Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn...

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?


Điều này dẫn đến yêu cầu giáo viên (GV) phải nắm thật chắc văn bản nào học sinh (HS) chưa từng được học. Theo một số GV, việc chọn cho được ngữ liệu “hoàn hảo” theo quan niệm bấy lâu nay dần khan hiếm và khó khăn hơn. Điều này đặt ra câu hỏi: GV tự soạn ngữ liệu để đưa vào đề kiểm tra môn văn cho khỏi “đụng hàng” có được không?

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?  - Ảnh 1.

Học sinh lớp 11 trong giờ học môn ngữ văn theo Chương trình GDPT mới

KHI GIÁO VIÊN CŨNG LÀ NGƯỜI SÁNG TÁC

Thông lệ quen thuộc là các GV phải lấy văn bản của các nhà thơ, nhà văn, tác giả uy tín. Nhiều thầy cô đặt vấn đề, nếu có năng khiếu sáng tác, đã xuất bản nhiều tập thơ, tập truyện, bài viết tốt của riêng mình; vậy có được sử dụng ngữ liệu này đưa vào đề kiểm tra hay không?

Một số GV cho rằng tự soạn ngữ liệu cho đề kiểm tra sẽ kích thích sự sáng tạo cho họ nhiều hơn trong việc dạy văn. HS sẽ thấy lý thú hơn khi làm bài, nếu văn bản hay, ý nghĩa. GV cũng tạm thời giải quyết được một phần về khâu chọn ngữ liệu khi làm đề. Với ngữ liệu của mình, thầy cô cũng sẽ nắm chắc nội dung văn bản, các câu hỏi và đáp án chấm cũng dễ chính xác hơn.

Lập luận học ngữ văn thì phải biết về tác giả văn học, và các tác phẩm của các tác giả văn học ấy rất cần đưa vào đề kiểm tra là chưa đúng hoàn toàn. Vì thực tế, theo quan sát, nhiều đề kiểm tra hiện nay có ngữ liệu rất mới, tác giả rất lạ, nguồn dẫn cũng thiếu độ tin cậy vì lấy từ các trang mạng xã hội.

Trong khi đó, thực tế cũng đã cho thấy để tiện lợi trong việc xác lập chủ đề của đề thi và thuận tiện cho cách đặt câu hỏi, nhiều ngữ liệu trong đề thi ở các kỳ thi quan trọng do chính bộ phận làm đề tự tạo lập. Ví dụ, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn ở TP.HCM năm 2023 – 2024 vừa qua, có văn bản được tạo lập bởi người làm đề với tác giả là “Cô giáo của em”.

Ngay trong sách giáo khoa (SGK) ngữ văn 10, 11 chương trình mới cũng có rất nhiều văn bản mà nhóm tác giả biên soạn sách cũng tự tạo lập văn bản. Ví dụ, bài viết Quan niệm về thần tượng (Ngữ văn 10, bộ Chân trời sáng tạo), hay bài Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa (Ngữ văn 11, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). Nếu tìm kiếm ngữ liệu bên ngoài sẽ khó có thể đáp ứng hoàn hảo những yêu cầu theo định hướng của bài học.

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?
 - Ảnh 2.

Tinh thần của kiểm tra đánh giá theo năng lực môn ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới là không sử dụng lại văn bản đã dạy cho HS để ra đề kiểm tra

KHÔNG SỬ DỤNG LẠI VĂN BẢN ĐÃ DẠY ĐỂ RA ĐỀ KIỂM TRA

Thạc sĩ Trần Tiến Thành, chuyên viên môn ngữ văn Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết có các căn cứ pháp lý về việc “lấy ngữ liệu mới, ngoài SGK” trong kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn.

Cụ thể, trong chương trình môn ngữ văn năm 2018 (trang 86-87) có hướng dẫn về đánh giá kết quả giáo dục: “Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó…); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học”.

Còn trong Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21.7.2022 về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn có chỉ rõ: “Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”.

Như vậy, theo thạc sĩ Thành, tinh thần của kiểm tra đánh giá theo năng lực (cụ thể ở đây là năng lực “đọc hiểu” và năng lực “viết”) là không sử dụng lại văn bản đã dạy cho HS để ra đề kiểm tra. HS cần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học, đã rèn luyện để “đọc hiểu”, “phân tích, cảm thụ” một văn bản mới.

