Trang chủNewsThế giớiGiáo sư người Nhật - Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt


Với Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara không phải “đi Việt Nam” hay “đến Việt Nam” mà là “về Việt Nam”; về nghe tiếng Việt thấm đẫm nỗi nhớ, nơi “đất đã hóa tâm hồn” của một người xứ lạ…

Giáo sư người Nhật - Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt
Giáo sư Hiroki Tahara với khẩu hiệu: Học tiếng Việt không khó. Ảnh: NVCC

Hay tin tôi sang Sapporo (Nhật), Hiroki Tahara – anh bạn cũ vượt hơn hai nghìn cây số bay từ Fukuoka đến thăm. Thấy tôi tỏ vẻ cảm kích, anh cười: “Vì thèm được nghe tiếng Việt, lâu quá Ta (cách GS. Hiroki Tahara xưng hô thân thuộc – NV) chưa về Việt Nam, nên thăm bạn cho đỡ nhớ! Hơn nữa bạn bè của Ta ở Việt Nam cũng hay hỏi: “Khi nào anh về?” mà câu này có nghĩa là khi nào về Sài Gòn chứ không phải là về Nhật. Cái từ “về” nghe sướng tai, ấm áp hơn. Thật hạnh phúc khi mình có được một quê hương thứ hai và được quê hương ấy chấp nhận”…

Mắm Việt níu người xứ lạ

Mỗi lần về Sài Gòn, Tahara hay hẹn tôi đến quán Đo Đo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Mỗi lần ăn là trông anh như… Việt kiều xứ Quảng xa quê vậy. Quán có bao nhiêu món đặc trưng của xứ Quảng là gọi bày hết lên. Tahara mê món Việt, nhất là món ăn của miền Trung.

“Vậy chớ hồi mới qua Việt Nam học, Ta ăn cơm Việt thấy không hợp khẩu vị. Chỉ tại vì mình là người ở xứ gạo nổi tiếng nhất của nước Nhật là gạo Koshihikari, nên cảm thấy lạ khi tiếp xúc với gạo xứ khác.

Thấy đứa học trò Nhật suy dinh dưỡng vì chỉ gặm bánh mì không, phu nhân của thầy giáo dạy tiếng Việt của Tahara vừa lo vừa thương, luôn mời ăn cơm gia đình vào mỗi chiều Chủ nhật. Hồi đó còn quá non để biết được cái “ngon” của Việt Nam. Nước mắm cũng không quen, giờ thì mắm ruốc, mắm tôm, mắm cái gì cũng ăn ngon lành!” – Tahara nhớ lại.

Tahara nhớ hoài kỷ niệm lần đầu tiên được ăn tết Việt. Đó là năm 1993, gia đình thầy giáo dạy tiếng Việt mời anh đến ăn tết. Anh nhớ nhất các món hoành thánh chiên, lạp xưởng nhà thầy làm để đãi cậu học trò Nhật.

“Năm đó tưởng phải ăn tết một mình nhưng được gia đình thầy chào đón như thành viên trong nhà. Đây là nguồn động viên mình những lúc nản chí nhất, đến mức nếu không có thầy và phu nhân, Ta đã bỏ học lâu rồi” – anh tâm sự.

Vì vậy mà Tahara càng cảm thấy mình gắn bó với Việt Nam nhiều hơn. Bạn đời của mình, anh cũng chọn là người mang 50% dòng máu Việt, khi vợ anh có mẹ là người Việt.

Cơ duyên đến với tiếng Việt của anh khi thi rớt đại học lần đầu. Năm 1990, Hiroki Tahara thi vào khoa tiếng Triều Tiên, Đại học Ngoại ngữ Tokyo nhưng không đậu. Gia đình nói với Tahara nên chọn ngôn ngữ nào mới mẻ, ít người biết. Tahara thấy có 3 thứ tiếng ít người học là tiếng Thái, tiếng Myanmar, tiếng Việt, trong đó tiếng Việt có bộ chữ Latinh, thế là chọn tiếng Việt vì cứ nghĩ là “học tiếng Việt chắc dễ”.

