Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo viên chuyên dạy thêm, đề nghị đừng kêu nữa

Giáo viên chuyên dạy thêm, đề nghị đừng kêu nữa

Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương cho rằng, rất nhiều giáo viên không bao giờ mơ được dạy thêm, những nhân viên nhà trường cũng không được dạy thêm… và họ cũng sống với đồng lương ít ỏi.

Thông tư 29 “siết” dạy thêm, học thêm: Đề nghị đừng kêu

Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đã chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2 vừa qua và vẫn đang nhận được nhiều quan tâm từ dư luận. Trong khi dư luận đồng tình với việc quản lý dạy thêm, học thêm thì vẫn còn một số giáo viên “kêu than” nghề vất vả, lương ít. 

Cụ thể mới đây một giáo viên chia sẻ: “Giáo viên vất vả phải làm nhiều việc, hay được đi nhiệm vụ của ngành (chuyên đề, bồi dưỡng, tập huấn…); Lên các tiết chuyên đề, dạy các tiết chuyên đề, dự các tiết chuyên đề, ra đề thi, trông thi, chấm thi, dọc phách, làm thi,… Hầu như tuần nào cũng có sự kiện (khai giảng, trung thu, 20/11, Noel, sơ kết, 8/3, 22/12, 26/3, bế giảng, phụ trách sao giỏi,…

Giáo viên có mặt ở trường từ 6h30 sáng để chuẩn bị. Một số ngày học sinh diễn ở phường, ở quận giáo viên đi quản học sinh từ 18-21h thậm chí thứ 7, chủ nhật. Giáo viên tiểu học dạy liên tục 2 tiết nghỉ 15 phút nhưng nhiều lúc không kịp bài giáo viên dạy xuyên ra chơi. THCS dạy 1 tiết nghỉ 5 phút để di chuyển từ lớp sang lớp khác, 2 tiết nghỉ 10 phút. Chúng tôi vất vả làm thêm cả buổi trưa mới được vài đồng, còn các ngành khác ngồi không được hưởng. Vậy hỏi công bằng đâu cho giáo viên?”.

Tiến sĩ Giáo dục:

Nhiều giáo viên phản hồi trước Thông tư 29. Ảnh minh họa: Tào Nga

Trước ý kiến này, trao đổi với PV báo Dân Việt, Tiến sĩ Giáo dục độc lập Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết: “Giáo viên nào nói làm nhiều, còn nghề khác ngồi không được hưởng là rất quá đáng, khiến mọi người chán nản, bực bội. Trong khi giáo viên được nghỉ ngơi buổi tối thì các chiến sĩ bộ đội, công an phải đi tuần tra, đi trực khắp nơi để đảm bảo an toàn cho người dân. Các bác sĩ trực cả đêm để chăm sóc bệnh nhân. Những bạn làm kế toán bạc đầu ngồi tính toán, đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 3. Kể cả nhân viên văn phòng nếu có việc cũng phải tăng ca ngày đêm. Đó là chưa kể nghề giáo luôn được nghỉ Tết, có rất nhiều nghề, Tết không được nghỉ.

Giáo viên nói chương trình… khó nhưng chương trình được áp dụng trên cả nước. Ngoài một số thành phố lớn có học thêm, rất nhiều nơi không học thêm gì cả. Chương trình bị các bạn “tuyên truyền” là quá nặng nhưng tỉ lệ lên lớp của cả nước vẫn gần 100%. Nếu nặng như các bạn nói mà sao tỉ lệ đúp không tăng lên?

Giáo viên nói có “1001 các công việc khác ngoài giờ dạy”. Đó mới là nghề giáo viên, chứ không đã là thợ dạy rồi. Nghề khác có 1001 các công việc khác và cũng phải chấp nhận tất cả trong khoản lương cứng. Nghề giáo cũng tính lương theo các hệ lương của tất cả các ngành khác. Có phải nghề giáo nhận hệ lương đặc biệt riêng và thấp hơn hẳn các nghề khác đâu?

Nếu giáo viên nói dạy xuyên giờ nghỉ giải lao, không được nghỉ ngơi. Điều đó khẳng định giáo viên đang bị “cháy” giáo án, khả năng dạy và quản lý thời gian không tốt, phải rút kinh nghiệm chứ không phải nêu ra để đòi tiền trợ cấp.

Chương trình thay đổi, giáo viên phải có trách nhiệm tìm cách dạy làm sao cho phù hợp với chương trình mới chứ không phải đòi chương trình chạy theo khả năng dạy của giáo viên. Các nghề nghiệp khác cũng phải thường xuyên học hỏi để nâng cao tay nghề, cũng phải tìm cách cập nhật liên tục để theo kịp sự phát triển nghề đó. Việc đó là đương nhiên. 

Trong giáo viên, không phải tất cả đều đi dạy thêm. Rất nhiều giáo viên dạy môn khác không bao giờ mơ được dạy thêm. Rồi những nhân viên nhà trường cũng không được dạy thêm. Họ cũng sống với đồng lương ít ỏi đó. 

Bộ GDĐT không cấm tuyệt đối dạy thêm mà ra luật hạn chế. Chúng ta đừng kêu ca nữa và hãy làm việc theo quy định”.

Thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT về dạy thêm, học thêm

Ngày 18/2, Bộ GDĐT cũng thông tin về quản lý dạy thêm, học thêm và một số nội dung giáo dục phổ thông,

Bộ GDĐT cho biết, sau Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình từ các địa phương để có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo, qua đó, giúp các Sở GDĐT có căn cứ tham mưu và chỉ đạo thực hiện tại địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị triển khai chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn đến các đối tượng liên quan nhằm thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định. Triển khai thực hiện hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 07/02/2025.

Các Sở GDĐT kịp thời nắm bắt tình hình từ các nhà trường, giáo viên để hướng dẫn hoặc phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện có hướng dẫn phù hợp với đặc thù địa phương.

Các nhà trường và giáo viên có trách nhiệm là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, nơi đáp ứng chuẩn đầu ra; việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. Với những học sinh có kết quả chưa đạt, đang chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường, giáo viên cần có trách nhiệm bổ trợ cho các em.

Phụ huynh học sinh và xã hội cần đồng hành với nhà trường để thực hiện việc giáo dục, đảm bảo kết hợp hài hòa cả ba yếu tố trong giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội); tham gia giám sát việc thực hiện Thông tư 29.

“Ngoài ra, để đảm bảo đời sống cho nhà giáo, thời gian qua, Bộ GDĐT đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó dự án Luật Nhà giáo, nếu được Quốc hội thông qua trong thời gian tới, cũng sẽ mang lại những chính sách đãi ngộ tích cực cho nhà giáo”, Bộ GDĐT khẳng định.





Nguồn: https://danviet.vn/tien-si-giao-duc-giao-vien-chuyen-day-them-de-nghi-dung-keu-nua-20250219071143699.htm

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông tin mới nhất về vụ trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GDĐT TP.HCM vừa có những thông tin mới nhất liên quan đến việc trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động. ...

Nhà vườn trồng cây cảnh Gia Lai lại chở mai vàng về có cây “khủng” đại gia trả 3 triệu/cây

Sau Tết Ất Tỵ 2025, dịch vụ chăm sóc mai vàng ở Gia Lai lại tất bật vào mùa. Nghề chăm sóc mai sau Tết giúp cho nhiều nhà vườn khoản thu nhập đáng kể, nhưng công sức bỏ ra cũng không ít. ...

Một trường ĐH ở TP.HCM được HĐND Thành phố miễn tiền thuê đất

Dự án Trường Đại học Fulbright (FUV) được miễn tiền thuê đất ở Khu Công nghệ cao trong 50 năm, thay vì phải trả 241 tỷ đồng theo cách tính của Kiểm toán Nhà nước. ...

Đàn chim hoang dã trăm con ẩn hiện trên mặt hồ Trúc Bạch dưới làn sương mù huyền ảo

Tại đền Thủy Trung Tiên (hồ Trúc Bạch, Hà Nội) có hàng trăm chú diệc, cò, vạc... chao lượn, làm tổ sinh sống. Chúng đã ở đây gần 10 năm nay. ...

Bayer đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên

Liên kết các sáng kiến của Bayer với chương trình phát triển của chính phủ Việt Nam, đặc biệt đối với các loại cây trồng xuất khẩu chính như gạo, sầu riêng, cà phê..., nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên tiếp tục nhận được những hỗ...

Bài đọc nhiều

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Cùng chuyên mục

Đảm bảo quyền lợi của học sinh khi Trường quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập và các nhà đầu tư, các trường có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận học sinh chuyển từ Trường quốc tế...

Trẻ ngại nói cảm ơn hay do tôi khó tính?

Câu chuyện về lời cảm ơn do chị Nguyễn Thị Thương, phụ huynh có con đang học lớp 9 ở TP.HCM kể và phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi lại. "Hôm ấy, con tôi đi cùng nhóm bạn tham gia một chương trình...

Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen muốn nghỉ việc

(NLĐO)- PGS- TS Võ Thị Ngọc Thuý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đã có đơn gửi Chủ tịch Hội đồng trường đề nghị chấm dứt hợp đồng vì lý do sức khoẻ. ...

Thông tin mới nhất về vụ trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GDĐT TP.HCM vừa có những thông tin mới nhất liên quan đến việc trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động. ...

Thầy cô giáo là tấm gương tự học và truyền cảm hứng cho học sinh

TPO - “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học, truyền cảm hứng, sự sáng tạo cho học sinh noi theo”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tại Hội nghị kích hoạt tháng tự học ngoại ngữ 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sáng 20/2.  TPO - “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học, truyền cảm hứng, sự sáng tạo cho học sinh noi theo”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT...

Mới nhất

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Mới nhất