Chúng ta cũng thấy, đề ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT, đề thi tuyển sinh lớp 10 của một số tỉnh thành (dù theo chương trình 2006), phần “đọc hiểu” cũng đã lấy văn bản ngoài SGK để đánh giá năng lực đọc hiểu của HS. Đây là bước đổi mới kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực nhằm tiệm cận chương trình mới. Các loại văn bản được chọn để ra đề cũng đa dạng, văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận. Như vậy, theo ông Trần Tiến Thành, việc chọn ngữ liệu mới để ra đề thi, đề kiểm tra cho phần “đọc hiểu” không phải là một yêu cầu quá mới mẻ, bất ngờ, mà yêu cầu này chúng ta đã thực hiện nhiều năm qua.

Trong một vài trường hợp, với những HS đọc rộng, đọc nhiều, chăm chỉ rèn kỹ năng đọc hiểu thì văn bản GV chọn để ra đề có thể các em này đã đọc qua, đã quen thuộc. Đây là tình huống trùng hợp ngẫu nhiên.

“Vậy điều cần thực hiện là thầy cô không ra lại những văn bản mà thầy cô đã dạy, đã cho HS rèn luyện. Còn các văn bản mà HS tự đọc, tự học từ nhiều nguồn khác nhau thì thầy cô khó có thể biết hết để tránh khi ra đề”, ông Thành nhấn mạnh.

Giáo viên tự tạo lập văn bản đọc hiểu cho đề văn được không?
 - Ảnh 3.

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn lớp 11 của một trường tại TP.HCM gây tranh cãi vì ngữ liệu cho trích đoạn tới 70 câu thơ

TIÊU CHÍ CHỌN NGỮ LIỆU

Thạc sĩ Trần Tiến Thành cho hay, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu là căn cứ, tham khảo các văn bản trong SGK; xây dựng ngân hàng đề, kho ngữ liệu dùng chung để ra đề; chọn ngữ liệu phải gắn với việc xử lý ngữ liệu như cắt lược, lược dẫn, cước chú, thêm chú thích, cung cấp thông tin về bối cảnh (nếu cần)… để hỗ trợ HS trong việc đọc hiểu văn bản. Chú ý về độ khó, về dung lượng, về sự phù hợp giữa thời gian làm bài, ngữ liệu và các yêu cầu. Có thể ngữ liệu ngắn nhưng khó, ngữ liệu dài nhưng lại dễ do liên quan đến cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, các thuật ngữ, nội dung (quen thuộc hay mới lạ, chuyên sâu).

Về việc một số GV muốn tự soạn ngữ liệu để ra đề, theo thạc sĩ Trần Tiến Thành, có thể thầy cô cho rằng ngữ liệu (là các văn bản thông tin; văn bản nghị luận; các tác phẩm thơ, truyện) do mình viết đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu về tư tưởng, về giá trị thẩm mỹ, giá trị giáo dục, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, để khách quan thì ngữ liệu ấy cần được thẩm định, phản biện độc lập trước khi được sử dụng để ra đề.

“Thầy cô có thể gửi các văn bản thông tin; văn bản nghị luận, các tác phẩm thơ, truyện do mình viết đó đến các nhà xuất bản; các báo, đài để thẩm định, đăng tải, xuất bản hoặc gửi đến các chuyên gia để thẩm định, phản biện. Đây là những kênh, những cách thẩm định hiệu quả về giá trị của các ngữ liệu do thầy cô tự soạn. Sau khi lập được kho dữ liệu đảm bảo các yêu cầu, chúng ta mới lựa chọn, sử dụng để ra đề. Nếu dùng ngữ liệu chưa qua các kênh sàng lọc, thẩm định, phản biện để ra đề là không khoa học, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót. Thực tế cho thấy việc sử dụng ngữ liệu từ các sách, báo của các tác giả uy tín thì thuận tiện hơn, hiệu quả hơn là việc GV tự soạn ngữ liệu”, thạc sĩ Trần Tiến Thành nhấn mạnh.

Từ ngày 18 – 30.12, HS các trường phổ thông tại TP.HCM bắt đầu bước vào giai đoạn kiểm tra học kỳ năm học 2023 – 2024. Hiệu trưởng các trường phổ thông cho biết, đề kiểm tra học kỳ sẽ được biên soạn theo định hướng của Chương trình GDPT 2018, trong đó tăng cường vận dụng kiến thức vào giải quyết các yêu cầu cụ thể, các tình huống thực tiễn.

Đề kiểm tra môn ngữ văn thường thu hút sự quan tâm của HS, GV. Theo quy định của Chương trình GDPT 2018, ngữ liệu của phần đọc hiểu phải là các văn bản ngoài SGK.

Ngày 18.12, trên một diễn đàn của HS TP.HCM, khá đông HS cũng như GV bày tỏ sự đồng tình với đề kiểm tra môn ngữ văn lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình). GV Phan Thế Hoài, Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), nhận xét ngữ liệu của đề kiểm tra là văn bản thông tin gần gũi, thiết thực với HS. 

Bích Thanh



Source link

Cùng chủ đề

Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia chỉ cách không ‘sợ hãi’ môn văn

Là thủ khoa của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn, Lê Nguyễn Thùy Dương, lớp 11 chuyên văn 1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), đã chia sẻ về nỗ lực và nuôi dưỡng đam mê của mình...

Gần 2.200 học sinh TP.HCM tranh tài giải toán trên máy tính cầm tay

Sáng nay, 5.1, gần 2.200 học sinh TP.HCM tranh tài học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay ở các môn toán THCS, toán - vật lý - hóa học - sinh học THPT. ...

Có làm khó học sinh?

Từ năm 2025, ngữ liệu sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn có thể nằm ngoài sách giáo khoa. Cách ra đề mới mẻ này khiến học sinh phải thay đổi cách học, tiếp cận vấn đề. ...

Những trường hợp được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Năm 2025, Bộ GDĐT cho phép một số trường hợp được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT. Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GDĐT công bố ngày 24/12, các trường hợp...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều điểm có lợi và đã có cả những cá nhân kiệt xuất trên thế giới. ...

Hoa hậu Tô Diệp Hà: Không chạy theo hàng hiệu đến mức bất chấp

Dịp cuối năm, Hoa hậu Tô Diệp Hà dù tất bật với công việc song vẫn luôn biết...

Kiểu tóc siêu xinh sẽ phủ sóng năm 2025, bạn không nên bỏ lỡ

Có khá nhiều cô gái, chàng trai luôn chọn thời điểm đầu năm mới để đổi kiểu tóc mới....

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Cảm động nghị lực của chàng trai trẻ bị mất một tay vẫn cố gắng mưu sinh

(NLĐO) - Hình ảnh chàng trai chỉ có một tay nhưng làm việc thoăn thoắt, tỉ mỉ lau chùi từng trái dưa hấu bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội ...

Khi việc học tập được tăng cường bằng AI

Trí tuệ nhân tạo đã và đang định hình lại bối cảnh giáo dục, mang đến những trải nghiệm học tập mới mẻ cho học sinh và giáo viên, đồng thời nâng cao phương pháp giảng dạy. Đến năm 2027, thị trường học trực tuyến toàn cầu dự kiến đạt giá trị hơn 460 tỷ USD. Giữa những thay đổi mang tính cách mạng mà AI mang lại cho cách chúng ta làm việc, ít ai chú ý đến tiềm...

Cúng giao thừa, bánh tét, thịt kho hột vịt nói thế nào trong tiếng Anh?

Tết Nguyên đán 2025 đến rồi. Đâu là từ vựng tiếng Anh về các món ăn tết như bánh tét, thịt kho hột vịt...? Những phong tục tết như cúng giao thừa, trong tiếng Anh dùng như thế nào? ...

Kỷ niệm khó quên của cô giáo Hà Nội nặng lòng với trẻ tự kỷ

Đối với cô Nguyễn Thị Thanh Hoa (giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Hà Nội), trong quá trình dạy trẻ tự kỷ, điều hạnh phúc nhất chỉ đơn giản là khi các con làm được những việc... bình thường như tự ăn, tự cất dép vào đúng vị trí. Cô Nguyễn Thị Thanh Hoa tốt nghiệp khoa Giáo dục Tiểu học - ĐH Sư phạm Hà Nội và đã trải qua hơn 20 trong nghề giáo. Cô Hoa cho...

Mới nhất

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Cité de l'Océan của thành phố Biarritz – nơi gắn kết con người và biển cả

Cùng với Thủy cung Biarritz, Cité de l'Océan ở nước Pháp mang lại cho khách tham quan một góc nhìn khoa học, công nghệ, văn hóa và giải trí độc đáo và mới mẻ về thế giới biển.Hang động Lascaux tại Pháp - nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sửLàng Biot ở miền Nam nước Pháp: Nơi...

Cần người giữ lửa cho nhóm chat gia đình

Mỗi nhà có ít nhất ba nhóm chat gia đình để giữ liên lạc nhanh chóng, lưu giữ được nhiều hình ảnh, thông tin lại có thể dễ dàng kết nối cuộc gọi video giữa các thành viên, giúp đỡ nhớ nhau hơn... ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết