Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?


Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Cụ thể đến năm 2030, Việt Nam sẽ là 1 trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học lọt top 100 trường hàng đầu trên thế giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đại học là nhân tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Chỉ đạo của Tổng Bí thư không chỉ là một mục tiêu về thứ hạng mà còn là sự khẳng định chất lượng giáo dục, năng lực nghiên cứu và sức ảnh hưởng của nền học thuật Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngay sau đó vào tháng 12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW, đặt ra mục tiêu lấy chuyển đổi số, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là 3 mũi nhọn đột phá đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên tới. Trong đó phát triển công nghệ cao, khoa học công nghệ (KHCN) là gốc, là giá trị cốt lõi.

Để thực hiện thành công mục tiêu này, các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu có vai trò then chốt. Các trường đại học không vào cuộc, không đổi mới quyết liệt thì giáo dục đại học không thay đổi và cất cánh được. Giáo dục đại học không thay đổi và cất cánh thì KHCN không phát triển, đất nước cũng không thể phát triển được như kỳ vọng của Nghị quyết 57.

Năm 2025 là năm bản lề, các trường đại học, viện nghiên cứu bắt tay vào giai đoạn 5 năm 2025-2030 cùng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, các trường đại học  Việt Nam cần quyết liệt định hướng lại chiến lược phát triển trong giai đoạn mới để thực hiện thành công chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị. Theo ý kiến của tôi, những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt mà các trường đại học, viện nghiên cứu cần khẩn trương bắt tay vào thực hiện, đó là:

Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tạo ra các công trình có tầm ảnh hưởng toàn cầu

 Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để lọt vào bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới chính là chất lượng nghiên cứu khoa học. Các trường cần đầu tư mạnh mẽ vào các nhóm nghiên cứu xuất sắc (research groups of excellence) nhằm tạo ra các công trình có ảnh hưởng lớn, được công bố trên các tạp chí ISI, Scopus Q1 có hệ số ảnh hưởng cao. Đại học là nơi sáng tạo các tri thức mới. Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu của một cơ sở giáo dục đại học.

Các trường nên khai thác Nghị định 109 cuối năm 2022 của Chính phủ, thành lập các Quỹ phát triển KHCN để có nguồn tài chính đầu tư cho khoa học. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường nghiên cứu liên ngành, đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu mới, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để có những công trình mang tính đột phá.

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?                             -0
Giáo dục đại học Việt Nam cần có chiến lược đầu tư cho những nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học.

 Đồng thời, cần đặc biệt đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng các mô hình nghiên cứu hiện đại như các phòng thí nghiệm ảo, nghiên cứu dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng tốc độ và hiệu quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần quy hoạch và có chiến lược đầu tư cho những nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học để tiến tới làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ chiến lược liên quan đến Chiến lược phát triển KHCN và an ninh, quốc phòng của Việt Nam như vật liệu mới, bán dẫn và vi mạch, năng lượng, công nghệ hạt nhân, tự động hóa, công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ sinh học, khoa học sức khỏe, xây dựng và hạ tầng thông minh, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, đồng thời làm nền tảng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho các tập đoàn công nghệ lớn tầm đa quốc gia của Việt Nam ở những lĩnh vực này trong tương lai.

Phát triển đội ngũ giảng viên và nhà khoa học trình độ cao

Thế mạnh cạnh tranh và nguồn tài nguyên lớn nhất của các trường đại học chính là nguồn nhân lực trình độ cao. Để đạt top 100 thế giới, các trường đại học cần có chính sách đột phá xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong nước, thu hút nhân tài, mời gọi các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, về giảng dạy và nghiên cứu.

 Đồng thời, để tạo nguồn đội ngũ giảng viên và thúc đẩy NCKH, cần đổi mới đào tạo tiến sỹ. Cần xem các nghiên cứu sinh là nguồn lực KHCN của nhà trường, đầu tư học bổng, đề tài nghiên cứu cho nghiên cứu sinh. Gắn đào tạo nghiên cứu sinh với các nhóm nghiên cứu, thông qua các nhóm nghiên cứu. Đẩy mạnh các chương trình đào tạo tiến sĩ chất lượng cao, đặc biệt là mô hình hợp tác đào tạo tiến sĩ (theo mô hình hỗn hợp), nghiên cứu sinh có thời gian đầu ở trong nước, và sau đó có thời gia đi nghiên cứu ở nước ngoài với các trường đại học danh tiếng quốc tế.

Xây dựng cơ chế lương và đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhân tài, khuyến khích giảng viên và nhà khoa học trong nước cống hiến lâu dài, cũng như thu hút nhân tài về nước làm việc.

Đẩy mạnh giáo dục STEM ở bậc đại học; cải cách chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Tôi phải dùng từ “cải cách” thay cho từ “đổi mới” vẫn dùng khi nói về chương trình đào tạo.

Hiện nay, ở Việt Nam, giáo dục STEM mới được hiểu chỉ ở bậc trung học phổ thông, ở các trường đại học kỹ thuật – công nghệ mà chưa được chú trọng triển khai toàn diện trong các trường đại học. Trong khi đó những nước phát triển, STEM được chú trọng đặc biệt ở bậc đại học. Không làm tốt đào tạo STEM ở bậc đại học, chúng ta không thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Các chương trình đào tạo không vững về khoa học cơ bản, chúng ta không thể đi sâu, đi xa để nắm các công nghệ lõi và phát triển công nghệ cao.

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?                             -0
Các nhà khoa học cần được quan tâm, tạo cơ hội phát triển để đổi mới sáng tạo.

Do đó, trong thời gian tới, cần thực hiện “cải cách” các chương trình đào tạo ở bậc đại học. Chương trình giảng dạy cần được thiết kế theo hướng liên ngành, có nền tảng STEM, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế số. Đặc biệt tăng cường giảng dạy bằng tiếng Anh, tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh để thu hút sinh viên và giảng viên quốc tế.

Mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các mạng lưới đại học toàn cầu

Các trường đại học Việt Nam cần chủ động hơn nữa gia nhập các liên minh giáo dục quốc tế, tham gia vào các mạng lưới như ASEAN University Network (AUN), Times Higher Education (THE) Impact Rankings, QS World University Rankings, từ đó tạo cơ hội  hợp tác nghiên cứu, trao đổi sinh viên và giảng viên, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Phát triển các chương trình liên kết đào tạo có chọn lọc với các trường đại học hàng đầu thế giới (chứ không hợp tác tràn lan như những đại đoạn trước), giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập, thực tập và làm việc tại các môi trường học thuật tiên tiến. Trên cơ sở đẩy mạnh các chương trình liên kết đào tạo và chương trình đào tạo chất lượng cao bằng tiếng Anh, đẩy mạnh việc thu hút sinh viên quốc tế, từng bước xây dựng thương hiệu học thuật của giáo dục đại học Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới.

Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Để không bị tụt hậu và phát triển kinh tế số, các trường đại học phải là những nơi tiên phong đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng LLM trong kỷ nghiên tới, ứng dụng và sử dụng công nghệ số, AI và dữ liệu lớn (big data) để tối ưu hóa quản lý, giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học.

Đẩy mạnh phát triển các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và thị trường lao động. Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giữa nhà trường, giảng viên, người học với các doanh nghiệp. Nhà trường phải tạo môi trường động lực để giảng viên, sinh viên bên cạnh khát vọng vươn tới đỉnh cao của khoa học công nghệ, phải có hoài bão và khát vọng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Để sản sinh ra các công nghệ cao, các trường đại học, đặc biệt là các trường kỹ thuật-công nghệ trọng điểm cần nhanh chóng đẩy mạnh xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh tầm quốc tế, từ đó xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Centers of Excellence), phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia để tạo điều kiện cho các nghiên cứu đỉnh cao, đi sâu vào các công nghệ cao, các công nghệ lõi, có giá trị cao

 Đẩy mạnh tự chủ đại học và quản trị đại học theo mô hình quốc tế

Những năm qua, kể từ khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, tự chủ đại học như luồng gió mới, làm thay da đổi thịt nhiều trường đại học và khởi sắc giáo dục đại học Việt Nam. Tăng cường tự chủ đại học đảm bảo các trường có đủ quyền tự quyết về tài chính, nhân sự và học thuật để thu hút mọi nguồn lực và đẩy nhanh quá trình phát triển, linh hoạt theo chuẩn quốc tế. Tự chủ đại học chính là “khoán 10” trong giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, cần áp dụng các mô hình quản trị đại học tiên tiến. Với các đại học công lập cần áp dụng mô hình quản trị đại học như doanh nghiệp phi lợi nhuận, lấy chất lượng cao, trình độ cao, tinh gọn, hiệu quả làm cốt lõi.

Đảm bảo để các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế như ABET, AACSB, AUN-QA,…Đổi mới hệ thống, tiêu chí, quy trình kiểm định chất lượng chặt chẽ, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Nâng cao vai trò các hiệp hội chuyên môn trong đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo bậc đại học.

Thay cho lời kết

Trong thời đại CMCN 3.0, chúng ta hay nói đến đại học nghiên cứu. Các nghiên cứu về khoa học giáo dục mới nhất cho thấy trong thời đại CMCN 4.0, mô hình của các trường đại học phải là “Đại học thông minh và đổi mới sáng tạo”, với 3 trụ cột cốt lõi là nghiên cứu, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Các trường đại học Việt Nam và cả hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần chuyển mình mạnh mẽ theo xu thế này, xây dựng Chiến lược phát triển phù hợp với xu thế của thời đại. Đồng thời, phải đề ra những mục tiêu và giải pháp hiệu quả để thực hiện thành công Nghị quyết 57 và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, phấn đấu đến năm 2030, chúng ta phải là 1 trong 3 nước top đầu ASEAN về công bố quốc tế và có những trường đại học lọt top 100 thế giới.

Mới đây, ngày 1/2/2025, Clarivate công bố kết quả top 50 trường đại học dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo. Trong danh sách này, các trường đại học của Hoa Kỳ đã chiếm 30/50 trường.

Bên cạnh đó, thống kê 5 nước có đầu tư mạnh nhất thế giới cho KHCN năm 2024 cho thấy đứng đầu là Hoa Kỳ với 3,54% GDP, 982 tỷ USD; sau đó là Trung Quốc, 2,72% GDP, 510 tỷ USD; Nhật Bản, 3,36% GDP, 144,6 tỷ USD; Hàn Quốc, 5,3% GDP, 90,6 tỷ USD; Pháp, 2,23% GDP, 62,5 tỷ USD.

Những số liệu này một lần nữa khẳng định các công nghệ cao, đổi mới sáng tạo được ra đời từ trí tuệ của các nhà khoa học, từ các trường đại học, viện nghiên cứu. Và cũng là bài học để chúng ta thay đổi nhận thức: Để nhanh chóng hiện thực hóa các kết quả nghiên cứu, cần có sự đầu tư nhanh nhất, tốt nhất, tới tầm, xứng tầm của Nhà nước, sự quyết liệt của các trường đại học, sự đồng hành của các doanh nghiệp và sự thôi thúc đổi mới vươn lên từ mỗi cá nhân nhà khoa học, càng thấy Nghị quyết 57 của TW ra đời vào thời điểm này rất đúng và rất trúng, quá quan trọng với sự phát triển của đất nước.

Các công nghệ cao, cùng với chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là chìa khóa – “chiếc đũa thần” cho sự tăng trưởng đột phá và vươn mình của Việt Nam lên tầm cao mới. Các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà khoa học giữ vai trò then chốt và cần phải bắt tay vào cuộc ngay từ năm mới 2025.

Thực hiện thành công Nghị quyết 57 và đưa các trường đại học Việt Nam lọt vào top 100 thế giới là một thách thức lớn, nhưng cũng là một cơ hội lịch sử để khẳng định vị thế học thuật và phát triển nền tri thức quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng, cần sự quyết tâm cao độ, đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức, sự thay đổi quyết liệt trong hành động của Quốc hội khi xây dựng luật và các thể chế, của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành, cũng như ban hành các nghị định, chính sách và Chiến lược phát triển KHCN và giáo dục quốc gia; sự thay đổi tư duy và nhận thức, hành động của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan; sự chuyển mình mạnh mẽ của các trường đại học, của đội ngũ giảng viên và nhà khoa học, cùng sự chung tay của doanh nghiệp và toàn xã hội…

   

                       


GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/giai-phap-nao-tang-hang-giao-duc-viet-nam-tren-ban-do-giao-duc-khu-vuc-va-quoc-te–i758066/

Cùng chủ đề

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong...

Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025" vào chiều tối 3-2. ...

Bí thư Thành ủy Cần Thơ thăm doanh nghiệp nhân dịp đầu năm mới

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (nhằm mùng 6 Tết Ất Tỵ), nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cùng đoàn công tác đã đến thăm và chúc Tết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đoàn của Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã đến thăm và chúc Tết Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Công...

Hòa Bình đón trên 250.000 lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Kinhtedothi - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm du lịch của tỉnh. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đã có trên 250.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú tại các khu, điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

Bộ Y tế cũng cho biết, trong 24h qua có 5 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế.  Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 47 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự...

Kịp thời cứu chữa nam thanh niên bị dập nát 2 tay nghi do pháo nổ tự chế

Bệnh nhân này 33 tuổi, trú xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, được người nhà đưa đến khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam vào chiều mùng 1 Tết trong tình trạng nhiều vết thương chảy máu khắp cơ thể: vết thương lóc da vùng mặt phải, vùng ngực, vùng đùi trái,...

Xuyên Tết cấp cứu người bệnh

Ngày 29 tháng Chạp (tức 30 Tết), tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện 19-8 vẫn liên tục có bệnh nhân vào cấp cứu. Theo BSCKII Mạch Thọ Thái, Trưởng Khoa Cấp cứu cho biết, trong 2 ngày nghỉ Tết, trung bình mỗi ngày có gần 100 trường hợp vào cấp cứu. Ngày hôm qua có 71 trường hợp, trong...

Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

Nhầm tưởng chai nhựa chứa dung dịch tẩy rửa bề mặt kim loại là... nước ngọt, một cháu bé 3 tuổi đã lấy uống. Rất may là người cha kịp thời phát hiện, thuê xe ô tô vượt...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng và gãy xương. Theo người nhà cho biết, nguyên nhân dẫn...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Mới nhất

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

WSJ: Trung Quốc đề xuất thỏa thuận thương mại với ông Trump

Nguồn tin cho hay Trung Quốc đang chuẩn bị một đề xuất để bắt đầu đàm phán với Mỹ, sau khi ông Trump áp thuế 10% hàng hóa của Bắc Kinh. ...

Mở đường đến kỷ nguyên mới

Sau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với Tây Nguyên đã được khởi công, mở ra cánh cửa phát triển đầy triển vọng cho vùng đất đỏ này. Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mớiSau rất nhiều trông đợi, những tuyến cao tốc đầu tiên kết nối với...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội