Trang chủNewsThế giớiGiải pháp cứu vãn thỏa thuận ngũ cốc Nga

Giải pháp cứu vãn thỏa thuận ngũ cốc Nga


Hôm qua 22.7, Phó tổng thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cảnh báo hàng triệu người có nguy cơ bị đói nếu thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine, hai nhà xuất khẩu lớn, không được gia hạn. Reuters dẫn lời vị quan chức cho hay giá lương thực toàn cầu trong tuần này đã tăng mạnh, đe dọa làm tan biến thành quả khó khăn mới có được sau hơn một năm qua.

Giải pháp cứu vãn thỏa thuận ngũ cốc Nga - Ukraine  - Ảnh 1.

Tàu TK Majestic chở ngũ cốc theo thỏa thuận biển Đen neo tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 15.7

Yêu cầu của Moscow

Dưới sự trung gian của LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine đạt thỏa thuận hồi tháng 7.2022 trong việc xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ở biển Đen, giúp hạ nhiệt cơn sốt giá lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, thỏa thuận hết hiệu lực vào đầu tuần này sau khi Nga thông báo không gia hạn. Liên tục vài ngày tiếp sau đó, Nga tấn công các cảng của Ukraine thuộc phạm vi của thỏa thuận, cáo buộc nước này sử dụng các cơ sở đó để hỗ trợ hoạt động quân sự, theo Hãng thông tấn TASS.

Một trong những lý do khiến Nga quyết định không gia hạn thỏa thuận là vì những rào cản đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của chính nước này. Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức Nga tuyên bố chỉ tái gia hạn thỏa thuận nếu như những điều kiện của Moscow được đáp ứng. Theo Đài RT, các yêu cầu chính của Nga là tái kết nối Ngân hàng Nông nghiệp Nga vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, khởi động một đường ống amoniac quan trọng, cho phép Nga nhập khẩu phụ tùng, máy móc nông nghiệp và yêu cầu liên quan việc bảo hiểm vận tải và hậu cần.

Kế hoạch của hai bên

Cùng ngày 22.7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết nước này sẽ tìm những phương án thay thế để tiếp tục xuất khẩu nông sản và phân bón, hỗ trợ những nước có nhu cầu.

Tờ Financial Times dẫn nguồn tin tiết lộ Nga đã đề xuất bán ngũ cốc cho Qatar để nước này vận chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi phân phối lại cho các nước châu Phi. Tuy nhiên, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đều không đồng ý với kế hoạch này. Các bên liên quan chưa bình luận gì về thông tin trên.

Theo số liệu của LHQ, trong vòng 1 năm qua, sáng kiến biển Đen đã giúp xuất khẩu gần 33 triệu tấn ngũ cốc từ các cảng của Ukraine đến 45 nước, được chuyên chở trên hơn 1.000 tàu. Thỏa thuận cũng giúp Chương trình Lương thực thế giới chuyển hơn 725.000 tấn lúa mì cho việc viện trợ các nước Afghanistan, Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan và Yemen.

Trong khi đó, Ukraine đã gợi ý kế hoạch riêng mà không cần Nga tham gia, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia hộ tống các tàu chở ngũ cốc tại biển Đen. Ngày 21.7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về “nỗ lực phối hợp” trong việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc. Tổng thống Erdogan trước cuộc điện đàm tuyên bố sẽ “không do dự” thực hiện biện pháp chủ động để ngăn chặn những tác động gây hại từ việc thỏa thuận hết hiệu lực. Mặt khác, ông Erdogan cũng kêu gọi phương Tây nên cân nhắc những yêu cầu của Nga và cảnh báo về các hậu quả như giá lương thực tăng cao, khan hiếm lương thực dẫn đến những làn sóng di cư mới, Reuters đưa tin.

Bình luận về kế hoạch của Ukraine, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho rằng để Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống tàu chở ngũ cốc qua biển Đen không phải là phương án khả thi mà là “lựa chọn nguy hiểm”. Ông nhấn mạnh việc Nga có quay lại thỏa thuận ngũ cốc hay không là tùy thuộc vào “các đối tác nước ngoài”. Mặt khác, nhà ngoại giao nói hiểu được lo ngại của các nước châu Phi sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận với Ukraine, đồng thời cam kết sẽ đưa ra kế hoạch cung cấp ngũ cốc tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi vào cuối tháng 7 tại TP.Saint Petersburg (Nga).



Source link

Cùng chủ đề

Biến thách thức thành cơ hội

Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% là khá thách thức trong bối cảnh thị trường chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường. Mục tiêu xuất khẩu 2025 đầy thách thức Xuất nhập khẩu tháng đầu tiên của năm 2025 chỉ đạt hơn 63 tỷ USD, giảm cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu khiến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2025 trở...

EU siết quy định đối với nông sản tươi: Lưu ý cho doanh nghiệp Việt

(PLVN) -  Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ điển cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với nông sản tươi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tác động môi trường. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường Bắc Âu, gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy – nơi nổi tiếng với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm. Đây...

Vì sao giá gạo Việt Nam xuất khẩu tụt từ 623 USD/tấn xuống 441 USD/tấn?

Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo trở lại, cùng với đó là một số quốc gia đã tự túc được một phần lương thực là những nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam xuất khẩu giảm từ hơn 620 USD/tấn xuống 441 USD/tấn. ...

Nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn duy trì ổn định

Trước nguy cơ xảy ra đối đầu thương mại của các quốc gia trên thế giới, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn được duy trì ổn định. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến trong buổi trao đổi với báo chí về tình hình phát triển của ngành trong tháng 1/2025 cũng như giải đáp một số vấn đề liên quan...

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’

Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu, nhưng nông sản Việt vẫn còn những mảng ‘xám’ đòi hỏi ngành hàng này cần tiếp tục khắc phục. Rau quả đối diện với bài toán chất lượng Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt xấp xỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không có chuyện ‘dàn dựng bắt cóc học sinh’ trước cổng trường

Công an TT.Cửa Việt (H.Gio Linh, Quảng Trị) vừa xác minh, khẳng định không có chuyện 'dàn dựng bắt cóc học sinh' trước cổng Trường tiểu học và THCS Gio Việt. ...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Từ ngày “có ông Trump”…

Nga tiến công cầm chừng, Ukraine "gật gù' với đàm phán và nghĩ tới một ngày đối thoại với Tổng thống Putin, gạt bỏ đi những hận thù để hướng đến hòa bình... đó là những điều khó có thể nghĩ đến nếu như 'ông Trump không đến'.

Cùng chuyên mục

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Sự kết nối giữa các thành phố đang ngày càng rộng mở hơn và cần trở thành trọng tâm trong ngoại giao y tế toàn cầu.

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách "ấm áp". Kết quả là Tokyo đã tránh được "mức thuế chết người" mà ông Trump áp đặt đối với các đồng minh khác của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn.

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.

Ấn Độ quyết tâm tự lực quốc phòng, niềm tin vào Nga giúp Moscow “xưng vương” trong mảng bán vũ khí

Ngày 10/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cam kết, nước này sẽ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thiết bị quốc phòng trong những năm tới, đồng thời khẳng định, Nga vẫn là đối tác lâu năm và đáng tin cậy trong lĩnh vực này.

Mới nhất

“Sống lại” những cánh đồng sau lũ

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại trong trận mưa lũ tháng 9/2024. Hàng trăm héc ta đất sản xuất là sinh kế của đồng bào vùng cao bị vùi lấp. Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương cùng người dân đã và đang tích cực chung tay tái...

Cảnh báo nguy hiểm khi tự ý dùng Tamiflu

Tamiflu là thuốc kê đơn và cần phải có đơn thuốc từ bác sỹ trước khi sử dụng. Tamiflu là thuốc kê đơn và cần phải có đơn thuốc từ bác sỹ trước khi sử dụng. Theo hướng dẫn điều trị cúm của Bộ Y tế Việt...

Lợn hương-heo hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, bán giá nhà giàu?

Heo hương là giống heo bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ một số địa phương vùng núi phía Bắc. Hiện giống heo hương (giống lợn hương) đang được Hợp...

Thông tin mới vụ tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn

(NLĐO) - Cơ quan công an đã xác định được danh tính tài xế mở cửa xe ô tô bất cẩn gây tai nạn xôn xao trên...

ĐH Sư phạm Hà Nội 2 công bố môn thi, dạng câu hỏi kỳ thi riêng năm 2025

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 vừa công bố đề án tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy năm 2025. Theo đó, trường tổ chức 8 môn thi gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý. Môn...

Mới nhất