Trang chủNewsThời sựGiảm nghèo bền vững nhìn từ tỉnh Thừa Thiên

Giảm nghèo bền vững nhìn từ tỉnh Thừa Thiên

Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và Quỹ “Vì người nghèo”, giúp công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, việc huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024 là minh chứng rõ nét nhất.

z5756239877867_37930de054e48c1c72a888e3e1dca40f.jpg
Trong 2 năm, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xây mới, sửa chữa hơn 5.000 ngôi nhà. Ảnh: N.Q.

Sửa chữa, xây mới hơn 5.000 ngôi nhà

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; chính quyền, các đơn vị liên quan cùng sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân… Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực, góp phần giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp trong công tác giảm nghèo bền vững, từ nguồn quỹ vận động được, từ năm 2021 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã sử dụng để giúp đỡ hỗ trợ người nghèo trong việc xóa nhà tạm, xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ vốn sản xuất… với số tiền 49,366 tỷ đồng.

Ngoài ra, công tác vận động nguồn lực, thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt được nhiều kết quả thiết thực. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực đã vận động đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện công tác an sinh xã hội; kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ đoàn viên, hội viên về vốn sản xuất, giống cây con, xây dựng, sửa chữa nhà ở, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho người nghèo… với tổng số tiền 692,525 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Ái Vân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, trong những năm qua, công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức thành viên quan tâm thực hiện, đạt được nhiều kết quả tích cực, các chính sách đối với người nghèo được thực hiện đảm bảo đúng quy định.

z5748438749706_237c003fb4720ac111b16db051a63787.jpg
Nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Ảnh: N.Q.

Cùng với nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, tạo nguồn lực to lớn để chung tay chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống.

Trong 2 năm qua (từ năm 2022 đến nay), toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên 5.000 ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hơn 326 tỷ đồng.

Đặc biệt, riêng ở huyện miền núi A Lưới đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho 3.750 ngôi nhà từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và từ các nguồn huy động khác. Riêng trong năm 2024, MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã trích hơn 22 tỷ đồng từ Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng 4 công trình dân sinh; xây dựng mới, sửa chữa 550 nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ vốn sản xuất cho 266 hộ nghèo.

“Những kết quả đó đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trong năm 2023 xuống còn 2,27% và huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024”, bà Vân cho biết.

Khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

z5963047789457_b006e36d9e0a375d632833266442dbc2.jpg
Sức sống mới ở vùng cao A Lưới, huyện miền núi vừa được Thủ tướng công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Ảnh: N.Q.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là huyện miền núi A Lưới phải thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Do đó, tỉnh Thừa Thiên – Huế tập trung nguồn lực của Trung ương, địa phương và huy động khác để đầu tư, triển khai thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực về kinh tế – xã hội, đặc biệt là về tạo việc làm, an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở và các mô hình sinh kế cho người dân.

Bằng sự quyết tâm, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, bên cạnh những chính sách phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là sự chung sức đồng lòng của người dân, huyện nghèo A Lưới đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024, vượt trước kế hoạch đề ra 1 năm.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, việc huyện A Lưới được công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia trước thời hạn 1 năm là cả quá trình nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng của hệ thống chính trị và người dân huyện A Lưới. Đặc biệt, việc lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình MTQG, công tác tuyên truyền để người dân tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo là một trong những tiền đề quan trọng để địa phương đạt được những kết quả trên.

Theo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững gắn với phong trào thi đua “Thừa Thiên Huế chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, có hiệu quả trong việc tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, khuyến khích làm giàu chính đáng, bộ mặt nông thôn của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Đây là thành quả và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận các cấp đã góp phần trong việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo thông qua nguồn Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn…, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân.

z5963115913403_2c78bbc000b335b25ad8c669137ea47d.jpg
Đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân các đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nâng lên. Ảnh: N.Q.

Bên cạnh đó, Quỹ “Vì người nghèo” còn lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống, công trình dân sinh, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi… Qua đó, tạo thêm nguồn lực quan trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tiến Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, với những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, vận động, tiếp nhận ủng hộ và phân bổ Quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình an sinh xã hội do MTTQ các cấp trong tỉnh chủ trì đã góp phần quan trọng và hiệu quả vào việc triển khai Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong năm qua.

Theo ông Nguyễn Tiến Nam, thời gian tới, Mặt trận cùng các tổ chức thành viên tiếp tục công tác chăm lo cho người nghèo; triển khai hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025”, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của tỉnh.



Nguồn: https://daidoanket.vn/giam-ngheo-ben-vung-nhin-tu-tinh-thua-thien-hue-10293055.html

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sinh kế giúp người dân giảm nghèo bền vững

Đất ở, đất sản xuất là những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi ở tỉnh Lâm Đồng đã có những bước thay đổi đáng kể, đặc biệt trong việc ổn định nơi ở và phát triển sinh kế. ...

‘Chìa khóa’ giảm nghèo bền vững tại vùng cao

Vì vậy, thời gian qua việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện, coi đây là “chìa khóa” góp phần giảm nghèo bền vững tại các địa bàn vùng...

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa chính sách ưu đãi học sinh vùng khó khăn

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.Vướng quy định,...

Đẩy mạnh thông tin Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Tại Hội nghị, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) cũng đã trình bày chuyên đề về “Một số chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai...

Kinh nghiệm làm giàu từ lợi thế đất nông nghiệp

Đưa công nghệ vào sản xuất Ngoài việc thay đổi nhận thức của người dân về cách canh tác đất nông nghiệp sao cho hiệu quả, trong những năm qua chủ trương của lãnh đạo tỉnh Bình Phước rất quan tâm và chú trọng các mô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Trình phương án lập 2 thành phố mới của Hà Nội, rộng 884km2

Hai thành phố mới của Hà Nội nằm ở phía Bắc và phía Tây rộng khoản 884km2 với 4,45 triệu dân. Hà Nội định hướng thành phố mới là trung tâm logistics, dịch vụ và giáo dục, khoa học. Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi với 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012). Theo dự thảo, chính quyền TP Hà Nội được tổ chức theo hướng...

Việt Nam – Singapore khởi công, chấp thuận đầu tư 5 dự án VSIP mới

(Dân trí) - 3 dự án khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mới được khởi công, 2 dự án VSIP được trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cùng 12 dự án VSIP vừa được ký biên bản hợp tác phát triển. Những con số này được công bố tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore sáng 29/8, do Thủ tướng Phạm Minh Chính và...

Chủ tịch nước đề nghị Indonesia tạo thuận lợi cho sản phẩm Halal Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia

Sáng ngày 12/1, tại Phủ Chủ tịch, sau Lễ đón cấp Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Nước lớn nể trọng Việt Nam hơn

Khoảnh khắc cả phòng họp Đại hội đồng với đại diện của hơn 190 nước vỗ tay không ngớt khi kết quả số phiếu kỷ lục dành cho Việt Nam được công bố vẫn khiến nhiều người tự hào về hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế. Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông...

Điện chia buồn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina từ trần

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có điện chia buồn gửi tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Argentina.

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Độc đáo Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

VHO - Ban Tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam vừa tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức...

Bồi dưỡng kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật Bài chòi

VHO - Lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hành Bài chòi không chỉ góp phần truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài chòi, mà còn thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ tại cơ sở, góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú...

Việt Nam và Na Uy hướng tới tăng cường hợp tác trong nền kinh tế xanh – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Hợp tác trong các lĩnh vực như ngành hàng hải xanh và năng lượng tái tạo… sẽ được thúc đẩy hơn nữa giữa Việt Nam và Na Uy trong thời gian tới. Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, Bà Hilde Solbakken, phát biểu tại lễ kỷ niệm 211 năm Ngày Hiến pháp Na Uy. (Ảnh: VnEconomy) Đại sứ quán...

Hậu duệ Hoàng tộc triều Nguyễn hiến tặng 2 chiếc áo của mẹ vua Bảo Đại | Multimedia

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3,...

Mới nhất