Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử...

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Dự thảo Luật Nhà giáo đang trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Quản lý nhà giáo theo các yếu tố hành chính không còn phù hợp

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý Nhà nước về nhà giáo.

So với nguồn nhân lực khác của đất nước, đội ngũ nhà giáo có những đặc trưng khác biệt và tính đa dạng cao, quyết định đến định hướng công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo.

Cô và trò Trường Mầm non Kim Chung A (Hà Nội).
Cô và trò Trường Mầm non Kim Chung A (Hà Nội).

Theo Bộ GDĐT, hiện nay cả nước có gần 1,6 triệu nhà giáo. Như vậy, nhà giáo chiếm số lượng lớn trong tổng số nguồn nhân lực của quốc gia, đặc biệt là đội ngũ trí thức của đất nước; chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số viên chức của các ngành, lĩnh vực.

Nhà giáo có hoạt động nghề nghiệp đặc biệt với sản phẩm là nhân cách người học. Với mục tiêu phát triển và với những đặc điểm riêng biệt nhưng rất đa dạng của nhà giáo thì việc quản lý Nhà nước về nhà giáo theo định hướng quản lý nhân sự – tức là quản lý các yếu tố hành chính liên quan đến việc sử dụng nhà giáo mà ít quan tâm đến tiềm lực và sự phát triển của nhà giáo không phải là phương thức phù hợp.

Thay vào đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để tạo môi trường, điều kiện cho mỗi nhà giáo được phát triển nhiều nhất, có động lực làm việc lớn nhất, đóng góp cho nền giáo dục và đào tạo nhiều nhất nhằm đạt cùng mục tiêu của chính nhà giáo và mục tiêu giáo dục. Trong đó nhà giáo, cả công lập và tư thục, thấy được chính mình, nghề nghiệp của mình, sứ mệnh của mình, con đường thăng tiến của mình để rõ định hướng rèn luyện, phát triển.

Để giải quyết các yêu cầu nêu trên, dự án Luật Nhà giáo đề xuất giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các quy định nêu trên nhằm tăng cường vai trò chủ trì của các cơ quan quản lý giáo dục trong công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, nhằm giúp ngành Giáo dục có sự chủ động trong quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo. Điều này phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, với việc được giao quyền chủ động nêu trên, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục mới có thể thực hiện được việc quản lý đội ngũ nhà giáo bằng chuyên môn, chất lượng, thay vì quản lý bằng các công cụ hành chính không phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của đối tượng này.

Công cụ quản lý bằng chuyên môn sẽ giúp chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng, từ đó, sẽ giúp nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống giáo dục.

Ngoài ra, các quy định về quản lý Nhà nước về nhà giáo được thiết kế trong dự án Luật Nhà giáo còn giúp tháo gỡ nhiều bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay sẽ được tháo gỡ, như tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đối với các cấp học mầm non, phổ thông diễn ra nhiều năm nay, những bất cập đối với công tác quản lý đội ngũ nhà giáo ngoài công lập…

Giao trách nhiệm, quyền chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên

Chia sẻ về thực trạng quản lý Nhà nước về nhà giáo tại địa phương, GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội khóa XV nhìn nhận, công tác quản lý Nhà nước về nhà giáo hiện nay bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.

dc-thanh638374925253284060.jpg
GS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Từ việc nhìn nhận thực trạng quản lý đội ngũ nhà giáo, ông Thành đề xuất, cần giao trách nhiệm, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục; đồng thời cũng đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về nhà giáo.

Trong đó, quy hoạch đội ngũ giáo viên cần bảo đảm đồng bộ, dài hạn, đảm bảo sự chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Đồng thời, đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo.

Về tuyển dụng, ông Thành đề xuất quy định nội dung, hình thức và các yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng riêng đối với nhà giáo, để đảm bảo phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo, giảm thiểu các yêu cầu về hành chính, công vụ, tăng cường các yêu cầu và đánh giá về năng lực sư phạm.

Cũng theo ông Thành, cần xây dựng môi trường làm việc cho nhà giáo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, an toàn cho nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Kỳ vọng về dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An cho rằng, đây sẽ là cơ sở để nâng cao vị trí, vai trò của nhà giáo, tạo động lực để họ yên tâm công tác, có nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Dự thảo Luật Nhà giáo bước đầu đã tạo được không khí phấn khởi cho hơn 1,6 triệu nhà giáo; nhận được sự đồng thuận ủng hộ của cha mẹ học sinh và nhân dân.



Nguồn: https://daidoanket.vn/du-thao-luat-nha-giao-giao-quyen-chu-dong-cho-nganh-giao-duc-trong-tuyen-dung-su-dung-giao-vien-10294066.html

Cùng chủ đề

Bộ chỉ cấm “hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức”

Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đang chủ trương không cấm việc dạy thêm của nhà giáo nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo cũng như vi phạm những nguyên tắc về chuyên môn. Sáng 20/11, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo. Tại buổi thảo luận, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần...

đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo cao hơn các ngành khác

Kinhtedothi-Sáng 20/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo. Các đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới chính sách tiền lương, chế độ bảo vệ nhà giáo và cơ chế, chính sách khuyến khích để nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến.   Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, hôm nay ngày 20/11...

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến. Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự...

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét trong tuần này

Kinhtedothi - Tiếp tục chương trình làm việc, trong tuần từ 4/11 đến 9/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước; cùng một số Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Nhà giáo... Dự kiến, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát...

băn khoăn về tính công bằng

Không thể có quá nhiều "đặc quyền, đặc lợi" Tại phiên họp thứ 38 của Quốc hội, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban Quốc hội với Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong bối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Những điểm đặc biệt khiến phương pháp giáo dục Kumon trở nên phổ biến

Nhu cầu học tập tại Việt Nam ngày càng gia tăng, hàng loạt mô hình giáo dục quốc tế được giới thiệu, mang đến cho các bậc phụ huynh nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm một phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Trong đó, không thể không nhắc đến phương pháp giáo dục Kumon đến từ Nhật Bản đang được Trung tâm Ngoại ngữ và Toán Kumon áp dụng và được nhiều phụ huynh tin tưởng.Phương...

Một số lưu ý khi nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến

Từ ngày 31-7 đến 17 giờ ngày 6-8, thí sinh sẽ nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến thông qua 17 kênh thanh toán khác nhau. Dưới đây là một số khuyến nghị, lưu ý khi tiến hành thanh toán lệ phí trực tuyến. ...

Trường đại học Luật Hà Nội lên tiếng về việc học tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang

Cùng ngày 25-6, Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có công văn hỏa tốc gửi Trường đại học Luật Hà Nội yêu cầu báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt.Theo Vụ Giáo dục đại học, hiện nay có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “30 NĂM ACECOOK – QUÉT MÃ, VI VU NHẬT BẢN”

Chúc mừng hành trình 30 năm đồng hành cùng Acecook. Để kiểm tra mã kích hoạt thành công vui lòng truy cập Kho mã dự thưởng. Liên hệ 1900 06 88 30 (1,000đ/phút) để được hỗ trợ và tư vấn.”Hình ảnh hệ thống dự kiến:Mã dự thưởng được kích hoạt thành công ngay tại thời điểm khách...

DOJI RA MẮT BST VÒNG CHARM VÀNG 24K MỪNG NGÀY CỦA MẸ

Tháng 5 – tháng của yêu thương và tri ân, là dịp để những người con tỏ lòng yêu kính mẹ bằng những món quà đầy ý nghĩa. Nhân dịp này, DOJI ra mắt bộ sưu tập (BST) vòng charm vàng 24K “Kết Nối Yêu Thương”, như một biểu tượng gắn kết thiêng liêng của tình mẫu tử...

Tạm biệt “chàng trai cao tuổi”!

VHO - Nếu thấy anh Lân Cường phóng xe máy đi làm hay đến nơi khai quật khảo cổ; nếu thấy anh lúc thuyết trình về chuyên môn hay trong bộ cánh đuôi tôm chỉ huy dàn nhạc, và nhất là khi nào anh nheo mắt cười thì thật khó đoán tuổi của anh. Và chỉ đến khi...

Điều trị hiệu quả với phác đồ 4 thuốc

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Loét dạ dày do HP kháng thuốc: Điều trị hiệu quả với phác đồ 4 thuốc” ngày 9/5/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài...

Mới nhất