Trang chủDi sảnGiao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ -...

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa”


VHO – Ngày 8.11, Bảo tàng TP.HCM tổ chức Tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa”. Chương trình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và Chuyến tàu tập kết, đồng thời hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 1
Các nghệ sĩ lão thành, cũng là những nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa” chia sẻ tại tọa đàm

Tọa đàm nhằm mang đến những góc nhìn sâu sắc về vai trò quan trọng của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong việc cổ vũ tinh thần kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tọa đàm gồm 3 phần: Sự ra đời của Đoàn Văn công Nam Bộ và Đoàn Cải lương Nam Bộ; Những đóng góp của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ; Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Cải lương trong giai đoạn hiện nay.

Chương trình với sự tham gia của NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM; NSƯT Lê Thiện – Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang; Đạo diễn Thanh Hạp – Nguyên Trưởng đoàn Kịch nói TP.HCM; TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử TP.HCM, Phó tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có NSND Thanh Vy, NSƯT Phi Điểu, NSƯT Văn Hai, các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên cùng các đoàn viên thanh niên và sinh viên.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 2
NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM chia sẻ tại chương trình

Sau Hiệp định Genève năm 1954, những chuyến tàu Tập kết đã chở hơn 200.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, thiếu niên từ miền Nam ra miền Bắc trong đó có trên 100 văn nghệ sĩ đã rời miền Nam ra miền Bắc tập kết.

Năm 1956, Đoàn Cải lương Nam Bộ được thành lập trên cơ sở tách ra từ Đoàn Văn công Nam Bộ. Đây là nơi tập trung nhiều soạn giả, đạo diễn, họa sĩ, diễn viên giỏi nghề và nhiệt tâm đã tạo nên những tác phẩm gây được tiếng vang như: Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Dệt gấm, Khuất Nguyên, Nàng tiên mẫu đơn, Thạch Sanh, Võ Thị Sáu, Máu thắm đồng Nọc Nạn

Với sức ảnh hưởng của mình, Đoàn đã trở thành ngôi sao sáng đem lời ca, tiếng hát đậm chất Nam Bộ phục vụ nhân dân trên đất Bắc… Sau năm 1975, một số nghệ sĩ trong Đoàn vào Nam và trở thành nòng cốt để xây dựng Nhà hát Ca kịch Cải lương Trần Hữu Trang ở TP.HCM.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 3
NSƯT Lê Thiện – Nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang

Tọa đàm ôn lại thời kỳ hào hùng của nền nghệ thuật nước nhà, khi những làn điệu cải lương Nam Bộ đã trở thành ngọn lửa tinh thần, động viên và cổ vũ quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Thông qua những chia sẻ của các nghệ sĩ, chuyên gia, thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Đoàn Cải lương Nam Bộ trong việc gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời tôn vinh những đóng góp to lớn của các nghệ sĩ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.

Đạo diễn Thanh Hạp tập kết ra Bắc tháng 12.1954, là người có công trong việc xây dựng Nhà Truyền thống Cải lương Nam Bộ tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 4
Một số tư liệu về sân khấu cải lương được NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch lưu giữ, hiện tặng cho Bảo tàng TP.HCM

Ông là thành viên trụ cột của Đoàn Cải lương Nam Bộ – chiếc nôi nghệ thuật được hợp thành từ nguồn diễn viên của các đoàn văn công và kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ: Đoàn Văn công liên khu miền Đông, Đoàn Văn công Ngũ Yến.

Tại chương trình, đạo diễn Thanh Hạp đã chia sẻ về bối cảnh hình thành nên Đoàn Văn công Nam Bộ và sau đó là Đoàn Cải lương Nam Bộ.

Tương tự, NSƯT Ca Lê Hồng tập kết ra Bắc năm 1954 khi cô chỉ mới 15 tuổi. Bà từng tham gia rất nhiều buổi biểu diễn của Đoàn văn công Nam Bộ. Tại họp mặt,  NSƯT Ca Lê Hồng cũng đã chia sẻ về kỷ niệm từ những ngày đầu tham gia vào Đoàn Văn công Nam Bộ.

NSƯT Lê Thiện bắt đầu theo Đoàn Văn công Quân đội Nam Bộ đi hát cho đồng bào chiến sĩ từ khi mới hơn 11 tuổi. Tới năm 1979, bà biểu diễn ở chiến trường Campuchia, vừa động viên chiến sĩ, vừa là “ngoại giao văn hóa”…

Đến với chương trình, NSƯT Lê Thiện chia sẻ nhiều kỷ niệm xúc động, nói về cơ duyên đưa bà tham gia vào Đoàn Văn công Nam Bộ từ khi còn là một cô bé… Cùng với đó, bà chia sẻ những khó khăn, thử thách cũng như sứ mệnh của các diễn viên Đoàn Cải lương Nam Bộ thời bấy giờ.

NSƯT Ca Lê Hồng cũng đã chia sẻ về công tác đào tạo, hướng dẫn, tập luyện và xây dựng những vở diễn đầu tiên của Đoàn Cải lương Nam Bộ từ những ngày đầu trền đất Bắc.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 5
TS Nguyễn Thị Hậu chia sẻ những kỷ niệm về cha – ông Nguyễn Ngọc Bạch – Trưởng Đoàn Văn công Nam Bộ, sau này là Trưởng Đoàn Cải lương Nam Bộ,

Trong những cuộc chiến gian khổ, ý chí chiến đấu của các chiến sĩ dù là ở mặt trận nào cũng rất cần sự động viên. Và một trong những sự động viên lớn cho các diễn viên trong Đoàn Cải lương Nam Bộ đó là sự quan tâm, yêu mến của khán giả, của nhân dân và đặc biệt là từ Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Tại tọa đàm, các nghệ sĩ lão thành đã chia sẻ những kỷ niệm vô cùng xúc động những cũng đầy ý nghĩa của các nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Cải lương Nam Bộ với Bác Hồ kính yêu.

TS Nguyễn Thị Hậu là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về khảo cổ học, đặc biệt là khảo cổ học Nam Bộ cũng như có nhiều đóng góp cho lĩnh vực di sản của TP.HCM. Bà là con gái ông Nguyễn Ngọc Bạch – Trưởng Đoàn Văn công Nam Bộ, sau này là Trưởng Đoàn Cải lương Nam Bộ, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM.

TS Hậu đã có một giai đoạn tuổi thơ gắn liền với Đoàn Cải lương Nam Bộ, tại buổi họp mặt, bà đã chia sẻ những kỷ niệm về ba của mình cũng như những cô chú trong Đoàn Cải lương Nam Bộ…

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 6
Đạo diễn Thanh Hạp – Nguyên Trưởng đoàn Kịch nói TP.HCM

Từ những chia sẻ của các khách mời, đã giúp khán giả, nhất là các bạn trẻ hiểu thêm về ý nghĩa cũng như vai trò của Đoàn Cải lương Nam Bộ nói riêng và nghệ thuật Cải lương nói chung đến đời sống văn hóa tinh thần của quân và dân trong giai đoạn khốc liệt thời kháng chiến

Không chỉ trong kháng chiến chống Mỹ, mà sau giải phóng, Đoàn Văn công Nam Bộ quay trở lại phía Nam và tiếp tục cống hiến cho hoạt động văn nghệ ở nơi đây, góp phần xây dựng đời sống tinh thần, tạo động lực cho người dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các nghệ sĩ cũng đã có những chia sẻ về những động lực để các diễn viên có thể bám trụ với nghề, tiếp tục cống hiến những đêm diễn ý nghĩa dành cho nhân dân. NSƯT Ca Lê Hồng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, chia sẻ về công tác đào tạo, hướng dẫn cũng như truyền lửa đến các diễn viên trẻ trong giai đoạn hiện nay…

Các khách mời nêu thực trạng của nghệ thuật Cải lương hiện nay cũng như đưa ra những định hướng để góp phần bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 7
NSƯT Lê Thiện và NS Thanh Hạp hát lại một lớp trong vở diễn đã từng thể hiện thành công trước đây ở Đoàn Cải lương Nam Bộ

Trong thời gian qua, Bảo tàng TP.HCM vinh dự nhận được nhiều tài liệu, hiện vật từ các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập, các cộng tác viên trao tặng, trong đó có những tư liệu, hiện vật về Đoàn Văn công Nam Bộ và Đoàn Cải lương Nam Bộ. 

Bà Đoàn Thị Trang – Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng TP.HCM cho biết, thực hiện định hướng của TP.HCM về bảo tồn và phát huy giá trị của Nghệ thuật Cải lương, Bảo tàng TP triển khai công tác sưu tầm hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến Đoàn Văn công Nam Bộ, Đoàn Cải lương Nam Bộ.

Đầu năm 2024, Bảo tàng đã tiếp nhận 243 hiện vật, tư liệu của TS Nguyễn Thị Hậu gửi tặng. Nhóm hiện vật gồm Huân chương kháng chiến, Huy chương Hội diễn sân khấu và Huy hiệu văn hóa của ông Nguyễn Ngọc Bạch; giấy tờ cá nhân; các bản viết tay, bài viết, tờ quảng cáo về âm nhạc, sân khấu cải lương; sách, tài liệu về nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhóm tư liệu ảnh của ông Nguyễn Ngọc Bạch về hoạt động của Đoàn Cải lương Nam bộ và Đoản Kịch nói Nam bộ (tiền thân là văn công Nam Bộ), ảnh một số nghệ sĩ Sài Gòn, từ 1957 – 1984.

Hướng tới bảo tồn và phát huy giá trị bộ sưu tập hiện vật tư liệu của gia đình TS Nguyễn Thị Hậu, bước đầu Bảo tàng TP.HCM sẽ số hóa mảng tư liệu hình ảnh để bổ sung trưng bày trong phòng trưng bày cố định “Văn hóa – Nghệ thuật”.

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa” - ảnh 8
Bà Đoàn Thị Trang trao hoa và bảng ghi nhận cám ơn đến TS Nguyễn Thị Hậu đã đóng góp hiện vật cho sự phát triển của Bảo tàng TP.HCM

Thời gian sắp tới Bảo tàng tiếp tục sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan đến các kịch bản, vở diễn tiêu biểu của Đoàn như Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Dệt gấm…Tư liệu, hình ảnh liên quan đến các thành viên của Đoàn Văn công Nam Bộ, Đoàn Cải lương Nam Bộ trong thời gian hoạt động ở miền Bắc để hướng tới trưng bày chuyên đề riêng đối với Nghệ thuật Cải lương Nam Bộ.

Bà Trang cho biết Bảo tàng mong muốn sẽ có những trưng bày về các tư liệu, hiện vật liên quan trực tiếp đến Đoàn Cải lương Nam Bộ. Đây cũng là một trong những hoạt động mà Bảo tàng TP.HCM hướng đến trong công tác giáo dục truyền thống, định hướng cho thế hệ trẻ về lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/giao-luu-nhan-chung-lich-su-doan-cai-luong-nam-bo-mot-thoi-hoa-lua-110997.html

Cùng chủ đề

Đà Lạt – gặp gỡ và chia tay

Tháng ba năm nay tôi trở lại Đà Lạt vào những ngày thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này màu nắng vàng óng ả và những ngọn gió bát ngát bay dọc các triền đồi. Mùa rét đã qua, mùa mưa chưa...

Cha anh đã cống hiến, hy sinh, người trẻ hôm nay làm gì?

'Cha ông ta đã cống hiến, hy sinh cho Đảng, còn các bạn trẻ hôm nay làm gì?' là câu hỏi khiến nhiều bạn trẻ lặng lẽ suy nghĩ. "Là một đảng viên trẻ, công chức trẻ, chúng tôi nhận thức đúng vai trò,...

Xúc động xem lá đơn xin nhập ngũ viết bằng máu

(Tổ Quốc) - Triển lãm “Ký ức và niềm tin” khai mạc ngày 19/12 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu 200 hiện vật, hình ảnh về một thời tuổi trẻ nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho cách mạng, đồng thời truyền động lực cho lớp trẻ ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Nghinh Ông giai đoạn 2023-2028, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận...

Dựng lại đền thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng tại làng An Nha

VHO - Ngày 16.4, UBND xã Gio An, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức động thổ xây dựng đền thờ chúa Nguyễn Hoàng. Công trình có kinh phí khoảng 2 tỉ đồng, được huy động từ nguồn xã hội hóa. Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: ý tưởng xây dựng lại đền thờ chúa Nguyễn Hoàng đã được người dân địa phương ấp ủ từ lâu; nhưng phải đến năm...

Tiếp nối hành trình khám phá nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên

VHO - Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này đánh dấu bước tiếp theo trong nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của một trong những di...

Đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình trở thành khu du lịch trọng điểm vùng Đông Bắc

VHO - Quy hoạch tu bổ, phục hồi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang, kết nối với các di tích, danh lam thắng cảnh khác của tỉnh và vùng Đông Bắc thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc. Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 15.4.2025 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu...

Gần 8,39 tỉ đồng bảo tồn di tích tháp Chăm Bằng An

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia tháp Chăm Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn) với tổng mức đầu tư gần 8,39 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho cấu trúc của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Dự án tập trung...

Bài đọc nhiều

Rà soát, điều chỉnh đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích đã được công nhận theo hướng dẫn Bộ...

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL. Có thể kể đến những di tích, di sản tiêu biểu như: Di tích...

Đón nhận Bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”

VHO - Chiều ngày 23.11, tại Đại Nội Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO về Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”. “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO vừa qua đã đem đến cho Thừa...

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Sở VHTTDL yêu cầu có ngay biện pháp xử lý

VHO - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang Nguyễn Sĩ Cầm cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ cháy tại chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang), sáng nay 10.2.2025, lãnh đạo Sở VHTTDL và các đơn vị chuyên môn đã có mặt tại hiện trường di tích, đánh giá sơ bộ thực trạng, nguyên nhân và bước đầu chỉ đạo biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả cũng như sớm đề...

Hang Múa, động Thiên Hà gây ấn tượng trên sóng truyền hình Hàn Quốc

Chương trình truyền hình nổi tiếng Battle Trip của Hàn Quốc với sự tham gia của hai ngôi sao Eun Kyung và Ahn Sun Yeong đã ghé thăm Việt Nam. Ngoài Hà Nội, dàn sao Hàn đã ghé thăm Hang Múa và động Thiên Hà của Ninh Bình. Những cảnh đẹp của Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến. Nhiều địa danh nổi tiếng của Việt Nam như Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Tràng An... từng...

Cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Nghinh Ông giai đoạn 2023-2028, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận...

Dựng lại đền thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng tại làng An Nha

VHO - Ngày 16.4, UBND xã Gio An, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức động thổ xây dựng đền thờ chúa Nguyễn Hoàng. Công trình có kinh phí khoảng 2 tỉ đồng, được huy động từ nguồn xã hội hóa. Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: ý tưởng xây dựng lại đền thờ chúa Nguyễn Hoàng đã được người dân địa phương ấp ủ từ lâu; nhưng phải đến năm...

Tiếp nối hành trình khám phá nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên

VHO - Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này đánh dấu bước tiếp theo trong nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của một trong những di...

Đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình trở thành khu du lịch trọng điểm vùng Đông Bắc

VHO - Quy hoạch tu bổ, phục hồi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang, kết nối với các di tích, danh lam thắng cảnh khác của tỉnh và vùng Đông Bắc thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc. Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 15.4.2025 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu...

Gần 8,39 tỉ đồng bảo tồn di tích tháp Chăm Bằng An

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia tháp Chăm Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn) với tổng mức đầu tư gần 8,39 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho cấu trúc của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Dự án tập trung...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất