Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên nói gì về đề thi học sinh giỏi quốc gia...

Giáo viên nói gì về đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn?


Giáo viên nói gì về đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn?- Ảnh 1.

Đề thi học sinh sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm 2024

Theo đó đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn có 2 câu và thang điểm là 20. Nội dung như sau:

Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Trải nghiệm – ghi lại – tức thời chia sẻ lên mạng xã hội có nên là phương cách khẳng định giá trị của người trẻ trong thời đại ngày nay?

Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm)

“Các kiệt tác lớn là vô tận; mỗi thế hệ hiểu chúng theo cách của mình: như vậy có nghĩa là các độc giả tìm thấy ở đó điều gì rọi sáng một phương diện trải nghiệm của họ. Nhưng nếu như một tác phẩm là vô tận, điều đó không có ý nói rằng nó không có nghĩa khởi thủy, hay chủ ý tác giả không phải là tiêu chuẩn của nghĩa khởi thủy ấy. Cái vô tận, là ý nghĩa của nó, là tính thích đáng của nó ở bên ngoài bối cảnh nó xuất hiện”.

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề thi nặng về tính văn học, thiếu hơi thở cuộc sống văn học

Với nội dung đề thi học sinh giỏi nói trên, giáo viên Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), đánh giá 2 yêu cầu của 2 câu trong đề thi học sinh giỏi có sự chênh lệch quá lớn.

Thầy Đức Anh đánh giá: “Câu nghị luận xã hội có thể nói rằng quá nhẹ nhàng, dành cho đề kiểm tra của học sinh lớp 10, 11, không xứng đáng là đề thi học sinh giỏi quốc gia. Còn câu nghị luận văn học, thì câu chữ trừu tượng, nhìn thấy nặng nề, lớn lao, rất vô tận”.

Cũng theo thầy Đức Anh, đề thi môn ngữ văn này nặng về tính văn học mà thiếu đi hơi thở cuộc sống văn học.

Đề thi hay, tính phân hóa rất cao

Trong khi đó, thạc sĩ Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn tại Q.Bình Tân (TP.HCM), nhận xét: “Câu nghị luận xã hội đặt ra một vấn đề rất thiết thực, gần gũi với cuộc sống hôm nay, trong đó có tuổi trẻ: trải nghiệm – ghi lại – tức thời chia sẻ lên mạng xã hội. Đây là câu hỏi mở, thí sinh tự do bày tỏ quan điểm của bản thân miễn sao thuyết phục về lý lẽ”.

Ở câu nghị luận văn học, thạc sĩ Hoài nhận định, cách hỏi có chút lắt léo, hàn lâm, thí sinh cần đọc kỹ đề để giải mã nội dung câu hỏi về vai trò của bạn đọc trong tiếp nhận văn học. Thạc sĩ Hoài gọi đây là một đề thi khá hay, khó, xứng tầm, có tính phân loại cao.

Còn thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng đề thi hay, tính phân hóa rất cao, đáp ứng tốt yêu cầu chọn học sinh giỏi quốc gia. Có thể nhận thấy mối liên hệ tuy chưa rõ ràng giữa 2 câu là ở sự trải nghiệm của cá nhân và nhìn lại vấn đề này khi đặt trong tương quan đối với xã hội công nghệ, trong vòng tương tác kết nối cùng tác giả và văn bản. 

Theo thạc sĩ Khôi, thực hiện đề thi theo xu hướng gắn với trục chủ đề là một quan điểm đã khởi phát từ năm học 2021 – 2022, hoàn toàn phù hợp với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ngữ văn sau năm 2018 cho dù đây là đề thi phục vụ năm cuối cùng triển khai chương trình ngữ văn 2006. “Từ đó chúng ta càng khẳng định tính cập nhật rất tốt của người ra đề đối với diễn trình thực tế của đời sống và thực trạng dạy học ngữ văn”, thạc sĩ Khôi nhấn mạnh.

Theo thạc sĩ Khôi, ở câu nghị luận văn học, cái hay thứ nhất của người ra đề là đã chọn được nhận định đắt giá từ một tác phẩm rất hay nhưng khó đọc/ khó nắm bắt. Cái hay thứ hai của đề thi là với nhận định này, tính phân hóa cao được thể hiện rất rõ nét khi đặt ra yêu cầu tìm ý, phát triển ý và thâu tóm ý của học sinh giỏi. Chọn trọng tâm là việc định danh kiệt tác từ quá trình kiến tạo nghĩa cho văn bản ở cả hai phía tác giả và độc giả, về mối quan hệ giữa ý nghĩa văn bản với những lĩnh vực tham chiếu, với bối cảnh lịch sử xã hội, đề thi không còn là một vấn đề lý luận văn học dễ phát hiện mà đòi hỏi khả năng xử lý, phân tích, lý giải, kết nối, mở rộng vùng ngoại vi của thông tin được nêu trong đề. Quá trình này đã tránh được lối học vẹt khi chỉ nắm qua quýt kiến thức lý luận văn học hoặc học làm sang khi gắn với những hướng tiếp cận hiện đại còn quá sức với học sinh THPT. Đi vào vấn đề bản chất của văn học, khơi dậy cái nhìn rộng vào khách thể và sự thấu suốt vai trò chủ thể, tự đề thi đã là một vùng đất màu mỡ nhưng rất kén chọn bàn tay khai phá để vỡ ra nhiều giá trị ẩn tàng trong đó.

