Trang chủDestinationsQuảng NamGiảm hộ nghèo ở Đông Giang: Tìm nguyên nhân, xác định giải...

Giảm hộ nghèo ở Đông Giang: Tìm nguyên nhân, xác định giải pháp thực hiện | BÁO QUẢNG NAM ONLINE


(QNO) – Số hộ nghèo theo chuẩn mới ở Đông Giang còn ở mức cao. Để giảm nghèo bền vững, huyện đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch triển khai thực hiện cho giai đoạn sắp đến. PV Báo Quảng Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Ngọc Thanh – Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang để làm rõ hơn về giải pháp sẽ thực thi trong thời gian tới.

Ông Đinh Ngọc Thanh - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang. Ảnh: CT
Ông Đinh Ngọc Thanh – Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đông Giang. Ảnh: CT

PV: – Đông Giang là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, hộ nghèo cuối năm 2022 chiếm tỷ lệ 45,18%. Địa phương xác định nguyên nhân do đâu mà số hộ nghèo trên địa bàn còn ở mức cao như vậy, thưa ông?

Ông Đinh Ngọc Thanh: Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ và dịch bệnh COVID-19, nhưng với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nên công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành tựu và kết quả nổi bật.

Theo kết quả điều tra, rà soát đến cuối năm 2022, toàn huyện có tổng số 7.512 hộ dân. Trong đó, hộ nghèo chiếm 3.394 hộ (tỷ lệ 45,18%), giảm so với năm 2021 là 511 hộ (giảm 7,7%); 490 hộ cận nghèo (tỷ lệ 6,52%), tăng so với năm 2021 là 337 hộ (tăng 4,45%). Cùng với đó, năm 2022, số hộ thoát nghèo là 583 hộ; hộ nghèo phát sinh mới 72 hộ (tái nghèo 18 hộ).

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế. Chẳng hạn, việc bố trí nguồn vốn, cơ chế khuyến khích đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo chưa phù hợp theo đặc thù vùng miền. Xét chọn hộ, chọn mô hình tham gia dự án hỗ trợ sản xuất và đa dạng sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo chưa đổi mới cả tư duy nhận thức và phương thức sản xuất; ngược lại nguồn lực tập trung cho mô hình dàn trải bình quân chia đều.

Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo còn gặp khó khăn do định suất thấp, yêu cầu phải vay vốn chính sách, đóng góp của dòng tộc, cộng đồng. Chuyện điều tra, rà soát xác định hộ nghèo tại một số địa phương còn lúng túng do tiêu chí có thay đổi nhưng hướng dẫn chưa cụ thể. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo tại một số địa phương cấp xã có lúc chưa kịp thời do áp lực về thời gian và chỉ tiêu giao.

Ban Chỉ huy quân sự huyện Đông Giang trao tặng sinh kế cho hộ nghèo trên địa bàn. Ảnh: A TING HÀN
Ban Chỉ huy quân sự huyện Đông Giang trao tặng sinh kế cho hộ nghèo trên địa bàn. Ảnh: A TING HÀN

Nguyên nhân của hạn chế nêu trên có cả khách quan và chủ quan. Nhưng chung lại, huyện xác định chủ yếu là do công tác triển khai thực hiện các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ sản xuất và đa dạng sinh kế nhân rộng mô hình giảm nghèo ở một số địa phương còn chậm. Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở chưa ổn định, thường xuyên thay đổi. Một bộ phận người nghèo thiếu ý thức vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng…

PV: – Ông cho biết đâu là các mục tiêu trọng tâm đã được Đông Giang xác định trong thực hiện giảm nghèo bền vững?

Ông Đinh Ngọc Thanh: Trước hết, huyện ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới cho các xã, thị trấn; tập trung vào xã đặc biệt khó khăn, xã đăng ký về đích nông thôn mới trong giai đoạn 2021 – 2025. Hỗ trợ để cải thiện tiêu chí về thu nhập thông qua chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo để thoát nghèo bền vững. Đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, tập huấn hướng dẫn chuyển giao khoa học công nghệ; nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả; cho vay ưu đãi.

Hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao; giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng. Tư vấn thị trường tiêu thụ, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng lao động nghèo cận nghèo của địa phương. Xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, giảm nghèo hiệu quả trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới, có hiệu quả vào sản xuất để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận, học tập, tham gia, đồng thời kết hợp giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm.

Hỗ trợ cải thiện các chỉ số thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả chính sách giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh; thông tin để hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận và cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản. Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cấp về chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững; kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác giảm nghèo; nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo cơ sở; kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình ở các cấp; điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo và phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Huy động nhiều nguồn lực phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước kịp thời, đủ để thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Đặc biệt, chú trọng huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

PV: – Những các giải pháp cốt yếu nào sẽ áp dụng để triển khai thực hiện hiệu quả trong thực tế, thưa ông?

Ông Đinh Ngọc Thanh: Huyện sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền, phối hợp và giám sát của Mặt trận, các hội đoàn thể để nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, đặc biệt là điều tra, rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 – 2025.

Đông Giang cũng sẽ tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, như đường giao thông, công trình điện, y tế, trường học, nước sinh hoạt, thủy lợi; công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa như trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, xóm; cùng công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của đề án và quy hoạch của huyện.

Ngoài ra, huyện còn tập trung đầu tư xây dựng các khu tái định cư để đảm bảo ổn định chỗ ở, sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Hỗ trợ các điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm; cải thiện chất lượng sống để giải quyết thiếu hụt về thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, cận nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chương trình hỗ trợ giảm nghèo…

PV: – Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Nam đón lượng khách tăng kỷ lục 5 ngày Tết

(NLĐO) – Từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày Mùng 2 Tết, tỉnh Quảng Nam đón 255.000 lượt khách tham quan, lưu trú, tăng đến 78% so với cùng kỳ. ...

“Làng du lịch tốt nhất” thế giới có gì khiến du khách mê mẩn?

(NLĐO) – Mùa xuân về, làng rau Trà Quế - làng du lịch tốt nhất năm 2024 khoác lên mình một diện mạo mới đầy màu sắc. ...

Ngắm những con vật “siêu to khổng lồ” làm từ tre của nghệ nhân xứ Quảng

(NLĐO) – Nghệ nhân trẻ ở tỉnh Quảng Nam đã hô biến cây tre trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hết sức độc đáo, ai nhìn cũng mê. ...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đem niềm vui đến với cặp song sinh học giỏi

(NLĐO) – Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đến động viên, tặng quà cho 2 anh em sinh đôi có thành tích học tập nổi bật. ...

2 ngày giáp Tết, Quảng Nam và Kon Tum xảy ra 9 trận động đất

(NLĐO) - 9 trận động đất liên tiếp xảy ra tại 2 huyện giáp nhau của tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến người dân lo lắng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”. Người Hoa ở Hội An “Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An” là tên một khảo cứu về cộng đồng người Hoa và những công trình xây dựng của họ tại Hội An. Tác giả chuyên khảo là Giáo...

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố...

Trưng bày ảnh “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”

Từ ngày 29/11 đến 9/12, tại di tích đình Hội An (số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”. Sự kiện do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được...

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Hội An còn hàng chục di tích trong phố cổ đã xuống cấp, có nguy cơ hư hại do mưa lũ nhưng vẫn chưa thể hạ giải trùng tu. Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ tháng 6/2024, đơn vị đã chủ động phối hợp các địa phương,...

Bài đọc nhiều

Phụ nữ xã Bình Dương với mô hình gom ve chai giúp hộ nghèo | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Học tập và làm theo Bác về cần, kiệm, liêm, chính, hội viên phụ nữ xã Bình Dương (Thăng Bình) đã xây dựng nhiều mô hình tiết kiệm để giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. ...

Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Công an Quảng Nam và Công an tỉnh Sê Kông | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 29/6, tại TP.Tam Kỳ, Công an tỉnh Quảng Nam và Công an tỉnh Sê Kông (Lào) tổ chức hội nghị giao ban thường niên năm 2023. ...

Công an Quảng Nam khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 26/6, Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối tượng 4 năm 2023. Tham...

Tỷ lệ hộ nghèo của Nông Sơn giảm còn 7,83% | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Huyện ủy Nông Sơn vừa tổ chức hội nghị đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2020 - 2025). ...

Các địa phương ra quân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Cùng với cả tỉnh, sáng nay 27/5, các địa phương ở Nông Sơn ra quân cao điểm hướng dẫn nhân dân cài đặt, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử (ứng dụng VNeID). ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Mới nhất

Nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới

Thông tin với báo chí ngày 5/2/2025, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu đạt mức cao mới khi giá tăng vọt trong năm 2024. Tổng nhu cầu vàng đạt mức cao kỷ lục mới Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng trong quý IV...

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam hòa lưới điện quốc gia

(PLVN) - Ngày 5/2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (tại Khu công nghiệp Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai) là nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam, đã hòa lưới điện quốc gia. (PLVN) - Ngày 5/2, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng...

Mua vàng trên hội nhóm ‘cưa đôi’ chênh lệch, nguy cơ gặp vàng nhái SJC

Trên thực tế, cách này lợi thì ít mà rủi ro thì nhiều, đặc biệt cho phía người mua vì nguy cơ gặp phải vàng nhái SJC. ...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình...

Mới nhất