Trang chủNewsNhân quyềnGiải quyết các tác động của biến đổi khí hậu

Giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu


Bà H.E Mariam bint Mohammed Almheiri, Bộ trưởng Bộ Biến đổi Khí hậu và Môi trường UAE, Trưởng nhóm Hệ thống Thực phẩm COP28 cho biết, để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C trong tầm tay, chúng ta phải giải quyết mối liên hệ giữa các hệ thống lương thực, nông nghiệp, và khí hậu toàn cầu.

“Tại COP28, chúng tôi đã xây dựng nền tảng hành động, trong đó cam kết 152 quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực và đưa những cam kết đó vào chiến lược khí hậu của họ, đồng thời đảm bảo các nước này đang bảo vệ sinh kế của những người phụ thuộc vào các lĩnh vực đó. Chúng ta phải cùng nhau xây dựng hệ thống lương thực toàn cầu phù hợp cho tương lai. Ngày Lương thực, Nông nghiệp và Nước tại COP28 đánh dấu một thời điểm quan trọng để đạt được điều này”, Bộ trưởng Bộ Biến đổi Khí hậu và Môi trường UAE nhấn mạnh.

image1170x530cropped-20-.jpg
Phiên họp toàn thể bế mạc COP28 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Ngày Lương thực, Nông nghiệp và Nước tại COP28 đã khép lại chương trình chuyên đề kéo dài hai tuần. Các thông báo được đưa ra trong ngày tiếp nối những tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh về hành động vì khí hậu thế giới (WCAS) trước đó..

Dưới đây là những thông báo chính về chuyển đổi hệ thống lương thực trong Ngày Lương thực, Nông nghiệp và Nước

Sứ mệnh đổi mới nông nghiệp vì khí hậu (AIM4Climate)

Theo Sứ mệnh Đổi mới Nông nghiệp vì Khí hậu (AIM4Climate), tổng số tiền tài trợ tăng thêm 3,4 tỷ USD dành cho các hệ thống thực phẩm và nông nghiệp thông minh với khí hậu. Được ra mắt bởi UAE và Mỹ tại COP26, AIM4Climate đã phát triển thành khung vận động và phối hợp lớn nhất để tăng cường đầu tư kép về thực phẩm – khí hậu.

Công bố 389 triệu USD hỗ trợ nhà sản xuất và người tiêu dùng thực phẩm

Các nhà tài trợ từ thiện đã công bố khoản tài trợ trị giá 389 triệu USD nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng mà các nhà lãnh đạo đã nhất trí trong Tuyên bố.

Hợp tác kỹ thuật (TCC)

Dựa trên cam kết trị giá 200 triệu USD từ Chủ tịch COP28 và một nhóm các tổ chức quốc tế và chính phủ để hỗ trợ TCC, Ý cho biết cung cấp thêm cam kết trị giá lên tới 10 triệu EUR trong hai năm tới và Vương quốc Anh đã công bố một cam kết mới trị giá 45 triệu bảng Anh trong 5 năm tới, số tiền này sẽ được chuyển thông qua Quỹ Tín thác Hệ thống Thực phẩm 2030 của Ngân hàng Thế giới.

Kêu gọi hành động để chuyển đổi hệ thống lương thực cho con người, thiên nhiên và khí hậu

Bà H.E Razan Al Mubarak, Nhà vô địch cấp cao về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại COP28 cho hay, hơn 200 tổ chức phi nhà nước – bao gồm nông dân, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, xã hội dân sự và các tổ chức từ thiện – đã cam kết “Kêu gọi hành động để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cho người dân, thiên nhiên và khí hậu”.

Các bên đã cam kết thực hiện 10 hành động ưu tiên để chuyển đổi hệ thống thực phẩm. Họ cũng đã thống nhất kêu gọi đặt ra một loạt các mục tiêu có thời hạn, toàn diện và toàn cầu chậm nhất là tại COP29, đồng thời bao gồm các cam kết tôn trọng kiến thức truyền thống của người dân bản địa.

Sáng kiến tổng hợp về hệ thống lương thực và khí hậu

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Amina Mohammed đã công bố Sáng kiến tổng hợp về hệ thống lương thực và khí hậu, nhằm hỗ trợ các quốc gia nỗ lực tích hợp hệ thống nông nghiệp và lương thực vào các kế hoạch hành động về khí hậu của họ và thúc đẩy động lực hướng tới các mục tiêu của Tuyên bố. Sáng kiến này được hỗ trợ bởi Trung tâm Điều phối Hệ thống Thực phẩm của Liên hợp quốc trong quan hệ đối tác chiến lược với UAE.

Chương trình Hỗ trợ Nông sản Sharm-El Sheikh

UAE, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã công bố thành lập Chương trình Hỗ trợ Nông sản Sharm-El Sheikh, một chương trình kéo dài ba năm nhằm tạo điều kiện đối thoại và chia sẻ kiến thức giữa các nước trên toàn cầu và các nhà hoạch định chính sách khu vực.

Chương trình này nhằm thúc đẩy sự đồng thuận trong quy trình Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) và cuối cùng cho phép các quốc gia và khu vực tiếp cận nguồn tài chính và hỗ trợ cho nông dân, nhà sản xuất thực phẩm, doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và cộng đồng địa phương.

Bộ công cụ hành động quốc gia về thực phẩm – nông nghiệp – khí hậu COP28

Một nhóm gồm FAO, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Đối tác Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), tổ chức Climate Focus và Liên minh Toàn cầu vì Tương lai Lương thực đã ra mắt “Bộ công cụ hành động quốc gia về lương thực – nông nghiệp – khí hậu COP28 cho các Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)”.

Được tạo ra với sự cộng tác của chính phủ Đức, bộ công cụ này sẽ đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn cho các chính phủ nhằm tăng cường khuôn khổ chính sách khí hậu của họ và là nguồn lực quan trọng cho các quốc gia khi họ thực hiện Tuyên bố.

Liên minh các nhà tiên phong về chuyển đổi hệ thống thực phẩm (AFC)

Một liên minh mới được thành lập bởi Brazil, Campuchia, Na Uy và Sierra Leone nhằm giúp định hướng lại các chính sách, thực tiễn và ưu tiên đầu tư để mang lại kết quả tốt hơn cho hệ thống thực phẩm cho con người, thiên nhiên và khí hậu. Mỗi quốc gia thành lập ACF đều cam kết cải thiện hệ thống lương thực quốc gia của mình và xây dựng dựa trên tiến trình của Tuyên bố.

Bên cạnh những kết quả về hệ thống lương thực, Ngày Lương thực, Nông nghiệp và Nước cũng thu được những kết quả quan trọng về nước, bao gồm:

Chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng nước và khí hậu

100 triệu USD đã được Water Equity công bố, là một phần của Chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu và nước của họ. Qua đó, thúc đẩy các khoản đầu tư có tác động vào cơ sở hạ tầng nước có khả năng chống chịu với khí hậu nhằm nâng cao năng lực ứng phó cho các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất tại khu vực có hệ thống nước đô thị và lưu vực sông ở các thị trường mới nổi của Nam và Đông Nam Á, Châu Phi cận Sahara và Châu Mỹ Latinh.

Sáng kiến cải thiện nước đô thị (UWCI)

Đức và Hà Lan cùng với EU và các đối tác quốc tế khác đã công bố quyết định thành lập Sáng kiến cải thiện nước đô thị (UWCI) tại Hội nghị nước Liên hợp quốc năm 2023. UWCI tập trung vào việc đẩy nhanh quá trình thay đổi các công trình cấp nước đô thị trên toàn thế giới và huy động tài chính để cải thiện hiệu suất, đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng với khí hậu và cải thiện khả năng tiếp cận của các nhóm dân cư chưa có đủ nước.

Tại COP28, khoản tài trợ 42 triệu EUR đã được công bố cho UWCI, bao gồm 32 triệu EUR từ Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) và 10 triệu EUR từ Bộ Ngoại giao Hà Lan.

Thách thức về nước ngọt

Chủ tịch COP28 và các đối tác đã công bố hơn 30 quốc gia thành viên mới của chương trình “Thách thức về nước ngọt”, cam kết các thành viên sẽ nỗ lực bảo vệ và khôi phục 30% hệ sinh thái nước ngọt bị suy thoái trên Trái đất vào năm 2030.

Các thông báo về nước được xây dựng dựa trên kết quả của Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới. UAE đã cam kết tài trợ 150 triệu USD cho đổi mới nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước và 8 Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) tuyên bố rằng họ sẽ tăng gấp đôi số người được hưởng lợi hàng năm từ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính về nước trong vòng 3 năm.

Chương trình nghị sự về nước tại COP28 được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác với Hà Lan và Tajikistan. Mục đích của nó là thực hiện các kết quả của Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023.



Nguồn

Cùng chủ đề

Toàn văn phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam tại Hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu

(TN&MT) - Sáng ngày 20/11/2024 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành - Trưởng đoàn Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 29) đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp cấp cao. ...

Bước tiến của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Ngày 19/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan, Việt Nam đã công bố Kế hoạch Quốc gia Thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phiên bản cập nhật. Việt Nam, cùng với 59 quốc gia đã hoàn thành và công bố NAP, tiếp tục khẳng định nỗ lực xây dựng...

Giới trẻ “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0

Thủ tướng nhấn mạnh các nước cần hành động quyết liệt hơn, với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ hơn trong ứng phó với Biến đổi Khí hậu, hướng tới sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” tại khu vực châu Á. Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp nối thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) tại Tokyo, Nhật Bản (tháng 12/2023), ngày 11/10, Thủ tướng...

Việt Nam – UNDP: Cùng quyết tâm cao nhất để thực hiện các cam kết về Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng thống nhất những quan điểm chung, mục tiêu lớn và quyết tâm cao nhất cùng thực hiện để triển khai các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 10/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang (Dự án). Quyết định nêu rõ, nhà đầu...

Ông Trương Cảnh Tuyên giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(TN&MT) - Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Trương Cảnh Tuyên sinh năm 1969; quê quán huyện Yên...

Thủ tướng chỉ đạo, tháo gỡ nhiều chương trình, dự án lớn của Đà Nẵng

Tối 9/2, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp thành phố triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tăng tốc, bứt phá. ...

Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển

Kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp sáng 10/2, nhấn mạnh thông điệp "đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ,...

Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp

Sáng nay, 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Về các băn khoăn, trăn trở, Thủ tướng...

Bài đọc nhiều

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều tỉnh chưa quan tâm đúng mức các Khu Bảo tồn Biển, Vườn Quốc gia

Ngày 23-12, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNN) phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản – vì Ngành Thủy sản xanh và phát triển...

Đói nghèo đã dần lùi vào quá khứ

Công nghệ đồng hành làm giàu Thoát nghèo thôi chưa đủ, nhiều người dân hiện đang sinh sống trên điạ bàn huyện Tân Phú còn giàu lên từ chuyển đổi cây trồng bắt đầu từ mục đích để cây phù hợp thời tiết và chống chịu được tác động của...

Thanh tra đã phát hiện sai phạm 50,562 tỷ đồng

Theo đó, về thanh tra hành chính, toàn tỉnh tiến hành 116 cuộc thanh tra hành chính, gồm: triển khai trong kỳ 85 cuộc, kỳ trước chuyển sang 31 cuộc; theo kế hoạch: 85 cuộc, đột xuất: 31 cuộc. Trong đó, Thanh tra tỉnh tiến hành 17 cuộc, gồm: kỳ...

Cùng chuyên mục

“Nước trời” của người Tà Riềng

Đến xã Đắc Tôi, huyện vùng biên Nam Giang (Quảng Nam) mà không một lần thưởng thức “nước trời” thì quả thật uổng phí. Khắp dãy Trường Sơn, những vạt rừng đoák xanh tươi đựng thứ nước màu trắng đục, thơm dịu, nồng nàn đã gắn bó với đồng bào Tà Riềng (một nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié-Triêng) và trở thành đặc sản quê hương Nam Giang. Nơi đây gọi là rượu tà vạt.Có cuộc trở về...

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Mới nhất

Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện

Ngày 10/2, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2025-2030. Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện Ngày 10/2, Tập đoàn Bưu chính...

Thỏa thuận ngừng bắn Israel

Lực lượng Hamas ngày 10.2 thông báo sẽ hoãn kế hoạch thả con tin vào cuối tuần này cho đến khi có thông...

Gia đình một tỉ phú Việt bị ‘thổi bay’ vài ngàn tỉ sau tuyên bố từ ông Trump

Sau thông điệp từ ông Trump về thuế quan với ngành thép, thị giá cổ phiếu 'quốc dân' HPG giảm mạnh. Tài sản trên thị trường chứng khoán của gia đình tỉ phú Trần Đình Long bị 'thổi bay' gần 2.500 tỉ đồng. ...

Mới nhất