Trang chủNewsNhân quyềnGiải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu...

Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số


Đủ nước sinh hoạt trong cả mùa khô

Từ trước tới nay, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại các xã vùng cao như: Pa Ủ, Thu Lũm, Pa Vệ Sủ, Tà Tổng…của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thường sử dụng nước suối để tắm giặt, ăn, uống. Ngày ngày người dân ra suối để cõng nước về sinh hoạt. Nguồn nước thường bị thiếu hụt trong mùa khô và thường xuyên bị ô nhiễm, do người dân thả rông gia súc…

Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền tỉnh Lai Châu, đặc biệt sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ về nông thôn mới, chương trình giảm nghèo 135, 30a… dành cho đồng bào các DTTS, những vùng kinh tế kém phát triển đã nâng dần chất lượng sống: đường giao thông thôn bản; công trình nước sạch sinh hoạt, hợp vệ sinh; nhà sinh hoạt cộng đồng được ưu tiên đầu tư.

Ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, cho biết: Thời gian qua, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, nông thôn mới, chương trình 135, chương trình 30a… huyện Mường Tè đã tập trung ưu tiên xây dựng các công trình nước sạch đảm bảo nguồn nước sử dụng cho người dân trên địa bàn huyện. Từ đó, giúp người dân an tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

a4.jpg
Người dân được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Đến nay, UBND huyện đầu tư xây dựng 114 công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh tới các xã, bản trên địa bàn theo nguồn vốn của chương trình 135/CP, 30a/CP, nông thôn mới… Nguồn nước được lấy từ các khe, mó nước, đầu nguồn, mạch nước ngầm chảy qua ống dẫn thẳng về các bể. Tùy theo từng bản, mỗi bể có thể tích chứa 5 – 20m3 nước tùy theo nguồn nước dẫn về và nhu cầu sử dụng của người dân. Các công trình đều được xây trong khu dân cư, xa nơi có nguy cơ sạt lở để đảm bảo công trình phát huy hiệu quả.

Được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là niềm mong mỏi lớn của người dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Sau rất nhiều năm bà con luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh… Đến nay, nguồn nước sạch đã về tận bản, bà con không phải mất nhiều thời gian đi cõng nước về dùng như trước đây. – Ông Cương nói.

Chị Chìu Tài Múi, xã Bum Tở, chia sẻ: Trước đây để có nước sinh hoạt, gia đình tôi thường phải đi gánh nước hàng cây số vừa vất vả, tốn thời gian, nguồn nước tại các con suối lại không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhất là vào mùa khô hạn, chúng tôi phải đi hàng chục cây số mới lấy được nước ăn. Từ khi được Đảng, Nhà nước, chính quyền quan tâm đầu tư xây cho bản các công trình nước sinh hoạt, gia đình tôi rất vui vì nguồn nước vừa sạch vừa tiện lợi. Có nước về bản, chúng tôi có nhiều thời gian tập trung cho lao động sản xuất để phát triển kinh tế, giảm đói giảm nghèo. Từ đó, cũng không lo thiếu hụt lúa gạo, thiếu hụt cả nước ăn.

Tiết kiệm thời gian… tập trung sản xuất để giảm nghèo

Theo ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè: Thời gian qua, nước sạch luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn của huyện quan tâm. Hiện nay trên địa bàn huyện, số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 95,9%. Số hộ chưa được sử dụng nước sinh hoạt, tỷ lệ 4,1%. Từ năm 2016 – 2022 tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã nâng lên 9.968 hộ/10.389 hộ. Công trình nước sinh hoạt được đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng là 10 công trình, trên địa bàn 08 xã của huyện.

Để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và sự bền vững lâu dài của công trình nước sinh hoạt. Hiện tại, UBND các xã, thị trấn được giao quản lý các công trình nước sinh hoạt đã thành lập các tổ quản lý tại các bản. Đồng thời xây dựng quy chế hoạt động, đôn đốc các tổ quản lý, vận hành, sửa chữa nhỏ hàng tháng, quý… để đảm bảo việc cấp nước sinh hoạt cho người dân.

a2(1).jpg
Nước sạch về tận bản của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Ngoài ra, cơ quan chuyên môn huyện Mường Tè còn tích cực phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến kĩ thuật tu sửa các công trình nước sạch đã được Nhà nước đầu tư. Cùng với đó, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm gắn với nhiệm vụ bảo vệ rừng, nhất là ở khu vực nơi đầu các nguồn nước. Thường xuyên vệ sinh bể nước, không xả, vứt rác quanh bể, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh. Ở các khe dẫn nước, mó nước đầu nguồn, không chăn thả gia súc, làm nương, thường xuyên phát dọn cây cỏ; chủ động kiểm tra các ống dẫn, chất lượng công trình nước sinh hoạt, nếu phát hiện sự cố thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương xử lý.

Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn huyện Mường Tè. Nhận thức rõ giá trị của công trình nước sạch, người dân đã tuân thủ nghiêm túc việc quản lý, vận hành, sử dụng, công trình thực sự phát huy hiệu quả. Hiệu quả từ các công trình nước sạch đã và đang góp phần từng bước làm thay đổi diện mạo, cuộc sống của người dân nơi đây, nhất là đối với đồng bào DTTS.

Ngoài các công trình nước sạch phục vụ sinh hoạt, huyện Mường Tè còn xây dựng 139 công trình thủy lợi dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng, nương ngô, hoa màu, đảm bảo đúng mùa vụ, tăng năng suất, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, toàn huyện có 57 công trình nước sinh hoạt đang sử dụng tốt, 34 công trình hoạt động mức trung bình, 16 công trình kém và hư hỏng đang được khắc phục, tu sửa trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn nhà báo Hà Nội, tỉnh Điện Biên, Lai Châu làm việc với quận Tây Hồ

Đại diện đoàn Hội Nhà báo có các đồng chí: Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội và đồng chí Phạm Ngọc Hân - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên. Về phía UBND quận Tây Hồ có các đồng chí: Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận; Trần Thị Thu Hường - Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ cùng đại diện các phòng chức năng liên quan....

Điện Biên, Lai Châu chủ động đề xuất vướng mắc để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

Về đầu tư công, mặc dù các tỉnh phía Bắc được quan tâm nhưng Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị lãnh đạo tỉnh đôn đốc để địa phương triển khai, giải ngân vốn đầu tư công kịp thời tạo động lực phát triển kinh tế...

Quy định Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024

Theo đó, giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu được quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 4, Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai, xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu...

Lai Châu kỷ niệm 20 năm chia tách thành lập tỉnh

Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lai Châu nhằm ôn lại truyền thống, phát huy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào dân...

Lai Châu ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp, cửa khẩu

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 542/TB-VPCP ngày 29/12/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu.Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậuThông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Bài đọc nhiều

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Ngày 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Cùng chuyên mục

Bản chất của Vàng Chỉnh Mình và cái gọi là ‘Liên minh người Mông vì công lý’

Là người dân tộc Mông được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, thời gian qua, được sự hậu thuẫn của những cá nhân, tổ chức phản động, thiếu thiện chí, Vàng Chỉnh Mình đã lập ra cái gọi là “Liên minh người Mông vì công lý” để tiến hành các hoạt động xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Mới nhất

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. ...

Mới nhất