Trang chủNewsKinh tếGiải pháp nào để thu hút tư nhân đầu tư vào ngành...

Giải pháp nào để thu hút tư nhân đầu tư vào ngành năng lượng?



DNVN – Các doanh nghiệp tư nhân cả trong và ngoài nước đang ngày càng quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Song trên thực tế vẫn còn rất nhiều rào cản cần phải được tháo gỡ từ khung pháp lý, chính sách đất đai đến cơ chế hợp tác công – tư, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khu vực này.

Nhiều rào cản

Tại hội thảo “Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam” ngày 18/2 tại Hà Nội, ông Lê Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) nhận định, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số trong thời gian tới, nhu cầu về năng lượng bắt buộc phải đáp ứng được.

Trong bối cảnh quá trình phát triển tiến tới công nghiệp hóa và đô thị hóa rất mạnh mẽ cũng như để bảo đảm an ninh năng lượng và đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó có Nghị quyết 55 của Ban Chấp hành Trung ương và Quy hoạch điện VIII nhằm định hướng phát triển ngành năng lượng theo hướng xanh, bền vững, giảm dần nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, không thể chỉ dựa vào một nguồn đầu tư công mà cần có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân.

Ông Lê Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ (Bộ Kế hoạch & Đầu tư).

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân cả trong và ngoài nước đang ngày càng quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. Song, trên thực tế vẫn còn rất nhiều rào cản cần phải được tháo gỡ từ khung pháp lý, chính sách đất đai đến cơ chế hợp tác công – tư PPP để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khu vực này.

Phân tích sâu về hiện trạng, định hướng khu vực tư nhân tham gia vào ngành điện, ông Phạm Minh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ (Bộ KH&ĐT) cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách khích khu vực tư nhân tham gia vào ngành điện. Về chính sách chung, có nghị quyết số 10 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam cũng đã nêu ra một số nội dung liên quan đến kinh tế tư nhân. Đó là khuyến khích và tạo mọi điều kiện tuận lợi để các ngành kinh tế, đặc biệt là khu kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp độc quyền, cạnh tranh, không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng; tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch, công khai, quy hoạch danh mục các dự án đầu tư, xóa bỏ mọi rào cản để thu hút.

Về Luật Điện lực, sau quá trình 20 năm thực hiện và hoàn thiện pháp luật về điện lực, đến nay khu vực tư nhân đã được quyền đầu tư các khâu của ngành điện từ phát điện, truyền tải cho đến phân phối, chỉ trừ một số hoạt động độc quyền nhà nước vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đã nêu rõ trong Luật Điện lực 2024.

Ông Phạm Minh Hùng – Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp Dịch vụ (Bộ KH&ĐT).

Tuy nhiên, các dự án tư nhân vẫn chủ yếu tập trung vào nguồn điện, trong khi chưa có nhiều dự án lưới điện truyền tải mang tính thương mại.

Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc về pháp lý và thực tiễn triển khai dự án, bao gồm việc thu xếp tài chính, hiệu quả đầu tư cũng như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Theo ông Hùng, cần tiếp tục nghiên cứu đặc thù của các dự án lưới điện truyền tải để có giải pháp khơi thông dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực này.

Ngoài rào cản pháp lý, ông Hùng cho biết, theo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu đầu tư vào ngành điện rất lớn, trung bình khoảng 13,5 tỷ USD/năm giai đoạn 2021-2030 và 20-26 tỷ USD/năm giai đoạn 2031-2050. Trong khi đó, tổng vốn đầu tư của các tập đoàn nhà nước như EVN, PVN và TKV giai đoạn 2021-2024 chỉ đạt 16,9 tỷ USD, mới đáp ứng khoảng 31% nhu cầu vốn hàng năm.

Áp lực thu xếp vốn càng tăng khi EVN và PVN phải chuẩn bị đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo nhiệm vụ mới được giao. Do đó, việc thu hút đầu tư tư nhân là yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh năng lượng và duy trì tốc độ tăng trưởng ngành điện từ 12-16%/năm.

Giải pháp thu hút đầu tư tư nhân

Để khuyến khích tư nhân tham gia vào ngành điện, ông Hùng đề xuất một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, phải cải cách cơ chế giá điện để giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có lợi nhuận hợp lý khi đầu tư vào ngành điện. Giá điện cũng phải công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.

Nhà nước cần có cơ chế rõ ràng về giá mua điện, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả doanh nghiệp điện lực và khách hàng sử dụng điện.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là phải cải cách, hoàn thiện thể chế. Hệ thống chính trị đang vào cuộc tập trung cho cải cách hoàn thiện thể chế, tháo gỡ rào cản, khơi thông nguồn lực. Nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi cấp là xác định đâu là rào cản, đâu là nhu cầu quản lý và sự cần thiết phải quản lý để từ đó loại bỏ những thủ tục rườm rà, thúc đẩy các nguồn lực đầu tư.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Phan Thanh Tùng – Giám đốc phát triển dự án CTCP Xây dựng công trình IPC – cho rằng Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.

“Việt Nam cần huy động nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi. Hiện nay, phần lớn nguồn vốn nước ngoài đến từ các kênh tín dụng xuất khẩu (ECA), nhưng hợp đồng mua bán điện vẫn chưa đủ hấp dẫn để các định chế tài chính quốc tế cấp vốn. Vì vậy, cần cải thiện điều khoản hợp đồng để thu hút dòng vốn nước ngoài tốt hơn,” ông Tùng nhận định.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng. Các nhà thầu và nhà đầu tư Việt Nam có đủ năng lực để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, nhưng cần thêm sự hỗ trợ từ Nhà nước về cơ chế, chính sách để phát triển bền vững.


Minh Thu





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/chinh-sach/giai-phap-nao-de-thu-hut-tu-nhan-dau-tu-vao-nganh-nang-luong/20250218062020165

Cùng chủ đề

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Đà Nẵng kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào Cảng Liên Chiểu

UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến khoảng tháng 10/2025 có thể khởi công được Bến cảng Liên Chiểu. Kiến nghị rút ngắn tối đa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào cảng Liên ChiểuUBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rút ngắn tối đa trình tự lựa chọn nhà đầu tư để đến...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá xăng tăng gần 300 đồng/lít

DNVN - Từ 15h ngày 20/2, mỗi lít xăng được điều chỉnh tăng gần 300 đồng, trong khi đó các loại dầu tăng - giảm trái chiều. ...

Xây dựng nông thôn hiện đại: Thu nhập dân cư phải cao không kém khu vực đô thị

DNVN - Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2040 phải bảo đảm xây dựng thành công nông thôn hiện đại với kinh tế nông thôn phát triển; thu nhập của dân cư cao không thua kém khu vực đô thị và tỷ lệ nghèo thấp. ...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khuyến nông

Một trong những mực tiêu chung của Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong khuyến nông; xây dựng hệ thống khuyến nông chuyên nghiệp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp,...

Thúc đẩy năng suất quốc gia từ lợi thế vốn có

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam đề ra mục tiêu tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Việt Nam đã xác định quan điểm về đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng "Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng...

Giá vàng ngày 20/2/2025: Vàng trong nước tăng nhẹ

DNVN - Giá vàng thế giới có sự điều chỉnh giảm sau khi chạm ngưỡng cao kỷ lục trong phiên 19/2, trong khi giá vàng trong nước sáng 20/2 ghi nhận mức tăng nhẹ. ...

Bài đọc nhiều

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Giá xăng dầu hôm nay 04/02/2025: Chạm đáy 1 tháng

Giá xăng dầu hôm nay 04/02/2025 Giá dầu đóng cửa ở mức thấp nhất trong 1 tháng khi Hoa Kỳ tạm dừng thuế quan đối với Mexico Giá xăng dầu hôm nay ngày 04/02/2025 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 04/02/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 72,43 USD/thùng, giảm 0,18% (tương đương giảm 0,13 USD/thùng). Giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng...

Giá bạc hôm nay 17/2/2025: Bạc ổn định

Giá bạc hôm nay (17/2/2025), giá bạc trong nước và thế giới đều có xu hướng ổn định sau phiên giảm trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giữ nguyên, niêm yết ở mức 1.219.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.257.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc trong nước không...

Giá cà phê Robusta chạm mức cao nhất, vượt 5.800 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch tuần qua, giá cà phê Robusta chạm mức cao nhất lịch sử khi vượt 5.800 USD/tấn trong phiên 12/2, Arabica duy trì đà tăng ấn tượng. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động rất mạnh trong tuần giao dịch vừa qua (10 - 16/2). Nhóm nguyên liệu tiếp tục tạo điểm nhấn khi giá toàn bộ 9 mặt...

Giá vàng hôm nay 19/2/2025 vùn vụt tăng, SJC và vàng nhẫn lại thấp hơn thế giới

Giá vàng hôm nay 19/2/2025 trên thị trường quốc tế vùn vụt tăng trở lại và đang trên đường chinh phục đỉnh mới. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước trở lại ngưỡng 91 triệu đồng/lượng và hiện thấp hơn vàng thế giới quy đổi. Tới 20h ngày 18/2 (giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay giao ngay trên thị trường quốc tế ở mức 2.922 USD/ounce. Vàng giao tháng 4/2025 trên sàn Comex New York ở mức...

Cùng chuyên mục

Trao cờ thi đua và khen thưởng tập thể, cá nhân công đoàn xuất sắc

Ngày 20/2, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức hội nghị đại biểu người lao động năm 2025. Đại tá Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn...

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế TNCN đối với tiền lãi gửi tiết kiệm

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản lãi tiền gửi tiết kiệm. Thông tin vừa được Bộ Tài chính công bố tối 20/2. Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế TNCN hiện hành quy định miễn thuế đối với...

Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực bán lẻ chất lượng cao

Chiều 20/2, tại Hà Nội, AEON Việt Nam phối hợp với 12 trường đại học, cao đẳng tổ chức Lễ ký kết hợp tác dự án đào tạo nguồn nhân lực bán lẻ chất lượng cao. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng tham dự lễ ký kết. Tham dự lễ ký kết còn có ông Nguyễn Quang Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương); ông Bùi Nguyễn Anh...

Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Tái định cư X2 Kim Chung

UBND TP. Hà Nội giao huyện Đông Anh tổ chức lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu Tái định cư X2 Kim Chung; giao 3.401m2 cho UBND quận Tây Hồ; điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Cầu Giấy. Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Tái định cư X2 Kim ChungUBND TP. Hà Nội giao huyện Đông Anh tổ chức lập điều chỉnh cục...

UKVFTA và CPTPP tạo động lực lớn cho thương mại Việt Nam

UKVFTA và CPTPP đã và đang tạo động lực tăng trưởng rất lớn trong quan hệ song phương, mở ra không gian phát triển mới trong các lĩnh vực tiềm năng giữa Việt Nam - Vương quốc Anh. UKVFTA và CPTPP tạo động lực lớn cho thương mại Việt Nam - Vương quốc AnhUKVFTA và CPTPP đã và đang tạo động lực tăng trưởng rất lớn trong quan hệ song phương, mở ra không gian phát triển mới trong các...

Mới nhất

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có...

Mới nhất