Lúc đó Tahara không ngờ rằng tiếng Việt sẽ là duyên nợ suốt đời của mình. Nhất là khi anh là một trong 10 sinh viên đầu tiên của Nhật sang Sài Gòn học tiếng Việt năm 1992 ở Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á của Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

Càng hài hước càng dễ rành tiếng Việt

Hôm tôi gặp anh Ta ở Nhật, đi cùng có nữ ca sĩ Vi Thảo, một giọng ca có tiếng của xứ Duy Xuyên. Sau ngỡ ngàng như bất cứ người Việt nào lần đầu nghe Tahara trò chuyện, Vi Thảo hỏi ngay vì sao anh rành tiếng Việt đến vậy?

Giáo sư người Nhật - Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt
Gia đình giáo sư diện áo dài Việt trong dịp đi chơi năm mới ở Nhật Bản.Ảnh: NVCC

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu khó trò chuyện với mình, tiếng Việt của Ta từ từ tiến bộ. Đặc biệt nhờ hài hước mà Ta học tiếng Việt nhanh”.

Còn nhớ, trong một lần đi điền dã ở Hội An những năm 1990, có người tìm tới hỏi thăm anh chàng người Nhật: “Anh có phải tên là Toa-hoa-roa?”. Anh chàng thủng thỉnh trả lời: “Không phải. Tôi tên là Tahara”. Bên hỏi cứ nhất định: anh đúng là Toa-hoa-roa và bên trả lời vẫn cứ khăng khăng mình là Tahara.

Chàng sinh viên ngôn ngữ học hồi ấy cố tình đùa để được cảm nhận trực quan sự thú vị của giọng nói vùng đất này. Giọng của xứ mà Tahara thừa nhận là không dễ “dịch” và phát âm theo được. Đây cũng là dịp để Tahara luyện sự phân biệt giọng nói của người xứ Quảng khi một người nước ngoài như anh thường chỉ được học theo giọng Nam hoặc giọng Bắc.

Tahara cho biết thêm: “Thời kỳ làm việc ở Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội với vai trò phiên dịch, Ta thường gặp giới lãnh đạo Việt Nam có nhiều người miền Trung, nên có thể nghe và hiểu được từ ngữ, cách nói dễ dàng. Bí quyết nói sõi, viết giỏi tiếng Việt của Tahara chỉ gói gọn: Không sợ sai, không sợ bị chê, cứ nói, cứ viết”.

Tiếng Việt – món quà trời cho

GS. Tahara quan niệm tiếng Việt đối với mình là “món quà” do trời cho. Bởi “nhờ tiếng Việt mà mình có được cuộc sống đàng hoàng như hôm nay. Ta phải trả ơn người Việt mới phải”.

Bên cạnh việc truyền bá, nhiệt tình hỗ trợ những gì liên quan đến dạy và học tiếng Việt ở Nhật Bản suốt mấy chục năm qua, GS. Tahara đã xuất bản 4 cuốn sách về tiếng Việt. “Với người Nhật, đất nước con người Việt Nam không còn xa lạ. Việt Nam là điểm đến du lịch yêu thích của người Nhật. Số người Việt Nam sinh sống ở Nhật cũng nhiều, sang Nhật du lịch cũng ngày mỗi đông. Nhưng việc học tiếng Việt ở Nhật vẫn chưa được phổ biến.

Đến Việt Nam du lịch, nếu biết tiếng Việt thì vui gấp 10 lần, biết tiếng Quảng thì còn vui hơn nữa. Với tư cách là một người từng học tiếng Việt hơn 30 năm, Ta muốn đóng góp chút gì đó nho nhỏ từ bản thân mình để mong thúc đẩy quan hệ hai nước Nhật – Việt!” – GS. Tahara nói.

Ngoài cuốn “Từ điển Việt – Nhật” đang được chỉnh sửa bổ sung cho lần tái bản trở lại, Tahara còn ấp ủ một dự án dài hơi khác mang tên “Bolero nhạc Việt” đã được Bộ Văn hóa – Khoa học Nhật Bản đồng ý tài trợ thực hiện. Điều này xuất phát từ tình yêu nhạc Việt, đặc biệt là rất thích nghe nhạc bolero của Tahara. Cơ duyên đưa đến là khi lần đầu anh được nghe bản nhạc bolero đầu tiên trong nền tân nhạc Việt Nam của người nhạc sĩ xứ Quảng Lê Trọng Nguyên là “Nắng chiều” để rồi bài hát trở thành bản nhạc Việt yêu thích nhất của Tahara.

Giáo sư ngôn ngữ học Hiroki Tahara SN 1972, học tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản và Đại học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. GS. Tahara là Tùy viên Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam từ 1996 – 1999; phiên dịch tiếng Việt – tiếng Nhật cho nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam và Nhật Bản. Hiện là Ủy viên Hội đồng Quản trị, Học viện Ritsumeikan; GS. Trường Đại học Ritsumeikan Asia Pacific, Nhật Bản.