Ở câu nghị luận xã hội, cách đặt vấn đề đã khắc phục được hạn chế của đề thi trong nhiều năm khi yêu cầu nghị luận dần thoát ly khỏi những vấn đề tuy vẫn có ý nghĩa nhưng chưa phù hợp với lứa tuổi hoặc bắt đầu đi dần vào sáo mòn. Quy trình “khẳng định giá trị” của mỗi cá nhân được gắn với định hướng “trải nghiệm – ghi lại – tức thời chia sẻ lên mạng xã hội” đặt ra những sự lựa chọn nhắm thẳng vào nhu cầu thể hiện, khát khao khẳng định bản ngã đầy mạnh mẽ, rất tự tin của giới trẻ.

Theo thạc sĩ Khôi, đây là một đề thi nóng hổi hơi thở của hiện thực, sát sườn với tâm ý nên tạo cơ hội cho học sinh trình hiện cái tôi đặc trưng của lứa tuổi đầu thanh niên, để quan điểm riêng cất tiếng khẳng định những hướng đi, những con đường cá thể mang đậm bản sắc. Tính hai mặt của mạng xã hội cũng là điều học sinh cần xem xét đến khi tiến hành quá trình tái chiêm nghiệm và lựa chọn cách bộc lộ cá tính. Sâu xa hơn, người ra đề có chăng đã tạo ra trùng điệp những lựa chọn như “vội vã – chậm rãi, phô trương ở bề mặt – lắng kết ở chiều sâu, giá trị tức thời – giá trị bền vững, lệ thuộc vào xã hội số – độc lập với công nghệ” để tạo ra đất diễn đầy tính khơi gợi (và cả những thách thức) cho học sinh? Chính những điều này cũng là một cách giúp đề thi khẳng định được giá trị của nó.



Source link

Cùng chủ đề

Nữ sinh giành giải nhì học sinh giỏi quốc gia tặng người cha liệt sĩ

Người cha hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ khi Cao Diễm Quỳnh đang học lớp 4. Vượt qua cú sốc đầu đời, Quỳnh quyết tâm, nỗ lực để học tập tốt. Giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn địa lý vừa đạt được Quỳnh dành tặng người cha liệt sĩ. ...

Chàng trai vượt qua nghịch cảnh, giành giải ba môn địa lý quốc gia

Bằng không xem khó khăn là cái cớ để sao nhãng việc học tập, mà đã biến thành động lực vươn lên và xuất sắc trở thành học sinh đoạt giải 3 môn địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025. ...

‘Giải mã’ học trò trường thường, trường vùng sâu đạt học sinh giỏi quốc gia

Trong khi ở các tỉnh thành phía Bắc, hầu hết học sinh giỏi quốc gia đến từ các trường THPT chuyên thì ở phía Nam, không ít học sinh đến từ trường thường (không chuyên). Trường THPT Đầm Dơi là trường thuộc huyện vùng...

Giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn toán: ‘Toán học như trò chơi giải đố’

Đoàn Đức Minh, học sinh lớp 12 toán Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Nha Trang, Khánh Hòa), đã xuất sắc giành giải nhất môn toán tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025, và được chọn dự thi đội tuyển Olympic toán học quốc tế. ...

Học trò vùng sâu đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Những ngày đầu năm 2025, thầy trò Trường THPT Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) ngập tràn niềm vui khi trường có hai học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia. Em Trịnh Gia Huy (lớp 12A1 Trường THPT Đầm Dơi)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tết năm nay dự báo lạnh và đây là những kiểu áo khoác bạn cần sắm

Các thiết kế áo khoác phổ biến thường có kiểu dáng dài ngang hông hoặc tới đùi, giúp...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Sinh viên ngành Khoa học máy tính SIU ‘bội thu’ giải thưởng

Năm qua, sinh viên ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi học thuật và nghiên cứu. Đề tài của sinh viên SIU góp phần chăm sóc và nâng cao...

Mới nhất

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất