Trang chủFigureGiảng viên Bách khoa thành danh với nghiên cứu mạng 5G, 6G

Giảng viên Bách khoa thành danh với nghiên cứu mạng 5G, 6G


Về nước sau 10 năm du học, TS Trịnh Văn Chiến giành hàng loạt giải thưởng với các nghiên cứu về mạng 5G, 6G.

TS Chiến, 35 tuổi, quê Thanh Hóa, giảng viên Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023, do Thành đoàn Hà Nội công bố tuần trước.

Trước đó, anh được trao giải Quả cầu vàng của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Trung ương Đoàn, với nghiên cứu chỉ ra tiềm năng ứng dụng của mạng phi tế bào và bề mặt phản xạ thông minh cho mạng truyền thông 6G.

“Tôi thấy vinh dự khi nhận các giải thưởng này, coi đó là sự ghi nhận với những gì mình đã theo đuổi trong thời gian qua”, anh Chiến nói.

Với hướng nghiên cứu chủ yếu về mạng 5G, 6G, đến nay anh Chiến có hơn 50 bài báo khoa học, 3 chương sách thuộc các nhà xuất bản uy tín thế giới. Anh còn tham gia phản biện cho nhiều hội nghị và tạp chí khoa học uy tín, từng giành giải thưởng nghiên cứu xuất sắc cho dự án triển khai mạng 5G của Liên minh châu Âu.





TS Trịnh Văn Chiến nhận giải thưởng Quả cầu vàng tháng 10/2023. Ảnh: Tùng Đinh

TS Trịnh Văn Chiến nhận giải thưởng Quả cầu vàng tháng 10/2023. Ảnh: Tùng Đinh

TS Chiến là cựu sinh viên ngành Điện tử viễn thông khóa 2007-2012 của Đại học Bách khoa Hà Nội. Anh cho hay ban đầu chọn ngành này để ra trường dễ tìm việc, chứ không nghĩ sẽ đi theo con đường học thuật.

Dù vậy, trong suốt 5 năm đại học, với sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, anh Chiến dần thấy thú vị với việc nghiên cứu khoa học.

“Từ chỗ không biết học tích phân ở môn Toán cao cấp để làm gì, tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của nó và những cơ sở lý thuyết trên lớp khi nghiên cứu khoa học”, anh Chiến nói. “Tôi quyết định theo hướng này và quyết tâm du học bậc sau đại học”.

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Chiến nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Hàn Quốc cho chương trình thạc sĩ ngành Điện và Kỹ thuật máy tính của Đại học Sungkyunkwan. Năm 2014, anh nhận học bổng của Liên minh châu Âu để làm nghiên cứu sinh tại Đại học Linkoping, Thụy Điển. Sau đó, anh tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Luxembourg, Luxembourg.

Suốt thời gian đó, anh Chiến tập trung đi sâu về mạng 5G, 6G. Anh chia sẻ hệ thống mạng phát triển không ngừng. Đây là cuộc đua công nghệ của các cường quốc, nên khi theo hướng này, bản thân người làm nghiên cứu cũng phải vận động liên tục.

“Có những khi mình gần hoàn thiện một nghiên cứu nhưng buổi sáng thức dậy, một công trình tương tự đã được xuất bản. Chỉ cần chậm chân một chút, mình phải thay đổi hướng làm và mất thêm rất nhiều thời gian để có kết quả mới”, anh nhớ lại. Đây là khó khăn nhưng cũng là điểm cuốn hút, thúc đẩy anh Chiến theo đuổi hướng nghiên cứu này.

Làm về 5G, 6G, anh Chiến cho biết không phải chỉ là tìm hiểu về tốc độ, chất lượng của hệ thống mạng sao cho tối ưu hơn thế hệ mạng trước đó, mà còn đi sâu vào những ứng dụng của nó trong đời sống. Chẳng hạn việc đưa lý thuyết về tối ưu vào nghiên cứu quy hoạch mạng, giảm lượng khí thải từ các thiết bị điện – điện tử, hay ứng dụng sáng chế robot, hỗ trợ quá trình tự động hóa trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe…

Giảng viên Bách khoa Hà Nội thấy may mắn khi bắt đầu hướng nghiên cứu này ở nước ngoài – nơi có nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực truyền thông. Như thời gian ở Thụy Điển, anh học được nhiều kiến thức cơ bản, được tham quan nhiều mô hình về nghiên cứu và sản xuất các thiết bị 5G ở doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục ở châu Âu, anh chỉ đóng góp được phần nhỏ bởi khoa học kỹ thuật đã quá phát triển, có nhiều điều kiện thuận lợi. Trở về Việt Nam, tuy nhiều khó khăn nhưng anh có thể cống hiến nhiều hơn.

“Nền kinh tế của Việt Nam cũng phát triển khá nhanh. Thu nhập không bằng nước ngoài nhưng so với mức sống thì rất ổn. Tôi không có nhiều lưỡng lự khi quyết định về nước”, anh nói.





Thầy Chiến làm việc tại phòng thí nghiệm ở Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm

Thầy Chiến làm việc tại phòng thí nghiệm ở Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Dương Tâm

Về Việt Nam đầu năm 2022, thay vì 100% tập trung nghiên cứu dựa vào đề tài của giáo sư như khi ở nước ngoài, anh Chiến vừa giảng dạy, nghiên cứu, vừa phải viết đề xuất xin đề tài, xây dựng nhóm cùng nhiều việc không tên khác.

Dù bận rộn hơn nhưng anh nhận thấy mình “trưởng thành hơn, có những trải nghiệm mới, đặc biệt trong việc hướng dẫn sinh viên”.

Anh Chiến hiện hướng dẫn hơn 10 sinh viên tại phòng thí nghiệm. Anh cho rằng Việt Nam đang có xu hướng giống các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc hay Hàn Quốc khi sinh viên được tham gia nghiên cứu khoa học từ sớm.

“Nhiều em cần cù, có nền tảng cơ bản tốt, đam mê, chủ động. Một số sau thời gian đầu được thầy cô định hướng đã có thể tự đề xuất ý tưởng”, anh chia sẻ. “Chính các em giúp tôi cảm thấy trẻ trung, nhiều năng lượng hơn”.

PGS Huỳnh Thị Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, nói TS Chiến được nhiều cán bộ, sinh viên yêu quý.

“Thầy Chiến có những kết quả nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực mạng 5G, 6G. Thầy đã được bổ nhiệm Trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu Mạng máy tính và công nghệ truyền thông thế hệ mới, là một trong các phòng thí nghiệm quan trọng của trường”, cô Bình nói.

Xác định gắn bó lâu dài với Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Chiến mong góp sức xây dựng phòng nghiên cứu ngày càng lớn mạnh, kết nối được các nhóm khác ở trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, anh hy vọng giúp đỡ những sinh viên xuất sắc có nhu cầu học cao hơn. “Tôi muốn sinh viên của mình có cơ hội du học, trải nghiệm văn hóa nước ngoài, rồi về Việt Nam cống hiến”, anh nói.


Dương Tâm



Nguồn

Cùng chủ đề

Năm 2025 chứng chỉ IELTS được các trường top trên quy đổi thế nào?

TPO - Bộ GD&ĐT dự kiến siết xét học bạ từ năm 2025, đưa tỷ lệ tuyển sớm xuống còn 20%. Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc sử dụng điểm IELTS xét tuyển đại học của các trường? Đại học Bách khoa Hà Nội Quy đổi thành điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (tổ hợp A01, D01, D07). – IELTS 5.0 = 8.5 –...

Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới

Để tuyển sinh năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới với phương thức đánh giá tư duy, giữ nguyên 10 tổ hợp với xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. ...

Đại học Bách khoa Hà Nội giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như năm ngoái, trong đó dành 40% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, giảm khoảng 10% so với năm ngoái. Sáng 15/1,...

Đại học Bách khoa Hà Nội thêm tổ hợp xét tuyển

Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển 9.680 chỉ tiêu vào 65 ngành, chÆ°Æ¡ng trình đào tạo thông qua 11 tổ hợp xét tuyển. Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh bằng ba phương thức, gồm: xét tuyển tài năng (chiếm 20% tổng chỉ tiêu), đánh giá tư duy (40%) và dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT (40%). So với năm ngoái, trường giảm 10% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, đồng thời tăng...

Lan tỏa thông điệp “Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi

(CLO) Ngày 29/12, ngày hội chính Chủ Nhật đỏ lần thứ 17 năm 2025 đã diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là chương trình do Báo Tiền phong chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh miệt mài ‘chinh chiến’ các chương trình giao lưu quốc tế

Hơn 15 hội nghị quốc tế và học bổng trao đổi; thành thạo 3 ngôn ngữ Anh, Trung, Hàn; hơn 20 giải thưởng lớn nhỏ là những con số chứng minh cho việc hết mình trong giao lưu hội nhập quốc tế của nữ sinh viên Trịnh Hải Đăng, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Những bước đi đầu tiên Khi còn học THCS, nữ sinh Hải Đăng cho biết mình vẫn còn yếu tiếng...

Nam sinh 12 tuổi được tuyển thẳng vào đại học

12 tuổi đỗ đại học Thông tin nam sinh Yahya đỗ đại học ở tuổi 12 do ông Mohamed Ayman Ashour, Bộ trưởng giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học Ai Cập, công khai. Nam sinh sẽ bắt đầu sự nghiệp đại học vào kỳ 2 năm học 2023-2024. Để đỗ đại học ở tuổi 12, Yahya phải trải qua các bài kiểm tra môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, tiếng Anh và cuộc phỏng vấn đánh giá tính...

Tôi đã và đang có một tuổi trẻ ý nghĩa

Từ bỏ một công việc lý tưởng ở một ngân hàng lớn để đi theo con đường kinh doanh ẩm thực, bạn không thấy mình liều lĩnh sao? Master Chef đến với tôi như một cơ duyên, thời điểm đó tôi phát hiện ra mình không phù hợp với công việc là một nhân viên ngân hàng, mặc dù tôi được đào tạo bài bản để làm công việc đó nhưng chưa khi nào tôi thấy bản thân phù...

Lời chúc Tết đặc biệt của quán quân Olympia, hoa khôi Đại học Ngoại thương

Quán quân Olympia Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nhắn nhủ tới chính mình của năm 2025, ca sĩ - nhạc sĩ Indie NÂN cảm ơn sự ủng hộ của khán giả suốt 6 năm qua, du học sinh Nguyễn Khánh Linh chúc các bạn học sinh nộp hồ sơ du học thuận lợi trong năm 2024. Source link

8 ‘bông hồng kim cương’ bản lĩnh, tài năng và tỏa sáng

“Khi hoa hồng hóa kim cương” là những mỹ từ đẹp khi nói về những đóa hoa - những nữ doanh nhân chạm đến thành công bằng bản lĩnh, tài năng và tấm lòng nhân ái. Họ là những “đóa hoa” giàu sức bền và lòng kiên trung dám đương đầu, dấn thân trên mọi “mặt trận”, tỏa sáng như kim cương “lấp lánh” giữa thương trường và trở thành niềm tự hào Thành phố. Lễ trao Giải thưởng...

Cùng chuyên mục

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

(Dân trí) - Sau gần 5 tháng giữ cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Trước đó, ông có hơn một năm làm Phó Thủ tướng. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-bi-thu-trung-uong-dang-tran-luu-quang-20250123103626669.htm

Gương mặt Việt nổi bật ‘Forbes’ Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Lập nghiệp trong ngành truyền thông ở Mỹ là một quyết định táo bạo của Nguyễn Siêu, nhà làm phim người Việt duy nhất làm việc ở HBO, người có tên trong danh sách "30 under 30" Forbes Mỹ ngành tiếp thị/quảng cáo. Nhà làm phim người Việt duy nhất ở HBO Tháng 12.2024, tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách "30 under 30" (30 người trẻ tuổi dưới 30) bắc châu Mỹ (North America) của 20 lĩnh vực....

Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

(Dân trí) - Sau khi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, ông Nguyễn Duy Ngọc lần lượt được bầu bổ sung vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị khóa XIII. Ông Ngọc từng có thời gian dài công tác gắn với ngành công an. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-duy-ngoc-20250123104442241.htm

Suất học bổng đáng nhớ của nữ thủ khoa ngành ngôn ngữ khó bậc nhất thế giới

(Dân trí) - Nguyễn Thị Ngọc Quyên (SN 2001) là thủ khoa đầu ra ngành ngôn ngữ Ả Rập - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngọc Quyên tốt nghiệp với điểm số 3.87/4.0, cao nhất ngành ngôn ngữ Ả Rập - Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nữ sinh Hà Nội có vinh dự là một trong 100 thủ khoa trong lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt...

Nam sinh lớp 7 giành giải nhất thi HSG lớp 9: ‘Em làm bài chỉ mất nửa thời gian’

Trần Anh Minh, nam sinh lớp 7 ở TP Hà Tĩnh gây ấn tượng khi giành giải nhất cấp tỉnh môn Tin học tại kỳ thi HSG lớp 9. Em cho biết, mình hoàn thành bài thi chỉ mất 1/2 thời gian và đạt 18,3 điểm. Khi kết quả kỳ thi HSG lớp 9 tỉnh Hà Tĩnh công bố, nhiều người ấn tượng với  cậu học trò Trần Anh Minh (lớp 7, Trường THCS Lê Văn Thiêm). Minh đã giành...

Mới nhất

Độc lạ món canh môn da trâu của người Thái xứ Thanh

(NLĐO)- Canh môn da trâu là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc miền núi Thanh...

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên...

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh