Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên tiểu học nói gì?

Giáo viên tiểu học nói gì?


Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì? - Ảnh 1.

Sách giáo khoa lớp 4 được bán tại Nhà sách và thiết bị trường học Nguyễn Tri Phương, P.9, Q.5, TP.HCM

Chủ động hơn, đi kèm với trách nhiệm cao hơn

Phóng viên Báo Thanh Niên trao đổi với thầy Nguyễn Văn Đại Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồ Văn Thanh (hiện đã nghỉ hưu), Q.12, TP.HCM.

Thầy Đại Thanh cho biết Chương trình GDPT 2018 với nhiều bộ sách giáo khoa. Khi được trả lại quyền lựa chọn sách giáo khoa về các nhà trường thì cái hay ở đây chính là hội đồng lựa chọn sách giáo khoa gồm nhà trường, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh… là người hiểu, nắm được hết những đặc thù của học sinh, phụ huynh địa phương mình từ đó sẽ có sự lựa chọn được bộ sách phù hợp cho học sinh, với con em phụ huynh tại nơi đó.

“Nên giao lại quyền chọn lựa sách giáo khoa về cơ sở, tôi ủng hộ việc nhà trường được chọn lựa sách cho học sinh của mình. Điều này sẽ có thêm sự đồng tình của phụ huynh, giúp cho việc giáo dục trẻ em được đồng thuận hơn. Nên để cho các cơ sở có sự lựa chọn sách giáo khoa và cần tôn trọng sự lựa chọn bộ sách giáo khoa đó, dựa trên việc diễn giải, phân tích các lý do vì sao chọn lựa bộ sách giáo khoa đó”, thầy Thanh nói.

Giáo viên chủ nhiệm tại một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM cho biết, về việc lựa chọn sách giáo khoa thì trong các năm học qua vẫn đưa ý kiến về để các trường chọn, nhận xét. Sau đó, các ý kiến từ phía giáo viên tiểu học trong trường được đưa về phòng giáo dục, rồi mới đi đến quyết định về bộ sách được chọn.

Theo giáo viên tiểu học trên, với việc trao lại quyền chọn lựa sách giáo khoa cho các trường, thì quyền quyết định của ban giám hiệu các trường và ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ chủ động hơn, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với sách giáo khoa chương trình mới. Đặc biệt, sách giáo khoa được chọn sẽ phù hợp với đặc thù của học sinh từng địa phương trong bối cảnh hiện nay nhiều bộ sách giáo khoa đang được lưu hành cùng lúc.

Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì? - Ảnh 2.

Học sinh đi mua sách giáo khoa cho năm học 2023-2024

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết việc các trường được quyền lựa chọn sách giáo khoa thì mặt tích cực sẽ giúp các trường chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung.

Song, hiệu trưởng này băn khoăn: “Nếu để các trường thực hiện sẽ khó khăn về chuyên môn khi chọn sách, về thông tin tài liệu, giá cả… Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm sau cùng về việc lựa chọn sách giáo khoa, khá căng thẳng. Do vậy cần phải hướng dẫn và tập huấn rất kỹ, thực hiện bài bản”, hiệu trưởng này chia sẻ.

Đặc thù của giáo viên tiểu học là dạy nhiều môn, trừ một số môn như âm nhạc, giáo dục thể chất, tiếng Anh… có giáo viên bộ môn. Do vậy, thay vì mỗi giáo viên bậc THCS, THPT chỉ thẩm định sách giáo khoa từng môn (toán, hay ngữ văn, vật lý), giáo viên tiểu học sẽ nghiên cứu, thẩm định, nhận xét nhiều cuốn sách giáo khoa từ toán, tiếng Việt, đạo đức tự nhiên xã hội, lịch sử và địa lý, hoạt động trải nghiệm….

Do đó, cũng có giáo viên tiểu học tại TP.HCM băn khoăn nếu giáo viên tham gia đọc, nhận xét, thẩm định sách giáo khoa nhiều môn như thế thì liệu rằng có dàn trải, giảm hiệu quả hay không.

Làm sao để minh bạch?

Vấn đề minh bạch trong lựa chọn sách giáo khoa được bạn đọc Báo Thanh Niên quan tâm. Khi trả quyền lựa chọn sách giáo khoa về các trường thì làm sao để hội đồng lựa chọn sách giáo khoa công tâm, bài bản, minh bạch, vì người học?

Chúng tôi nêu vấn đề trên tới một giáo viên tiểu học phụ trách công tác chủ nhiệm tại TP.HCM. Giáo viên này đề xuất để tăng thêm tính khách quan, minh bạch, khi thực hiện việc xét chọn sách giáo khoa ở từng đơn vị thì nên có sự tham gia của một cán bộ, nhân viên của phòng GD-ĐT trong buổi họp. Đồng thời, các cấp có thẩm quyền như UBND phường, quận cũng có thể cùng hỗ trợ công tác xét chọn sách giáo khoa chung với nhà trường.

Trường có quyền chọn sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì? - Ảnh 3.

Học sinh một trường tiểu học tại TP.HCM trong giờ tiếng Anh

Thầy Nguyễn Văn Đại Thanh cho biết theo kinh nghiệm lần chọn sách giáo khoa năm 2020, trong quá trình hướng dẫn chọn sách giáo khoa, Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ GD-ĐT cũng sẽ đưa ra những tiêu chí rất cụ thể để các cơ sở căn cứ vào đó để lựa chọn sách. Để khách quan, đa chiều, nhà trường cũng chuyển tới các phụ huynh tham khảo các tiêu chí này để có thể cùng tham gia với nhà trường, nhận xét ưu khuyết điểm của từng bộ sách giáo khoa. 

“Việc lựa chọn một bộ sách giáo khoa phải căn cứ trên các tiêu chí cụ thể rõ ràng mà sở, Bộ GD-ĐT đưa ra chứ không chỉ dựa vào cảm tính. Quá trình chọn lựa sách có sự tham gia của tất cả các giáo viên trong trường”, thầy Đại Thanh cho hay.

Dự thảo của Bộ GD-ĐT về nhà trường lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT về lựa chọn sách giáo khoa, mỗi trường thành lập 1 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.

Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.

Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu là 5 người.

Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn. Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.

Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về hoạt động, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng. Bên cạnh đó, chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở. 

Tuệ Nguyễn



Source link

Cùng chủ đề

Để phụ huynh không bức xúc vì chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa

Sau phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên về việc chỉ nên có một bộ sách giáo khoa thống nhất, chuyện sách giáo khoa 'nóng' trở lại với đủ...

Một buổi họp phụ huynh hạnh phúc

Không giống các buổi họp phụ huynh thông thường, một giáo viên chủ nhiệm tại TP.HCM sáng tạo trong việc tổ chức họp phụ huynh để gửi tới cha mẹ, người thân của các em học sinh những thông điệp ý nghĩa. ...

Đừng để thí sinh chọn môn vì ‘dễ thi, dễ đỗ’

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'. ...

Giáo viên nêu 4 đề xuất

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm. Thông tư mới giải quyết vấn đề tồn tại trong học đường nên có nhiều ý kiến khác biệt khi nhận định về Thông tư 29 là điều dễ...

Đại học Quốc gia TP.HCM tiết lộ thay đổi đề thi đánh giá năng lực 2025

Theo lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM, trong bối cảnh áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cấu trúc bài thi, đề thi đánh giá năng lực từ năm 2025 cần được điều chỉnh phù hợp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 loại thịt tốt nhất cho sức khỏe mắt

Cà rốt thường là thứ đầu tiên nhiều người nghĩ đến khi nhắc tới thực phẩm tốt cho mắt. Tuy nhiên, cà rốt không phải là thực phẩm duy nhất mang lại lợi ích này. Một số loại thực phẩm có nguồn gốc...

Đón tết Ất Tỵ, diện trang phục họa tiết rắn đẹp ấn tượng

Mùa thời trang tết 2025 chứng kiến màn "đổ bộ" của trang phục mang họa tiết linh vật...

ông Trump nói trực thăng đã bay quá cao

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump có căn cứ khi nói rằng chiếc trực thăng quân sự đã bay quá cao trong vụ va chạm với máy bay chở khách khiến 67 người thiệt mạng. ...

Nhanh trôi qua như tết ở quê nhà

Những ngày tết ở quê nhà trôi đi thật mau. Mới chớp mắt một cái tới ngày ông ngoại gói bánh chưng, chớp mắt thêm ngày nữa thấy đã tới mùng 1, mùng 2 rồi mùng 3. ...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân sử dụng giáo viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn

(NLĐO) – Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chỉ ra hàng loạt vi phạm tại Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). ...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Những lời chúc Tết thầy cô năm Ất Tỵ 2025 ngắn gọn, ý nghĩa

Lời chúc Tết Ất Tỵ 2025 dành tặng thầy cô là cách để học trò ghi nhớ, bày tỏ tấm lòng kính yêu, biết ơn đối với các thầy cô giáo. Dưới đây là những lời chúc Tết Ất Tỵ 2025 dành tặng thầy cô hay và ý nghĩa. - Kính chúc thầy cô năm mới Ất Tỵ 2025 luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc tràn đầy và thành công rực rỡ. Cảm ơn thầy cô đã dành nhiều tâm...

Cùng chuyên mục

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh sẵn sàng cho con nghỉ học đi chơi vì ‘cuộc đời ngắn ngủi quá’

Bộ trưởng Giáo dục Anh Bridget Phillipson đã cảnh báo các bậc phụ huynh phải đảm bảo con mình đến trường hoặc phải đối mặt với hậu quả, sau khi số lượng gia đình bị phạt vì vi phạm quy định nghỉ học trong học kỳ cao kỷ lục. ...

Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

“Tôi nghĩ rằng, các thầy cô vùng sâu, vùng xa, hải đảo họ “giàu có” hơn chúng ta rất nhiều, họ "giàu có" về mặt cảm xúc, tình cảm”, PGS.TS Trần Thành Nam – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ. ...

Nhanh trôi qua như tết ở quê nhà

Những ngày tết ở quê nhà trôi đi thật mau. Mới chớp mắt một cái tới ngày ông ngoại gói bánh chưng, chớp mắt thêm ngày nữa thấy đã tới mùng 1, mùng 2 rồi mùng 3. ...

Dân tộc nào ở Việt Nam không ăn Tết Nguyên đán?

TPO - Tết Nguyên đán được xem là ngày Tết cổ xưa nhất, quan trọng nhất với người Việt Nam. Nhưng không phải dân tộc nào ở nước ta cũng đón năm mới vào dịp này. Đó là những dân tộc nào? Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Chăm có đến 2 dịp lễ lớn được xem như là Tết là Păng-Katê (ngày 1/7 lịch Chăm, khoảng tháng 9 dương lịch) và...

Năm 2025, một số trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ

Các trường đại học trên cả nước dự kiến vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trong năm 2025.

Mới nhất

Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

“Tôi nghĩ rằng, các thầy cô vùng sâu, vùng xa, hải đảo họ “giàu có” hơn chúng ta rất nhiều, họ "giàu có" về mặt cảm xúc, tình cảm”, PGS.TS Trần...

Từng lo sợ trước sinh nhật tuổi 50, 4 điều đã xảy ra giúp cuộc đời tôi thay đổi, bình yên lúc về già

Nhiều người lo lắng, khủng hoảng trước ngưỡng tuổi trung niên. Điều gì sẽ giúp bạn hạnh phúc và tự tin hơn trong nửa sau của cuộc đời? ...

ông Trump nói trực thăng đã bay quá cao

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump có căn cứ khi nói rằng chiếc trực thăng quân sự đã bay quá cao...

Nhanh trôi qua như tết ở quê nhà

Những ngày tết ở quê nhà trôi đi thật mau. Mới chớp mắt một cái tới ngày ông ngoại gói bánh chưng, chớp...

Mới nhất