Ông đã viết 4 cuốn sách về tiếng Việt cho người Nhật: “Nhập môn tiếng Việt”; “Ngữ pháp tiếng Việt”; “Giao tiếp tiếng Việt – Giúp bạn kết nối với tiếng Việt”; “Từ điển Việt – Nhật” (viết chung với thầy Nguyễn Văn Huệ, cô Trần Thị Minh Giới).

Theo Báo Quảng Nam

https://baoquangnam.vn/giao-su-nguoi-nhat-hiroki-tahara-ve-nghe-tieng-viet-3148399.html?gidzl=_Aly3SpWZJJ_iFy9plQ5ClYv_mhKeuiuvUtwLDQdY6YswAvGrlUCQUM__mM4-8GsjBEa2p82VaCAp-2BD0





Nguồn: https://thoidai.com.vn/giao-su-nguoi-nhat-hiroki-tahara-ve-nghe-tieng-viet-210009.html

Cùng chủ đề

Đại sứ quán Nhật Bản và Plan International Japan hỗ trợ giáo dục bình đẳng giới cho trẻ em vùng cao

Ngày 25/3 tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Lễ ký Hợp đồng viện trợ không hoàn lại dành cho dự án liên kết với tổ chức phi chính phủ Plan International Japan. Dự án mang tên “Cải thiện môi trường học tập từ góc nhìn bình đẳng giới tại các trường tiểu học và trung học cơ sở ở tỉnh Hà Giang và tỉnh Lai Châu”. Dự án...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Ngày 10/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam, có đại diện lãnh đạo các Đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Văn phòng Bộ. Thành phần tham dự phía Nhật Bản...

Tôi yêu Việt Nam !

Việt Nam tươi đẹp từ văn hóa, con người, cảnh quan, ẩm thực… đã cuốn hút du khách bốn phương khi đặt chân đến khám phá. Những chuyến đi ấy đã trở thành những hành trình của tình yêu Việt Nam. HÀ NỘI THÚ VỊ TỪ NHỮNG NGÀY DU LỊCH ĐẦU TIÊN Với nhiều người nước ngoài (khách Tây), Hà Nội luôn là một thành phố châu Á đúng nghĩa. Thủ đô của Việt Nam cũng là một nơi đáng sống, để những vị khách được trải...

Việt Nam – Nhật Bản mở rộng hợp tác về thị thực, ODA và xuất khẩu lao động

Đây là nội dung trao đổi tại các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với Phó chủ tịch Thượng viện Nagahama Hiroyuki; Phó chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Miyazaki Katsura và Thống đốc tỉnh Hokkaido Suzuki Naomichi diễn ra ngày 9/8, tại Nhật Bản. Tổng Lãnh sự Nhật Bản sẽ kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tới Quảng Trị đầu...

Đà Nẵng tăng cường hợp tác trao đổi sinh viên với tỉnh Nagasaki của Nhật Bản

Trong những năm qua, Trường Đại học tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) đã cử nhiều đợt sinh viên thực tập, giảng viên tới học hỏi và làm việc tại Đà Nẵng, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Bà Satomi Iwashige đánh giá Đà Nẵng là thành phố nhiều tiềm năng phát triển, sở hữu thiên nhiên tươi đẹp, con người tốt bụng; mong muốn có thêm nhiều cơ hội hợp tác với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

WVIV kiến tạo “Trường bán trú – Ngôi nhà hạnh phúc” cho học sinh Điện Biên

Ngày 28/3, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) phối hợp cùng Liên minh Châu Âu (EU) và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức Hội thảo khởi động Dự án "Trường bán trú – Ngôi nhà hạnh phúc". Hội thảo khởi động Dự án...

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn pháp lý quốc tế

Ngày 26/3, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) Đặng Hoàng Giang đã có buổi làm việc với Phó Tổng thư ký, Trưởng Văn phòng Pháp lý của LHQ Elinor Hammarskjöld nhân dịp bà tiếp quản vị trí này. Tại buổi làm việc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã chia sẻ về quá trình tham gia của Việt Nam tại các cơ quan pháp lý LHQ thời gian...

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: tiếp tục vun đắp, ủng hộ quan hệ hợp tác phát triển hai nước

Đây là khẳng đỉnh của ngài Olivier Brochet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Pháp tại Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc tại thành phố Huế vào ngày 26/3. Tại buổi làm việc, ngài Olivier Brochet, Đại sứ Pháp tại Việt Nam khẳng định, với mối quan hệ hợp tác truyền thống sẵn có giữa thành phố Huế và các đối tác của Cộng hòa Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt...

Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột, bảo vệ dân thường và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Palestine...

Ngày 26/03/2025, tại Phiên thảo luận chung về tình hình nhân quyền tại Palestine và các vùng lãnh thổ Ả-rập bị chiếm đóng trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 58 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ), đại diện Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng -Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) đã có bài phát biểu kêu gọi chấm dứt xung đột, bảo vệ dân...

Bài đọc nhiều

Nhân tố chính trị, tinh thần – Cội nguồn sức mạnh của Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phối hợp với Học viện Chính trị và Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nhân tố chính trị, tinh thần - Cội nguồn sức mạnh làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975". Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Hội thảo có sự...

Trung Quốc đang đóng siêu tàu sân bay?

Tờ The Telegraph ngày 3.3 loan tin hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng tại xưởng đóng tàu Đại Liên của Trung Quốc rõ ràng là đang đóng một siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. ...

Cậu bé 3 tuổi dũng cảm cứu bà cố trong đêm tối

Ở cùng bà cố do bố mẹ phải vào bệnh viện chăm người thân, một cậu bé 3 tuổi dũng cảm ra ngoài trong đêm tối để tìm cách cứu bà cố bị ngã chấn thương nặng ở đầu. ...

Tổng thống Trump dính hơn 150 vụ kiện, Iran thẳng thừng từ chối Mỹ, Hy Lạp lo ngại tình hình Thổ Nhĩ Kỳ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/3.

Trung Quốc bác tin tính tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.3 đã phủ nhận thông tin trên phương tiện truyền thông rằng nước này đang cân nhắc tham gia vào một phái bộ gìn giữ hòa bình ở Ukraine. ...

Cùng chuyên mục

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Hôm 28.3, Newsweek công bố cập nhật tuần về động thái của các tàu sân bay ở Thái Bình Dương, theo đó ghi lại vị trí gần nhất có thể xác định của phía Mỹ, Trung Quốc. ...

Thái Lan nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong đống đổ nát do động đất

Ngày 29/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chủ trì cuộc họp khẩn nhằm đánh giá tác động và triển khai các giải pháp ứng phó sau trận động đất có độ lớn 7,7 tại Myanmar.

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Một video đang được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy chiếc máy bay tuần tra Il-38N của Hải quân Nga bay rất gần tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ở tầm thấp, theo Theaviationist.com ngày 28.3. ...

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Cuba lên án Washington và Tel Aviv gây bất ổn Trung Đông, tiếp nhận 60 người di cư bị Mỹ trục xuất

Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez ngày 28/3 đã cáo buộc chính phủ Mỹ và Israel thực hiện các hành động gây bất ổn ở khu vực Trung Đông.

Mới nhất

Embraer thúc đẩy các hợp đồng mua bán với các hãng hàng không Việt Nam

(NLĐO)- Chủ tịch Embraer thông báo với Thủ tướng về các hoạt động, trao đổi với các đối tác Việt Nam trong chuyến thăm. ...

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Hôm 28.3, Newsweek công bố cập nhật tuần về động thái của các tàu sân bay ở Thái Bình Dương, theo đó ghi...

TPHCM sắp có mưa giải nhiệt sau chuỗi ngày nắng nóng

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 30/3 đến ngày 3/4, khu vực TPHCM và một số tỉnh, thành Nam bộ sẽ có mưa trái mùa. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 30/3 đến ngày 3/4, khu vực TPHCM và một số tỉnh, thành Nam bộ sẽ có mưa trái...

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự kiến phương án quy đổi điểm xét tuyển đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học sử dụng dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT, hoặc dữ liệu học bạ THPT làm gốc để xây dựng quy tắc quy đổi điểm xét tuyển năm 2025. ...

Uống nước từ chai nhựa có nguy cơ gây bệnh tim mạch và huyết áp cao?

Việc uống nước bằng chai nhựa có thể giải phóng các hạt vi nhựa vào cơ thể. Nghiên cứu cho thấy các hạt này tác động đến huyết áp và gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, theo trang Earth.com. ...

Mới nhất