Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngGiảm áp lực đô thị, tạo đà phát triển bền vững

Giảm áp lực đô thị, tạo đà phát triển bền vững


Xu hướng tất yếu

Phát triển công trình ngầm và khai thác không gian ngầm là xu hướng tất yếu và là tiêu chí cần thiết để đo lường mức độ hiện đại hóa của phát triển đô thị. Không gian ngầm, đặc biệt là không gian ngầm đô thị được nhiều quốc gia coi là tài nguyên thiên nhiên quý giá giúp giải quyết những khó khăn do không đủ bề mặt đất để xây dựng, sử dụng. Đơn cử tại Singapore, trong những năm gần đây, quốc gia này đã di chuyển rất nhiều các công trình công cộng, nhà máy, công sở và kho chứa vào trong lòng đất nhằm giải phóng diện tích đất trên bề mặt.

Phát triển không gian đô thị cần kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm. Ảnh: Hải Linh
Phát triển không gian đô thị cần kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm. Ảnh: Hải Linh

Thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng – Vụ Địa phương I, Ban Nội chính T.Ư chia sẻ, tại Singapore, không gian ngầm gần bề mặt đất được quy hoạch xung quanh các hoạt động “lấy con người làm trung tâm”, sử dụng cho những hoạt động đòi hỏi phải kết nối với mặt đất như trung tâm mua sắm, bãi đỗ xe, giao thông, đường đi bộ và tiện ích đô thị. Trong khi không gian ngầm ở các cấp độ sâu hơn sẽ được sử dụng cho đường hầm tiện ích, hệ thống thoát nước trong đường hầm sâu. Việc quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị của Singapore mang tính khả thi và có ý nghĩa, là phương pháp để tăng hiệu quả sử dụng đất và cải thiện chất lượng môi trường sống. Có thể điểm danh một số hệ thống công trình ngầm tiêu biểu của quốc gia này như: đường sắt đô thị (trong số 180km đường sắt đô thị, có 82km nằm dưới mặt đất); đường bộ (gần 10% mạng lưới đường cao tốc của Singapore nằm dưới mặt đất; hầm ngầm (hiện có hai dự án hầm ngầm lớn ở Singapore là dự án hang đá trên đảo Jurong và dự án Kho đạn ngầm).

Tại Nhật Bản, quy hoạch được xem là một chương trình quảng bá xúc tiến đầu tư nghiêm túc. Sau khi quy hoạch hoàn chỉnh, sẽ được công bố rộng rãi trước công chúng, đặc biệt về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng. Điểm đặc biệt nhất trong quy hoạch đô thị Nhật Bản là các chương trình phát triển đô thị có quy định tối thiểu 40% dự án phải ưu tiên cho địa phương quản lý thực hiện. Khi quy hoạch được lập nên, cần lấy ý kiến từ cộng đồng nhiều lần, bảo đảm 70% tự nguyện chấp thuận thì quy hoạch đó mới được phê chuẩn. Xét về mặt tổng thể, hệ thống không gian ngầm của Nhật Bản được quy hoạch cho 3 nhóm hạng mục công trình hạ tầng cơ bản: nhóm thứ nhất gồm đường cấp khí gas, nước, điện, thông tin liên lạc; nhóm thứ hai bao gồm các công trình giao thông đô thị như tàu điện ngầm, đường giao thông ngầm, bãi đỗ xe ngầm; nhóm thứ ba là các công trình thương mại dịch vụ như các khu phố mua sắm ngầm…

Theo nhiều chuyên gia, điều quan trọng ở đây là hầu hết các không gian ngầm dùng cho mục đích công cộng không đi dưới nhà dân, không đi dưới các công trình của tư nhân mà đi dưới đường đi của không gian chung, công cộng. Các công trình ngầm này cũng được xây dựng đồng bộ để tránh khỏi tình trạng “đào lên lấp xuống” nhiều lần. Theo đó, Nhật Bản chia các nhóm không gian ngầm ra làm những tầng khác nhau được gọi chung là “phần ngầm nông” gần mặt đất và “phần ngầm sâu”.

Với sự gia tăng dân số đô thị và sự phát triển nhanh chóng của các TP lớn, không gian ngầm ngày càng được chú trọng như một giải pháp nhằm giải quyết áp lực về sử dụng đất trên mặt bằng.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng nhìn nhận, việc khai thác tài nguyên này ở nước ta hứa hẹn rất nhiều lợi ích nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn, rất cần phải có khung pháp lý và giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề này. Bởi không giống như không gian trên bề mặt, một khi đã khai thác sử dụng, đất đai không thể trở về trạng thái cũ, đồng nghĩa với việc không gian ngầm sẽ không thể quy hoạch lại khi đã thực hiện.

Để quy hoạch trở nên khả thi

Theo các chuyên gia, một khung chính sách hỗ trợ phát triển không gian ngầm là yếu tố quan trọng. PGS.TS Nguyễn Công Giang – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, bước đầu tiên để đạt được điều này là cần làm rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng không gian ngầm. Việc xác định rõ ràng các ranh giới và phạm vi công việc cho các nhà quy hoạch và nhà phát triển sẽ giúp tránh tạo ra bầu không khí rủi ro, điều này có thể cản trở đầu tư và làm giảm mức độ sử dụng không gian ngầm.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển quy hoạch, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp giữa phát triển trên mặt đất và dưới mặt đất, những cơ hội cho việc đồng vị trí và cân nhắc độ sâu. Cuối cùng, để các công việc quy hoạch trở nên khả thi, dữ liệu chính xác phải được sẵn có. Dữ liệu này nên bao gồm cả dữ liệu quy hoạch chung và dữ liệu đặc thù về không gian ngầm như địa chất.

TP Hà Nội đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý và sử dụng không gian ngầm trong bối cảnh đô thị ngày càng phát triển. Do vậy, lần đầu tiên, quy định về Quản lý, sử dụng không gian ngầm được quy định trong Luật Thủ đô tại Điều 19 Luật Thủ đô số 39/2024/QH15. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản, theo thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng, vấn đề đặt ra trong việc triển khai quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô 2024 thời gian tới là khẩn trương hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm.

Đồng thời, Hà Nội cần sớm tiến hành tổ chức quy hoạch sử dụng không gian ngầm một cách toàn diện và chi tiết nhằm đạt được hiệu quả sử dụng ngầm cao nhất về mặt không gian và thời gian, trong đó bao gồm: hiện trạng không gian ngầm và dự báo phát triển, chiến lược phát triển không gian ngầm; nội dung, thời kỳ, quy mô và bố trí, các bước thực hiện phát triển không gian ngầm, cũng như vị trí cụ thể của kỹ thuật ngầm, vị trí lối vào và lối ra, độ cao của các phần khác nhau, mối quan hệ giữa các công trình, mối quan hệ với công trình mặt đất và bố trí toàn diện các dự án hỗ trợ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; những loại hình công trình khuyến khích xây ngầm, quy hoạch độ sâu thi công tùy theo đặc tính của công trình và chuẩn bị đủ quỹ không gian ngầm cho tương lai.

Theo các chuyên gia, Hà Nội cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để tập trung thực hiện có hiệu quả Đồ án “Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm – Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000”. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành đồ án này nên có nhiều điều kiện thuận lợi, năng lực để triển khai các quy định mới.

Việc quy hoạch không gian xây dựng ngầm của Thủ đô phải chú trọng phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng, bảo đảm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; kết nối tương thích và đồng bộ các công trình ngầm và giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm, an toàn các công trình ngầm và phần ngầm của các công trình trên mặt đất.

 

Theo các chuyên gia, Hà Nội cần triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công trình ngầm; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định pháp luật nói chung và Luật Thủ đô 2024 nói riêng liên quan đến quản lý, sử dụng không gian ngầm. Để từ đó, mọi người dân nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ, đồng tình ủng hộ khi chính quyền TP thực hiện các dự án công trình ngầm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/giam-ap-luc-do-thi-tao-da-phat-trien-ben-vung.html

Cùng chủ đề

Kết nối hạ tầng để phát triển đô thị vệ tinh phía Tây Thủ đô

Tăng cường kết nối, đột phá với TOD Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với trên 410km. Trong đó, tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) là dự án quan trọng quốc gia dự kiến được khởi công xây dựng trong...

điểm nhấn của đô thị trong tương lai

Để hiện thực hóa định hướng trên, thời gian qua, nhiều ý tưởng về quy hoạch khu vực bãi bồi, bãi giữa sông Hồng đã được đưa ra nhằm bổ sung các không gian công cộng, khai thác tốt các yếu tố văn hóa, cảnh quan; bảo đảm các vấn đề về thoát lũ và tôn trọng phát triển sinh thái tự nhiên. Phát triển đô thị hài hòa hai bên sông Với diện tích khoảng 23ha, bãi giữa sông...

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý nghĩa quan trọng, là bước cụ thể hóa chế tài để quản lý phát triển đô thị, nông thôn sau...

Cú hích lớn cho tái thiết đô thị Hà Nội

Kinhtedothi- Tái thiết đô thị là một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Luật Thủ đô 2024. Bên cạnh kế thừa một số quy định cũ, Luật bổ sung nhiều nội dung phù hợp với đặc thù của Hà Nội, tạo động lực lớn cho xây dựng và phát triển Thủ đô trong tình hình mới. Chào Xuân Ất Tỵ 2025, Kinh tế & Đô thị đã có buổi trò chuyện với GS.TSKH Đặng Hùng Võ,...

Tư duy đột phá đưa Thủ đô Hà Nội phát triển trong Kỷ nguyên mới

Hoàn thành 3 nhiệm vụ đột phá Trong quá trình phát triển Thủ đô, công tác quy hoạch luôn được quan tâm và xác định là bước đi đầu. Kế thừa những bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, giải quyết thách thức, tương thích với bối cảnh mới, TP đã linh hoạt, quyết liệt trong thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá. Đó là xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô thời kỳ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Đề xuất tăng thêm 768 tỷ đồng cho dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCM

Đề xuất tăng thêm 768 tỷ đồng cho dự án cải tạo kênh dài nhất TP.HCMChủ đầu tư Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đề xuất tăng tổng mức đầu tư từ 8.200 tỷ đồng thành 8.968 tỷ đồng (tăng 768 tỷ đồng). Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô...

Nam Định hướng tới mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành chỉ tiêu 9.800 căn nhà ở xã hội

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định yêu cầu: Quán triệt nghiêm túc, tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh...

Doanh nghiệp có thực sự được hưởng lợi từ việc đề xuất giảm 30% tiền thuê đất?

(CLO) Hiện nay, các địa phương tính giá thuê đất khác nhau, có trường hợp 2 địa phương cạnh nhau nhưng cách tính chênh nhau tới 30% - 40%. Có địa phương như Bình Dương tính giá hợp lý, thế nhưng cũng có địa phương dù là tỉnh thuần nông lại...

Hà Nội trình 35 dự án thu hồi đất tại nhiều quận, huyện

(Dân trí) - Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội có 35 dự án với tổng diện tích đất thu hồi là hơn 2.082ha. UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình số 41 về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 trên địa bàn thành phố. Theo tờ trình, HĐND TP có Nghị quyết số 69 thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm...

Giá thuê nhà tăng cao, lao động trẻ tìm cachs rời khỏi trung tâm đô thị

(CLO) Việc nguồn cung mới vẫn chủ yếu đến từ phân khúc cao cấp, hạng sang, trong khi nhu cầu thuê nhà vẫn cao khiến nhiều người lao động, bao gồm cả lao động trẻ có trình độ, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nơi ở phù hợp với túi...

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới

Vượt qua bao thăng trầm, Đà Nẵng đã xây dựng thành công thương hiệu đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung. Không thỏa mãn với thành quả đạt được, Đà Nẵng đang viết tiếp những trang sử vẻ vang trong kỷ nguyên mới. Vượt qua bao thăng trầm, Đà Nẵng đã xây dựng thành công thương hiệu đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung. Không thỏa mãn với thành quả đạt được, Đà Nẵng đang viết...

Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị lớn, năng động của đất nước và sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới đầy kỳ vọng. Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành đô thị lớn, năng động của đất nước và sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới đầy kỳ vọng. ...

Vinhomes mở bán phân khu The Komorebi ở Vũ Yên

(Dân trí) - Phân khu The Komorebi - quần thể sống và nghỉ dưỡng theo chuẩn Nhật thuộc Vinhomes Royal Island vừa được mở bán. Thị trường bất động sản Hải Phòng thêm nhộn nhịp với nhiều ưu đãi. Sức hút của "Nhật Bản thu nhỏ" Ngày 29/3, Vinhomes mở bán phân khu chuẩn Nhật The Komorebi ở Vũ Yên. Hơn 1.000 nhà đầu tư và khách hàng từ Hải Phòng và các tỉnh, thành lân cận đã có mặt.Nơi đây...

Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1) trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật được chủ dự án đề xuất. Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần ThơUBND TP. Cần Thơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất