bãi ngồi đợi, song không phải lần nào cũng đón được tàu” – cô Kiều nhớ lại.

Ngoài chuyện đi lại, cuộc sống ở Thổ Châu trước đây cũng nhiều khó khăn. Đảo thiếu nước ngọt, không có điện, phương tiện thông tin không kịp thời; điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe luôn là thử thách. Chưa kể hằng năm Thổ Châu đón 2 mùa gió nên người dân ở 2 bãi phải chuyển bến dời nhà hai lần. Đảo xa, thường xuyên ảnh hưởng mưa bão nên việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng không hề dễ dàng.

Cô Kiều hồi tưởng: “Khi thời tiết không thuận lợi, tàu hàng ra chậm thì gạo ăn cũng thiếu, mọi người phải chia sớt với nhau. Việc vận chuyển khó khăn, rau củ quả không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân ngày càng đông nên rất đắt đỏ”.

Thời gian đầu mới ra Thổ Châu, cô Kiều phải ở tạm trong nhà chứa thiết bị cũ. Chồng cô cũng có mấy năm gắn bó với đảo này nhưng sau đó chuyển công tác về Phú Quốc nên có khi vài tháng họ mới gặp được nhau.

Vượt qua nỗi nhớ gia đình và những khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại…, cô Kiều bền bỉ gắn bó với Thổ Châu đến nay đã 30 năm. “Chính thiên nhiên hoang sơ, người dân thân thiện, hiền lành, chân chất và nhất là các em học sinh lễ phép, ngoan ngoãn đã cho tôi cảm giác nơi đây giống như quê nhà của mình” – cô Kiều bộc bạch.

Gieo chữ nơi đảo tiền tiêu- Ảnh 1.

Cô Võ Thanh Kiều cùng bộ đội trồng cây trên Hòn Nhạn thuộc cụm đảo Thổ Châu. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Những lớp học đặc biệt

Khi được tái lập, xã đảo Thổ Châu chỉ có vài hộ dân nên lớp học đầu tiên chỉ có 2 học sinh. Thời gian đầu khi cô Kiều ra đảo công tác, trường lớp là chòi tranh vách lá rất đơn sơ. Lớp không đủ học sinh trong khi thiếu giáo viên, thầy cô phải ghép lớp và dạy nhiều ca mỗi ngày. Không có chỗ giảng dạy, họ phải mượn tạm nhà dân, nhà sinh hoạt chung của bộ đội hoặc hội trường UBND xã. Lớp học cũng thật đặc biệt khi dựng bảng 2 phía, thầy cô phải soạn cùng lúc 2 giáo án…

Sau này, cơ sở hạ tầng ở đảo Thổ Châu dần hoàn thiện với điện – đường – trường – trạm đầy đủ. Hiện tại, Trường Tiểu học và THCS Thổ Châu dạy từ lớp 1 đến lớp 9. Ngôi trường dành cho cấp mẫu giáo cũng được xây dựng khang trang.

“Nhìn diện mạo trường lớp ở Thổ Châu từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, tôi rất vui mừng. Tôi mong có thêm nhà đa năng cho học sinh vui chơi” – cô Kiều bày tỏ.

Trường lớp hoàn thiện nhưng nhiều lớp học vẫn rất đặc biệt vì không có sĩ số cố định thường xuyên. Học sinh ở đảo phần lớn là dân ngụ cư, theo ông bà, cha mẹ từ nơi khác đến. Nhiều gia đình ở đảo được một thời gian rồi chuyển đến nơi khác, đảo khác hoặc về đất liền. Cũng có trường hợp cha mẹ gửi con vào đất liền cho ông bà chăm sóc. Chưa kể, nhiều em dù tuổi nhỏ nhưng đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng việc chạy đò, nuôi cá lồng bè, vác đồ thuê. Nhiều em theo cha mẹ đi biển có khi 10 ngày hoặc nửa tháng. Nếu không may tàu gặp bão thì gần một tháng sau, các em mới có thể trở lại trường.

Không còn cách nào khác, cô Kiều và các giáo viên phải chia nhau đến nhà phụ huynh để vận động học sinh. Không ít lần, cô phải đến nhà các em vào buổi tối để dạy học.

Những ngày cuối tuần, cô Kiều thường tổ chức cho các em ra biển câu cá, vào rừng hái rau. Thi thoảng, cô trò lại lên trạm ra-đa thăm các chú bộ đội. Trong quá trình cùng nhau điền dã, cô tâm tình, trò chuyện với học sinh để vừa hiểu nhau hơn vừa vun đắp tình yêu biển đảo, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền cho các em.

Dù gian nan, thiếu thốn, trải qua nhiều thời điểm vô cùng khó khăn nhưng cô Kiều vẫn chưa khi nào có ý định rời Thổ Châu. Với cô, sự có mặt của mình ở hòn đảo tiền tiêu này ngoài việc gieo chữ vì thế hệ tương lai còn mang ý nghĩa lớn lao: Cùng bộ đội và người dân bám đảo, bám biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

Gieo chữ nơi đảo tiền tiêu- Ảnh 2.

Cô Võ Thanh Kiều trong một giờ lên lớp

“Tuy khó khăn, vất vả, thiếu thốn hơn rất nhiều so với ở đất liền nhưng chúng tôi vẫn bám lớp, bám trường. Đó là trách nhiệm, là tấm lòng của thầy cô khi gắn bó với đảo tiền tiêu của Tổ quốc” – cô Kiều thổ lộ.

Gieo chữ nơi đảo tiền tiêu- Ảnh 3.



Nguồn: https://nld.com.vn/gieo-chu-noi-dao-tien-tieu-19625030121192713.htm

Cùng chủ đề

Khơi dậy tình yêu biển, đảo

Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" góp phần khơi dậy tình yêu đất nước, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho thế hệ trẻ ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội cứu hộ Việt Nam đã đến Myanmar

(NLĐO)- Chiều 30-3, đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đã đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Vé số Vietlott tiếp tục trúng giải Jackpot

(NLĐO) – Chỉ 3 ngày sau khi có 1 vé trúng giải Jackpot 1, xổ số Vietlott lại có thêm 1 vé loại hình Mega 6/45 trúng giải Jackpot ...

Xe khách 52 chỗ lật trên đèo Bảo Lộc, nhiều người la hét kêu cứu

(NLĐO) - Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang tích cực cứu hộ xe khách chở hàng chục người bị lật xuống đèo Bảo Lộc khiến nhiều người bị thương. ...

Đang cháy bãi rác ở Lâm Đồng, khói ngút trời khiến hàng ngàn người dân lo sợ

(NLĐO) - Bãi rác Gung Ré (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bốc cháy từ chiều 29-3 và lan rộng khiến hàng ngàn người dân lo lắng vì khói bụi ô nhiễm. ...

Bài đọc nhiều

Australia, Nhật Bản quan ngại về tình hình Biển Đông, khẳng định thế răn đe “ba chân kiềng”

Tại đối thoại 2+2, Nhật Bản và Australia nhắc đến những hành động diễn ra với tần suất cao của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tàu 20 Vùng 3 Hải quân kết thúc hành trình diễn tập Hải quân đa phương MILAN 2024 và thăm hữu nghị Malaysia

Chiều 14/3, Tàu 20 thuộc Hải đội 132, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân đã cập quân cảng Đà Nẵng, kết thúc hành trình tham gia Diễn tập Hải quân đa phương MILAN năm 2024 tại Ấn Độ và thăm hữu nghị Malaysia.

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp...

Sôi nổi đêm sinh nhật đồng đội ở Trung tâm Huấn luyện Vùng 2

 Niềm vui của CSM có ngày sinh nhật trong tháng 3 Trong không khí vui tươi, phấn khởi, đêm sinh nhật đồng đội diễn ra ấm áp, thắm tình đồng đội. Cán bộ, đoàn viên cùng nhau hát vang bài “Chúc mừng sinh nhật” và giao lưu các tiết mục văn nghệ. Các đồng chí có ngày sinh trong tháng...

Tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm, tìm hiểu văn hoá Việt Nam

Trong chuyến thăm TP.HCM, tàu Samudra Paheredar của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ sẽ thăm quan các di tích lịch sử, tìm hiểu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Đồng thời có các hoạt động huấn luyện về xử lý ô nhiễm môi trường biển, tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn trên biển... Những chuyến tàu thắm tình hữu nghị...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tình yêu biển, đảo

Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" góp phần khơi dậy tình yêu đất nước, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho thế hệ trẻ ...

Sôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên tại Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức nhiều hoạt động Tháng Thanh niên năm 2025. ...

Canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc

Ở biên giới Quảng Trị - Savannakhet - Salavan, những người lính biên phòng âm thầm canh giữ từng tấc đất của Tổ quốc, giữ gìn tình hữu nghị bền chặt Việt - Lào. ...

Khánh Hòa thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo

(NLĐO)- UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 709 về việc thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường. ...

Cảnh sát biển đang làm rõ vụ 2 ngư dân rơi xuống biển

(NLĐO) – Sau khi được lực lượng Cảnh sát biển cứu với, sức khỏe và tinh thần của 2 ngư dân rơi xuống biển đã ổn định ...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất