Trang chủDestinationsQuảng NinhGiám sát việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực...

Giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 29/5, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; thảo luận ở hội trường về những nội dung trên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu điều hành nội dung phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Công tác phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng chủ trương, chính sách

Trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát, Phó Trưởng đoàn Nguyễn Thúy Anh cho biết: Thể chế hóa chủ trương của Đảng, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ tháng 1/2020 – tháng 1/2023, Quốc hội đã ban hành 6 nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 12 nghị quyết, xem xét, cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật để đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch. Chính phủ ban hành 14 nghị định, 23 nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 35 quyết định, hàng trăm văn bản để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ lực, chủ động, linh hoạt, bám sát tình hình, kịp thời ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch và huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Thực hiện mục tiêu “kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ Nhất, trong đó quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tính đến 31/12/2022, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230 nghìn tỷ đồng. Trên 11,6 nghìn tỷ đồng đã được huy động vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19; tiếp nhận khoảng 259,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Hàng triệu tình nguyện viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch. Các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, đóng góp sức lực, tiền, hiện vật và nhiều khoản đóng góp khác với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều khoản đóng góp, ủng hộ không lượng hóa được bằng tiền.

Qua giám sát cho thấy, công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng chủ trương, chính sách đã ban hành. Trong đó, đã hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch; mua vaccine phòng COVID-19; hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine phòng COVID-19; mua sắm kit xét nghiệm; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm; chi trả khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19; sàng lọc, thu dung, cách ly y tế; hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở điều trị, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến…

Đoàn Giám sát cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, như: hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao quát hết, chưa điều chỉnh được các quan hệ, tình huống phát sinh. Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm. Công tác quản lý, điều phối nguồn lực xã hội có lúc, có nơi còn hạn chế, lúng túng trong tổ chức, thực hiện, hiệu quả sử dụng chưa cao. Đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch…

Đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa thỏa đáng

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cuả Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Về kết quả thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, qua giám sát cho thấy, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng được ban hành tương đối toàn diện, đồng bộ và từng bước được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.

Giai đoạn 2018 – 2022, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở và y tế dự phòng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và góp phần quan trọng vào thành công của công tác phòng, chống dịch, nhất là đối với đại dịch COVID-19.

Đến năm 2022, mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp cả nước, 100% đơn vị hành chính cấp huyện đều có trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện đóng trên địa bàn, 99,6% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 92,4% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc, trên 70% thôn, bản có nhân viên y tế thôn, bản hoạt động. Ngoài ra, các địa phương còn có hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân, bệnh viện tư nhân tương đương tuyến huyện

Hệ thống y tế dự phòng được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn bộ máy. Đến năm 2022, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập các trung tâm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh. Công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và bệnh truyền nhiễm đạt được nhiều thành tựu nổi bật, ghi dấu trong cộng đồng quốc tế với nhiều “điểm sáng” như Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế được dịch SARS, cúm A(H1N1); khống chế, đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm; cơ bản đã khống chế dịch HIV/AIDS và đặc biệt là việc kiểm soát được dịch COVID-19.

Các tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng cũng được Đoàn giám sát chỉ rõ. Theo đó, nhận thức về vai trò của y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đầy đủ. Tổ chức hệ thống y tế cơ sở chưa thực sự ổn định, trải qua nhiều lần thay đổi, mô hình quản lý trung tâm y tế huyện chưa thực hiện thống nhất trên cả nước. Nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòng tuy đã được củng cố song vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn. Đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng còn chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với quan điểm “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”. Một số địa phương có tỷ lệ chi cho y tế dự phòng chưa đạt 30% trên tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế theo Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội.

6 nhóm bài học, 2 nhóm giải pháp

Quang cảnh phiên họp sáng 29/5. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Từ kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã rút ra 6 nhóm bài học kinh nghiệm, đề xuất hai nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế và về tổ chức thực hiện.

Theo đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật có liên quan đến lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng, phòng thủ dân sự và tình trạng khẩn cấp.

Cùng với đó, khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại để xử lý việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có hợp đồng đặt hàng; vướng mắc trong mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn, huy động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2022; việc giải thể và xử lý tài sản khi giải thể các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến.

Đồng thời, tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng theo hướng, y tế cơ sở bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe nhằm bảo đảm mọi người dân được chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế theo hướng tăng chi cho y tế cơ sở; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hệ thống trạm y tế xã, phường, thị trấn phù hợp với quy mô, cơ cấu dân số, điều kiện kinh tế – xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở khu vực đô thị, nông thôn…

Y tế dự phòng tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, nâng cao sức khỏe, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cộng đồng, vệ sinh sức khỏe môi trường, y tế trường học, chăm sóc sức khỏe người lao động, người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em, công tác dân số, truyền thông giáo dục sức khỏe. Đổi mới chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhất là nhân lực làm việc tại trạm y tế xã; tiếp tục áp dụng chính sách đào tạo cử tuyển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao năng lực cán bộ y tế xã; điều động, luân phiên bác sỹ, cán bộ y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lệnh ân xá bất ngờ của ông Biden vài giờ trước lễ nhậm chức của ông Trump

Ngay trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức ngày 20.1, Tổng thống Joe Biden đã ân xá trước cho nhiều nhân vật như giáo sư Anthony Fauci hay tướng Mark Milley vì lo họ bị trả thù. ...

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Tạo nguồn nhân lực chất lượng từ vốn vay ưu đãi

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là một chính sách nhân văn do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian, các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi,...

WHO nói gì về bệnh hô hấp ở Trung Quốc và các nơi khác?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định về các trường hợp mắc bệnh hô hấp ở Trung Quốc sau khi nhận được thông tin từ nước này. ...

HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024

Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã được ghi nhận tại TP.HCM với tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác. Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024Human metapneumovirus (HMPV) không phải là virus mới, đây là một trong số các tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em và đã...

Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Thế giới hiện đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là một đợt bùng phát viêm phổi không rõ nguyên nhân và sự lan rộng của dịch cúm mùa. Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầuThế giới hiện đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là một đợt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Việt Nam có thể ‘thanh toán’ hoàn toàn ung thư cổ tử cung vào năm 2025

Việc đầu tư toàn diện vào chương trình tiêm chủng HPV, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội, đồng thời góp phần loại bỏ căn bệnh này khỏi xã hội Việt Nam. Đây là kết luận từ Nghiên cứu về hiệu quả đầu tư tiêm chủng HPV tại Việt Nam do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Bộ Y...

Than Vàng Danh nâng cao năng lực vận tải hầm lò

Trong sản xuất than hầm lò, việc đi lại của công nhân, cũng như vận chuyển vật tư, thiết bị, than, đất đá có vai trò rất quan trọng. Mô hình vận tải được thiết kế hiện đại, đồng bộ với công nghệ sản xuất sẽ giúp các mỏ nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo công tác an toàn, cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Công ty CP Than Vàng...

Xu hướng nhà hàng buffet hải sản

Không chỉ là hình thức tiệc tự chọn, các nhà hàng buffet ngày càng có nhiều thay đổi, làm mới mình, tập trung thế mạnh riêng, thậm chí có những dịch vụ cao cấp nhằm tạo ra lựa chọn đa dạng cho người dân và du khách khi du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh.  Có nguồn gốc từ phương Tây, buffet là mô hình kinh doanh nhà hàng tự phục vụ, với ý nghĩa là tự chọn hay...

Hai thiếu niên mất tích khi đi tắm suối cùng nhóm bạn

Chiều 13/8, Chủ tịch UBND xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Lê Văn Đồng cho biết, trên địa bàn xóm Vằng Vạt thuộc huyện Bảo Lâm đã xảy ra vụ việc hai thiếu niên bị mất tích khi tắm suối. Cụ thể, nhóm 5 thiếu niên (đều trú tại xóm Lạng Cá, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm) rủ nhau đi xe máy từ nhà đến tắm suối tại địa phận xóm Vằng Vạt, xã...

Cứu bệnh nhi bị sốc giảm thể tích nguy kịch do tiêu chảy cấp

Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy vừa cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhi 3 tuổi bị tiêu chảy dẫn đến sốc mất nước. Đây là một trong những trường hợp trẻ bị sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp nguy kịch nhất mà Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy từng tiếp nhận nhận điều trị. Bệnh nhi Nguyễn N T M ( 3 tuổi, trú tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị tiêu...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ Y tế vừa phát đi thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi quảng cáo thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trên mạng internet. Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm...

Mới nhất