Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGian nan đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH

Gian nan đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH


TỶ LỆ GIẢNG VIÊN LÀ TIẾN SĨ CÒN RẤT THẤP

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có khoảng 85.000 giảng viên (GV) ĐH, CĐ sư phạm. Tuy nhiên, chỉ có 26.800 GV có trình độ tiến sĩ, chiếm 32%. Nếu tính theo khu vực, thì đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước với tỷ lệ 51,01%. Tiếp đến là Đông Nam bộ 24,66%, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 11,67%, đồng bằng sông Cửu Long 7,21%, trung du miền núi phía bắc 4,52% và thấp nhất là khu vực Tây nguyên chỉ có 1,04%.

Như vậy, ngoại trừ khu vực đồng bằng sông Hồng thì còn rất nhiều trường ĐH ở các khu vực còn lại đang có tỷ lệ GV là tiến sĩ quá thấp so với tiêu chuẩn mà Bộ đề ra. Theo thông tin về 3 công khai của các trường, chỉ một số trường ĐH lớn ở các khu vực trên (trừ đồng bằng sông Hồng) là đáp ứng được, như Kinh tế TP.HCM, Bách khoa TP.HCM, Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Kinh tế – Luật TP.HCM, Khoa học tự nhiên TP.HCM, Quốc tế TP.HCM, Bách khoa Đà Nẵng, Y dược Huế, Sư phạm Huế, Kinh tế Huế, Cần Thơ, Đà Lạt…

Gian nan đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH- Ảnh 1.

Để đào tạo tiến sĩ, ngoài việc đáp ứng các điều kiện về mở ngành, trường ĐH phải có tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ là 40%

Trong khi đó, nhiều trường ĐH đang đào tạo tiến sĩ, tỷ lệ này còn rất thấp. Trường ĐH Nam Cần Thơ có 1.072 GV, trong đó 8 giáo sư, 33 phó giáo sư, 222 tiến sĩ, hiện mới chỉ đạt 24,5%, còn thiếu tới 165 tiến sĩ mới đạt chuẩn. Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 997 GV với 6 giáo sư, 12 phó giáo sư, 245 tiến sĩ, đạt 26,3%, còn thiếu 135 tiến sĩ. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 1.325 GV, trong đó 13 giáo sư, 60 phó giáo sư và 337 tiến sĩ, đạt 30%, còn thiếu 120 tiến sĩ. Trường ĐH Văn Lang tỷ lệ tiến sĩ mới đạt 22%, còn thiếu khoảng hơn 370 tiến sĩ. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đạt hơn 35%, còn thiếu khoảng gần 100 tiến sĩ. Trường ĐH Công thương TP.HCM đạt hơn 30%, còn thiếu 49 tiến sĩ; Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, đạt 34%, còn thiếu 16 tiến sĩ…

BẤT CẬP ĐỐI VỚI TRƯỜNG CHỈ ĐÀO TẠO 1 – 2 NGÀNH TIẾN SĨ ?

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho rằng tiêu chí tỷ lệ GV toàn thời gian có trình độ tiến sĩ trong tiêu chuẩn là rất khó thực hiện và không khả thi, nhất là đối với các trường ĐH ngoài công lập. Theo đó, ông Tuấn nhận định hiện nay, nguồn nhân lực có trình độ tiến sĩ trong một số lĩnh vực còn hạn chế. Việc thu hút và giữ chân GV có trình độ cao gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh từ các cơ sở giáo dục khác. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo tiến sĩ đòi hỏi thời gian dài và nguồn lực đáng kể.

“Trường ĐH Văn Lang đang đào tạo tiến sĩ ở một ngành là khoa học môi trường. Hiện nay, trường có hơn 2.000 GV cơ hữu, tỷ lệ có trình độ tiến sĩ đang là 22%. Vì thế, để đạt được 40% vào năm 2025, trường phải có thêm ít nhất 370 GV tiến sĩ. Và đến năm 2030 nếu giữ nguyên số lượng đội ngũ như hiện nay, thì trường phải có thêm ít nhất 580 tiến sĩ. Điều này là bất khả thi!”, tiến sĩ Tuấn thông tin.

Theo tiến sĩ Tuấn, có một bất hợp lý là một số trường dù chỉ đào tạo một ngành tiến sĩ nhưng vẫn áp dụng quy định “là cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo tiến sĩ”, do đó tỷ lệ tiến sĩ vẫn phải áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo, như các trường có đào tạo hàng chục ngành tiến sĩ. “Thời gian qua, để được mở ngành trình độ tiến sĩ, các trường đã phải đáp ứng quy định về điều kiện mở ngành và tiêu chuẩn của GV dạy trình độ tiến sĩ. Nay Thông tư 01 đưa ra quy định ràng buộc khó khăn khiến các trường dù đã đáp ứng về mở ngành tiến sĩ nhưng nếu toàn trường không đạt 40% GV có trình độ tiến sĩ, thì cũng không được đào tạo tiến sĩ. Vậy các trường lấy đâu ra nguồn tuyển để thực hiện việc tăng tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ, đặc biệt ở những ngành mà không phải trường nào cũng có đào tạo tiến sĩ?”, ông Tuấn nêu bất cập.

Với khó khăn trên, các cơ sở giáo dục ĐH cũng có thể bỏ đào tạo tiến sĩ để “né” tiêu chuẩn này, và chỉ còn phải đáp ứng 20% (năm 2030 là 30%) tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ (dành cho trường ĐH không đào tạo tiến sĩ). “Thế nhưng, nếu muốn trở thành cơ sở giáo dục ĐH đúng nghĩa thì ngoài đào tạo ĐH, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, phải có đào tạo sau ĐH. Vì thế, các trường bắt buộc phải xây dựng lộ trình phù hợp để đáp ứng chuẩn nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo sự phát triển bền vững”, tiến sĩ Tuấn nhận định.

HỖ TRỢ, BẮT BUỘC GIẢNG VIÊN LÀM TIẾN SĨ

PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho rằng để đạt được 40% GV tiến sĩ là rất khó khăn, nhưng không còn cách nào khác là phải nỗ lực thực hiện nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.

Gian nan đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH- Ảnh 2.

Các trường đưa ra nhiều giải pháp tăng tỷ lệ tiến sĩ đáp ứng chuẩn cơ sở giáo dục ĐH

Theo PGS-TS Hoàn, trường đang thực hiện chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài và hỗ trợ từ bên trong để rốt ráo tăng tỷ lệ tiến sĩ đáp ứng chuẩn cơ sở giáo dục ĐH. Chẳng hạn, một giáo sư về làm việc tại trường sẽ được nhận ngay 200 triệu đồng, phó giáo sư là 150 triệu đồng và tiến sĩ là 100 triệu đồng.

“Bắt đầu từ năm 2024, trường quy định GV nữ dưới 45 tuổi, GV nam dưới 50 tuổi buộc phải đăng ký học tiến sĩ đúng chuyên ngành, trong thời gian 6 năm. Hết năm 3 vẫn không đăng ký thì trường sẽ cắt hợp đồng. GV học tiến sĩ sẽ được hỗ trợ 100% học phí và vẫn có thu nhập như đang làm việc”.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng thông tin trường sẽ thưởng nóng ngay 250 triệu đồng cho giáo sư về công tác hoặc GV trong trường đạt được học vị này, phó giáo sư là 200 triệu đồng và tiến sĩ là 150 triệu đồng. GV trong trường học tiến sĩ sẽ được hỗ trợ 100% học phí, giảm 50% tiết dạy. “Năm nay trường đang có 100 nghiên cứu sinh nên mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt 40% và năm 2030 là 50% như Thông tư 01 đưa ra”, tiến sĩ Nhân chia sẻ.

XÁC ĐỊNH LẠI MỤC TIÊU, CHỌN HƯỚNG ĐI PHÙ HỢP

Trong khi đó, tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, nhận định câu chuyện để đạt được tỷ lệ 40% GV có trình độ tiến sĩ, đến 2030 đạt tỷ lệ 50% không khó thực hiện về mặt giải pháp, nhưng cái khó nhất là giữ chân GV. “Muốn giữ được GV có trình độ cao ở lại công tác chỉ bằng hai cách: thứ nhất là thu nhập, thứ hai là điều kiện làm việc, quyền tự chủ và trách nhiệm của GV. Ưu tiên ưu đãi cho GV đi kèm với trách nhiệm, bỏ đi các cung cách quản lý hành chính hiện nay thì sẽ đạt được mục tiêu”, tiến sĩ Duy cho hay.

Được biết Trường ĐH Đà Lạt đã thực hiện chính sách hỗ trợ GV đi học nâng cao trình độ 10 năm nay, với tiến sĩ là 80 triệu đồng, phó giáo sư 100 triệu đồng và giáo sư 150 triệu đồng và sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện trong thời gian tới.

Theo tiến sĩ Duy, nếu trường ĐH nào chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về GV thì có thể không đào tạo tiến sĩ mà trước mắt tập trung vào đào tạo ứng dụng nghề nghiệp. “Chuẩn cơ sở giáo dục ĐH sẽ là một quy chuẩn để phân luồng, cũng sẽ góp phần loại bỏ tình trạng đào tạo tiến sĩ không đảm bảo chất lượng. Các trường phải xác định lại mục tiêu, tầm nhìn để có hướng đi cho phù hợp”, tiến sĩ Duy nêu quan điểm. (còn tiếp)

Tại Thông tư 01 ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, có hiệu lực từ tháng 3.2024, tiêu chuẩn 2 về GV quy định, tỷ lệ GV toàn thời gian có trình độ tiến sĩ là không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với cơ sở giáo dục ĐH không đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ.

Đối với cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo tiến sĩ không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50%. Đối với các trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ, không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15%.




Nguồn: https://thanhnien.vn/gian-nan-dat-chuan-co-so-giao-duc-dh-185240919203546668.htm

Cùng chủ đề

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm khuyết vị trí này. Tân hiệu trưởng 53 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Cộng hòa Czech. ...

Nghiên cứu sinh kiện Đại học Cambridge vì không đỗ tiến sĩ

(Dân trí) - Anh Jacob Meagher, nghiên cứu sinh ngành Luật vừa đệ đơn kiện Đại học Cambridge (Anh) lần thứ 2, vì cho rằng mình bị phân biệt đối xử trong quá trình thi cử. Nghiên cứu sinh Jacob Meagher cho rằng anh đã bị đánh trượt trong quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ một cách không công bằng. Meagher khẳng định quyết định của nhà trường đã khiến anh gặp nhiều thiệt hại, không thể nhận...

Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT, dự kiến bỏ 5 vụ

Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tinh giản bộ máy cùng với việc chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH về Bộ GD-ĐT quản lý, Chính phủ đã có dự thảo Nghị định quy định chức...

Đại học Đồng Tháp chi 2,95 tỉ đồng thu hút tiến sĩ

Năm 2024, Trường đại học Đồng Tháp có 5 phó giáo sư, 2 tiến sĩ và tuyển dụng mới 12 tiến sĩ các chuyên ngành, đồng thời chi 2,95 tỉ đồng tặng 19 phó giáo sư, tiến sĩ này nhằm thu hút nhân lực trình độ cao. ...

Không bằng thạc sĩ có được học lên tiến sĩ?

Nhiều người thắc mắc trong trường hợp không có bằng thạc sÄ© thì có đủ điều kiện để xét tuyển hoặc học lên tiến sÄ© không? Quyết định của Thủ tướng về phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ngày 18/10/2016 quy định rõ các chương trình đào tạo trình độ đại học được tiếp nhận một trong ba trường hợp:Người đã tốt nghiệp THPT;Người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp, học và thi đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Canada trả đũa, cấm sản phẩm nước cam từ quê nhà ông Trump

Canada áp thuế suất lên hàng loạt sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ giữa làn sóng tẩy chay sản phẩm từ quốc gia láng giềng, sau khi ông Trump thông báo áp thuế lên nhiều sản phẩm nhập từ Canada. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Sân bay Nội Bài tưng bừng sắc xuân với thầy đồ, ca nhạc, múa lân…

(NLĐO)- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức biểu diễn ca nhạc, múa lân và tặng thư pháp cho hành khách trong ngày đầu tiên...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du...

Dự báo hồ tiêu vào chu kỳ tăng giá mới, có thể đạt mức siêu đắt đỏ

Giá tiêu hôm nay 4/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.200 đồng/kg.

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội