Trang chủKinh tếNông nghiệpGiáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội...

Giáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam


Báo cáo kết quả công tác giai đoạn 2019 – 2024, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nguyễn Văn Thắng cho biết, Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam chính thức thành lập năm 2019. Đến nay, trải qua 5 năm, Hội đã có tổng số 18 tổ chức hội viên và 455 hội viên cá nhân – bao gồm những cán bộ, công dân có nhiệt huyết, năng lực đối với công tác KTTV. 

Nhiệm kỳ Đại hội nhiệm kỳ I (2019 – 2024), Ban chấp hành Hội gồm 51 đồng chí đã nỗ lực kiện toàn tổ chức và xây dựng nền móng cho những nhiệm kỳ tiếp theo, điều hành các hoạt động của Hội góp phần cùng các cơ quan nhà nước không ngừng nâng cao vai trò của ngành KTTV.

Cùng với hoàn thiện công tác tổ chức đến các chi hội, Hội đã kiện toàn các chức danh với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học, nghiên cứu viên, cán bộ viên chức đã và đang công tác trong lĩnh vực hoạt động về KTTV trên phạm vi cả nước.

Hội đã thành lập 2 viện nghiên cứu trực thuộc, đó là Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường, trụ sở tại Hà Nội và Viện Phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian qua, Hội cũng tham gia xây dựng dự thảo Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các chuyên gia tham gia Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã phản biện cho 25 Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các Quy hoạch tỉnh.

Giáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam Nguyễn Văn Thắng báo cáo kết quả hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ I (2019-2024).

Tham gia xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP), Thông báo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam gửi Ban thư ký Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu… Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cũng được triển khai thường xuyên theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với Quỹ Môi trường Toàn cầu, Chương trình tài trợ Các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP-GEF/ SGP) đề xuất Dự án: “Vận dụng tri thức địa phương và nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao năng lực thích ứng, cải thiện sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình”.

Trong nhiệm kỳ I, Hội cũng đã tích cực thông tin, phổ biến kiến thức, nâng cao nghiệp vụ cho hội viên; tham gia các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về KTTV và đời sống, cũng như các hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam…

“Cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với cộng đồng, người dân”

Thay mặt lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành ghi nhận và biểu dương những kết quả hoạt động của Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam thời gian qua. Mặc dù đúng vào trong giai đoạn đại dịch Covid 19 bùng phát, nhưng Hội đã vượt qua nhiều khó khăn, tích cực hoạt động và có những đóng góp quan trọng đối với ngành Tài nguyên và Môi trường. Hội đã quy tụ, tập hợp được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý uy tín trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường, biến đổi khí hậu.

“Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã thực sự là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước về khí tượng thủy văn với cộng đồng, truyền tải thông tin phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất của người dân”, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.

Giáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam- Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ II (2024 – 2029) của Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam.

Về những nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới 2024 – 2029, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Hội tiếp tục duy trì hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích; quan tâm tới công tác phát triển Hội viên, bảo đảm đông về số lượng, mạnh về chất lượng; nâng cao chất lượng tổ chức Hội.

Thời gian tới, Hội cần chủ động đề xuất và tham gia thực hiện các nhiệm vụ liên quan của ngành tài nguyên và môi trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội; mạnh dạn đưa ra các quan điểm, ý kiến tư vấn, phản biện về các vấn đề của ngành, lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là các vấn đề lớn, nhạy cảm.

Thứ trưởng cũng đề nghị Hội định kỳ tổ chức đánh giá tình hình hoạt động để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đề xuất những mô hình, giải pháp hay để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên để Bộ có định hướng và tạo điều kiện cho Hội hoạt động tốt hơn.

Giáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam- Ảnh 4.

Giáo sư Trần Thục (thứ 2 từ trái vào) tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam nhiệm kỳ II (2024-2029).

Tại Đại hội, đại diện Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Vụ Tổ chức phi chính phủ (thuộc Bộ Nội Vụ) đã đóng góp ý kiến nhằm phát triển công tác Hội trong nhiệm kỳ mới. Các ý kiến đề xuất Hội cần chủ động triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong các ngành, lĩnh vực có liên quan đến KTTV, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng thời, tích cực phát triển mạng lưới hội viên.

Sau khi thông qua các báo cáo nhiệm kỳ 2019 – 2024, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2029 với 61 đồng chí. Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới đã họp phiên đầu tiên để bầu Ban Thường vụ; bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký; bầu các chức danh trong Ban Kiểm tra và thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 – 2029. 

Theo đó, Giáo sư Trần Thục tiếp tục được Ban chấp hành bầu giữ chức Chủ tịch Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam nhiệm kỳ 2024 – 2029. Các Phó Chủ tịch Hội gồm: Ông Nguyễn Văn Thắng – kiêm Tổng Thư ký Hội (Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu), ông La Đức Dũng (Tổng cục Khí tượng thủy văn) và ông Bùi Anh Huy (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội).

Giáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam- Ảnh 5.

Giáo sư Trần Thục phát biểu tại Đại hội Hội Khí tượng Thủy văn nhiệm kỳ II (2024-2029)

Giáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam- Ảnh 6.

Các thành viên Ban Thường vụ Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam nhiệm kỳ II (2024 – 2029) ra mắt Đại hội.

Giáo sư Trần Thục tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam- Ảnh 7.

Ban Chấp hành Hội Khí tượng Thủy văn nhiệm kỳ II (2024 – 2029) ra mắt Đại hội.





Nguồn: https://danviet.vn/giao-su-tran-thuc-tiep-tuc-duoc-bau-lam-chu-tich-hoi-khi-tuong-thuy-van-viet-nam-20240824070936965.htm

Cùng chủ đề

Bất ổn chính trị tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm 2025 xuống 1,6-1,7% thay vì mức 1,9% tháng 11/2024, trước sự cố bất ổn chính trị. Trong báo cáo ngày 21/1, BOK tuyên bố rằng: “Những cú sốc chính trị diễn ra sau lệnh thiết quân luật bất ngờ vào tháng 12 và vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air đã làm giảm tiêu dùng trong...

Dự báo xuất khẩu cao su năm 2025 đạt trên 11 tỷ USD

Hiệp hội cao su Việt Nam dự báo, năm 2025 dự kiến sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ hơn của ngành cao su Việt Nam. ...

Việc bổ cập nước sông Hồng chưa thể làm hồi sinh sông Tô Lịch

(NLĐO) - Bộ TN-MT nói việc bổ cập nước sông Hồng sang sông Tô Lịch là cần thiết, cấp bách, nhưng giải pháp Hà Nội đưa ra chưa thể làm sống lại dòng sông ...

Dự báo lạm phát năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức từ 3 – 4,5%

Tại sự kiện do Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức này, TS. Nguyễn Đức Độ Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), nhận định: Bên cạnh các yếu tố về tiền tệ, tỷ giá, lạm phát trong năm 2025 còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tăng trưởng kinh tế thế giới và giá dầu, giá nguyên...

Trung Quốc ghi nhận 2024 là năm ấm nhất lịch sử

(CLO) Dữ liệu khí tượng từ Trung Quốc cho thấy năm 2024 là năm ấm nhất kể từ khi nước này bắt đầu ghi chép dữ liệu vào năm 1961, là năm thứ hai liên tiếp các mốc kỷ lục bị phá vỡ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dàn drone hỏa thuật rơi, cháy khét lẹt khi trình diễn trong đêm tổng duyệt chào năm mới tại Hà Nội

Tối 26/1, tại khu vực quảng trường Mỹ Đình - sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, hơn 2.025 drone hỏa thuật gặp trục trặc, lỗi liên tục, không xếp thành hình. Đây là chương trình chào đón năm mới 2025 với quy mô lớn. ...

Một huyện nông thôn mới ở Tiền Giang có tuyến đường hoa đẹp tinh tươm, hoa chiều tím, mười giờ

Cùng với chủ trương xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới…những năm qua, người dân huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) đã thực hiện tuyến đường hoa nông thôn mới; tham gia trồng cây cảnh, trồng các...

Đây là con động vật hoang dã khiến dân tình chụp ảnh lia lịa ở khu rừng rộng 115.000ha tại Đắk Lắk

Thay vì cưỡi voi, du khách khi đến Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sẽ vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của loài động vật hoang dã khổng lồ, ngắm nhìn voi từ xa, theo dõi chúng ăn uống,...

Tiểu thương Đà Lạt đốt lửa sưởi ấm chờ khách mua cây cảnh, hoa chưng Tết Nguyên đán 2025

Mặc dù trời lạnh, sương xuống vào ban đêm nhưng tiểu thương Đà Lạt (Lâm Đồng) bán cây cảnh, hoa vẫn kiên trì đốt lửa sưởi ấm chờ khách đến mua về chưng Tết Âm lịch 2025. ...

Nông dân Hải Phòng trồng chuối Tết trắng tay dù bán được, vì sao nên nỗi?

Đã đến thời điểm bán chuối phục vụ Tết Nguyên Đán nhưng năm nay tại Hải Phòng không khí lại ảm đạm, vắng vẻ do hậu quả thiên tai. Mặc dù cận tết nhu cầu mua chuối tết tăng, giá cao nhưng người dân không có chuối để bán. ...

Bài đọc nhiều

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Cá lúi ở Bình Định là loài cá gì, sống ở đâu mà hễ đem kho rau răm, nhà giàu, đại gia cũng đòi...

Sáng dắt xe ra đi làm, má trong bếp nói với ra: Làm gì làm, trưa nhớ về ăn cơm nghen con, có món cá lúi má kho rau răm. Cá lúi! ...

Chưa hết lo với an toàn thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng trăm cơ sở bị xử phạt Thực hiện Kế hoạch số 335/KH-UBND của UBND TP Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản để cụ thể hoá; tổ chức triển khai nghiêm túc công tác đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025 từ cấp huyện đến cơ sở. Một trong những giải pháp được các quận, huyện chú trọng là...

Cùng chuyên mục

Một huyện nông thôn mới ở Tiền Giang có tuyến đường hoa đẹp tinh tươm, hoa chiều tím, mười giờ

Cùng với chủ trương xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới…những năm qua, người dân huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) đã thực hiện tuyến đường hoa nông thôn mới; tham gia trồng cây cảnh, trồng các...

Đây là con động vật hoang dã khiến dân tình chụp ảnh lia lịa ở khu rừng rộng 115.000ha tại Đắk Lắk

Thay vì cưỡi voi, du khách khi đến Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sẽ vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của loài động vật hoang dã khổng lồ, ngắm nhìn voi từ xa, theo dõi chúng ăn uống,...

Nông dân Hải Phòng trồng chuối Tết trắng tay dù bán được, vì sao nên nỗi?

Đã đến thời điểm bán chuối phục vụ Tết Nguyên Đán nhưng năm nay tại Hải Phòng không khí lại ảm đạm, vắng vẻ do hậu quả thiên tai. Mặc dù cận tết nhu cầu mua chuối tết tăng, giá cao nhưng người dân không có chuối để bán. ...

Hoa tết ở Ninh Bình, có trăm loại, đủ trăm màu, la liệt hình dạng, vẫn cảnh đìu hiu chưa từng thấy

Các mặt hàng hoa, cây cảnh dịp Tết như đào, mai, quất đua nhau khoe sắc nhưng hoa tết ở Ninh Bình vẫn ế ẩm vì người mua và sức mua giảm khiến nhiều người bán hoa như ngồi trên đống lửa. ...

Giữa Hải Dương có cánh đồng hoa của vợ chồng bà nông dân, vừa đẹp như cổ tích còn mang về tiền tỷ

Gia đình ông Nguyễn Như Tuấn, bà Phan Thị Thảnh ở thôn Đoàn Kết, xã Hồng Phong (Nam Sách, Hải Dương) 30 năm nay âm thầm vẽ cho đời những nét xinh tươi bằng những bó hoa muôn màu sắc. ...

Mới nhất

Những điểm du lịch hot nhất tết nguyên đán Ất Tỵ

(NLĐO)- Sa Pa, Mộc Châu, Hà Nội, Hà Giang, Ninh Bình... là những địa điểm du lịch du khách không nên bỏ qua trong dịp tết Nguyên...

Vượt sóng chở “Tết” ra đảo xa

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải quân đến thăm, chúc tết sớm quân dân đảo Trà Bản, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) ...

Cháy lớn tại Chợ trung tâm huyện Yên Minh

Khoảng 16h ngày 26/1, tại Chợ trung tâm huyện Yên Minh (Hà Giang) đã xảy ra vụ cháy, thiêu rụi nhiều gian hàng như quần áo, giầy dép của các hộ kinh doanh. ...

Người EQ cao đáp khéo theo cách này dễ dàng ghi điểm

Với cách ứng xử này, bạn hoàn toàn ghi được điểm trong mắt sếp dù cho có từ chối hay đồng ý nhận việc. ...

Hàng ngàn người lao động Bình Dương về Tết trên chuyến xe, chuyến bay 0 đồng

Sáng 26/1, 112 lao động diện khó khăn tại Bình Dương hạ cánh tại sân bay Vinh (Nghệ An) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) trên “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” miễn phí đã về đến nhà. Dịp này, hơn 1.600 công nhân cũng đã được hỗ trợ về quê trên chuyến xe 0...

Mới nhất