Trang chủKinh tếNông nghiệpGiã từ những mùa hoa anh túc, nông dân cao nguyên Mộc...

Giã từ những mùa hoa anh túc, nông dân cao nguyên Mộc Châu- Vân Hồ trở thành những tỷ phú trồng cây ăn quả

Hơn 30 năm về trước, Sơn La từng được biết đến là thủ phủ của cây anh túc (tiền chế để bào chế thành thuốc phiện- cây thuốc phiện), song bằng những nỗ lực của người dân và chính quyền, cây anh túc đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Vùng đất trồng thuốc phiện trước đây hiện nay trở thành điểm trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc.

Tín dụng xanh – động lực phát triển bền vững: Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3) - Ảnh 1.

Từ cao nguyên Mộc Châu kéo dài tới các huyện xa xôi như Sông Mã, Mường La hay Thuận Châu của tỉnh Sơn La, đâu đâu cũng phủ xanh bởi cây ăn quả. Quá khứ đầy gian khó đối với bà con người Mông sống ở các xã vùng cao của tỉnh Sơn La khi trồng cây thuốc phiện đã dần trôi qua. Nhiều vựa thuốc phiện trước đây đã được xóa bỏ và được thay thế bằng cây nhãn, cây mận, cây hồng giòn…

Xuất hiện những triệu phú, tỷ phú người Mông trên cao nguyên Mộc Châu- Vân Hồ

Cách đây hơn 2 thập niên, bản Hua Tạt, (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Đây là nơi sinh sống của mấy chục hộ dân người Mông, từ xa xưa đến nay họ sống bên Quốc lộ 6 để làm nương làm rẫy. Trước đây, họ đã từng trồng cây thuốc phiện trong một thời gian dài.

Ông Tráng A Cao – Bí thư Chi bộ bản Hua Tạt vẫn còn nhớ như in hình ảnh những nương thuốc phiện phủ trắng đất này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo và nghiện ngập kéo dài suốt nhiều năm liền. Khi chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện được thực hiện, bà con người Mông cũng phải mất nhiều năm để chuyển đổi sản xuất.

Giã từ những mùa hoa anh túc, nông dân chuyển sang trồng cây ăn quả, làm giàu - Ảnh 1.

Ông Tráng A Cao (ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) mạnh dạn phát triển cây ăn quả. Ảnh: P.V

Bao khó khăn, bao nhọc nhằn, bao sự hy sinh mất mát đã trôi qua, bà con người Mông mới dần lấy lại được sự yên bình thuở nào. Nhắc chuyện xưa để nói chuyện ngày nay, ông Cao càng thấm thía những ngày gian khó đó. Giờ đây bản Hua Tạt đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của huyện Vân Hồ. Hơn nữa, bà con còn biết chuyển đối cơ cấu cây trồng, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao cuộc sống của người dân nơi đây.

Ông Tráng A Cao là người đi tiên phong trong việc phát triển kinh tế của bản Hua Tạt. Cách đây 30 năm ông đã mạnh dạn xây nhà sấy ngô, rồi mua ôtô để lên tận nương thu mua nông sản cho bà con. Không dừng lại ở đó, ông còn mạnh dạn đưa cây chanh leo, cà chua, cây lê, cây hồng giòn… về trồng tại bản. Cách làm của ông đã được bà con người Mông trong bản làm theo.

Ông Cao còn thành lập HTX Nông nghiệp Tráng A Cao, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia, họ cùng nhau liên kết để phát triển kinh tế. Ông Cao chia sẻ, năm nay dự kiến nhà tôi thu được 2 tấn lê, 40 tấn quýt đường và cả trăm tấn cà chua, doanh thu lên trên 2 tỷ đồng. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cách làm ăn mà người Mông nơi đây mới có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay.

Cách làm của ông Cao là động lực giúp bà con người Mông ở cả xã Vân Hồ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vườn trồng thuốc phiện trước đây đã được thay thế bằng cây hồng giòn, cây cà chua và những vườn mận sai trĩu quả. Giờ đây, những mùa hoa thuốc phiện chỉ còn lại trong lớp kí ức của người già. Người Mông ở Hua Tạt hiện còn biết mở cửa đón khách du lịch.

Từ vựa thuốc phiện lớn của đất Sơn La, giờ đây người dân ở huyện Yên Châu đã tạo nên vựa hoa quả nổi tiếng. Đến thăm gia đình ông Vàng A Vạng (ở bản Đin Chí, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) mới thấy được sự đổi thay nhanh chóng của bản vùng biên này. Bên những nương ngô, nhiều vườn mận trái vụ đã nở hoa. Ông Vạng đã trồng được 4ha mận trái vụ, trong đó 1,5ha đã cho thu hoạch. “Ngày trước cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm đường. Biết bao năm vật lộn với nương, với rẫy, bà con mới tìm ra được hướng đi đúng đắn là trồng cây mận trái vụ. 1ha mận trái vụ thu hoạch cao gấp 10 lần trồng ngô” – ông Vạng chia sẻ.

Không chỉ trồng mận trái vụ, ông Vạng còn mạnh dạn vay tiền đâu tư mua 3 máy xúc để làm ăn. Mỗi năm doanh thu của gia đình lên đến cả tỷ đồng. Không riêng gì ông Vạng mà nhiều hộ dân khác ở nơi biên giới đã dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Họ biết tận dụng lợi thế của vùng cao để trồng cây đặc sản. Theo đó số hộ nghèo ở nơi đây cũng giảm dần. Nói như ông Lại Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Chiềng On: “Bà con đã mạnh dạn đưa mình thoát khỏi hộ nghèo. Riêng năm 2024, toàn xã đã có trên trăm hộ dân làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Xưa kia nơi đây là vựa thuốc phiện, giờ trở thành vựa cây ăn quả lớn của huyện Yên Châu”.

Vựa cây ăn quả lớn nhất của cả nước

Giã từ những mùa hoa anh túc, nông dân chuyển sang trồng cây ăn quả, làm giàu - Ảnh 2.

Ông Vàng A Vạng (ở bản Đin Chí, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) xử lý mận ra hoa trái vụ. Ảnh: P.V

Trong những ngày đầu đông, đi qua các xã vùng cao của huyện Yên Châu, điều dễ nhận thấy là từ bản cao đến bản thấp, nơi đâu bà con cũng bàn cách phát triển kinh tế. Cái đói, cái nghèo, sự lạc hậu đang dần được đẩy lùi. Công cuộc xóa bỏ cây thuốc phiện khi xưa đã thành công. Làn khói trắng phủ bóng bản làng đã không còn tồn tại ở đất này.

Suốt những năm qua, các cấp chính quyền cùng bà con nhân dân đồng lòng xây dựng Sơn La thành vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. Nhiều chương trình hỗ trợ, nhiều buổi tập huấn và quyết tâm đưa cây giống mới vào sản xuất như nhãn chín trái vụ ở Sông Mã, hồng giòn trồng ở Mộc Châu, cây mận trái vụ trồng ở các xã vùng cao… Mỗi một giống cây mới được đưa tới bà con là gửi gắm bao hy vọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Theo đó đời sống của bà con vùng biên giới cũng dần được thay đổi. Một cuộc sống mới không có tệ nạn đang được hình thành.

Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Sơn La, toàn tỉnh hiện có 82.000ha cây ăn quả, Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La định hướng đến năm 2025 có thể phát triển 100.000ha. Tỉnh Sơn La hiện có 281 mã số vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cấp với trên 4.600 ha cây ăn quả và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.

Cùng với đó, Sơn La đặc biệt quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm với 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó, có 3 chỉ dẫn địa lý là chè Shan tuyết Mộc Châu, quả xoài tròn huyện Yên Châu, cà phê Sơn La; cùng 18 nhãn hiệu chứng nhận và 3 nhãn hiệu tập thể.

Theo ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, để đảm bảo điều kiện xuất khẩu, Sơn La sẽ đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất sạch cho cây trồng; tập trung ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quan tâm đến quy trình thu hái, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Những nỗ lực của chính quyền địa phương và bà con nhân dân toàn tỉnh Sơn La đã biến thủ phủ thuốc phiện khi xưa thành vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc. Kinh tế bà con dân bản dần ổn định; người người, nhà nhà thi nhau làm giàu trên chính vườn cây ăn quả của gia đình mình nên tình trạng tái trồng cây thuốc phiện lâu nay không còn trong tâm trí của người dân tỉnh Sơn La.

Giã từ những mùa hoa anh túc, nông dân chuyển sang trồng cây ăn quả, làm giàu - Ảnh 3.





Nguồn: https://danviet.vn/gia-tu-nhung-mua-hoa-anh-tuc-nong-dan-cao-nguyen-moc-chau-van-ho-tro-thanh-nhung-ty-phu-trong-cay-an-qua-20241107174455843.htm

Cùng chủ đề

Tết xa nhà của nữ hiệu trưởng hơn 30 năm gieo chữ vùng sơn cước

Tết này, cô giáo Ngô Thu Huyền lại lặng lẽ gác lại niềm hạnh phúc riêng cho sá»± nghiệp trồng người nÆ¡i vùng cao gian khó. Mỗi dịp Tết đến xuân về, ai cũng mong được nhanh chóng trở về đoàn tụ bên gia đình thân yêu. Thế nhưng, nơi miền biên viễn Sơn La, có những giáo viên sẵn sàng gạt đi mong ước đời thường ấy để bám bản, bám trường, bám lớp. Với họ, đó là trách...

Sơn La: Người dân vùng cao có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ đào Tết

Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết cổ truyền Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Hàng trăm công nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các khu công nghiệp của...

phát triển du lịch xanh và bền vững

Kinhtedothi-Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng và độc đáo, Sơn La hiện có khoảng 30 điểm khai thác các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn, trong đó phần lớn đang được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trải nghiệm du lịch vườn sinh thái. Tạo ra sản phẩm du lịch xanh, tỉnh Sơn La đang thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan,...

Du khách rủ nhau thăm vườn mận Mộc Châu ngày giáp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều thung lũng ở Mộc Châu (tỉnh Sơn La) khoác "tấm áo trắng" tinh khôi của hoa mận, khiến nhiều du khách xao xuyến khi ghé thăm. Ông Nguyễn Huy Tý (72 tuổi, chủ vườn tại thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu) cho biết, những ngày cuối tuần khách đến check in tại vườn mận khoảng 300 - 400 người, đông hơn ngày thường.    Minh Phương - Hồng Phượng/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/du-lich/du-khach-ru-nhau-tham-vuon-man-moc-chau-ngay-giap-tet-nguyen-dan-20250118175739084.htm

Đào rừng Sơn La cổ thụ đua nhau khoe dáng ở Hà Nội, giá trăm triệu đồng/cây

(VTC News) - Những cây đào rừng cổ thụ hàng chục năm tuổi trồng ở Sơn La nay đã được vận chuyển xuống Hà Nội để bày bán Tết với giá lên tới cả trăm triệu đồng mỗi cây. Nhiều ngày nay trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều tiểu thương đã bày bán những gốc đào rừng cổ thụ Sơn La làm hút mắt người tiêu dùng. Ông Tuấn, chủ một gian hàng bán đào rừng cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

1.000 học sinh Trường THPT IVS và tiết học đầu Xuân cùng Hoa hậu yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền

Ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, Trường IVS đã có một tiết học rất đặc biệt, tập luyện với cô giáo, hoa hậu Yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. ...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Thầy giáo chiết tách tinh dầu và viên thanh nén từ vỏ cam bưởi, ấp ủ doanh nghiệp khởi nghiệp

Tiến sĩ Hóa học Nguyễn Minh Việt luôn trăn trở làm sao nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống như vật liệu đốt giảm khí phát thải, nhiên liệu sạch, tinh dầu tự nhiên ứng dụng trong đời...

Bài đọc nhiều

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Vô vườn trồng dừa đẹp như phim ở Bình Thuận, đụng trúng “ông Tarzan” trèo dừa, cả làng phục lăn

Chúng tôi đến khu vực vườn dừa xanh mát đẹp như phim ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) hỏi Tarzan leo cây dừa hái trái dừa thì ai cũng biết. Đó là anh Hai Nở, nông dân trèo dừa thiện xạ ở làng Thiện Nghiệp, TP Phan...

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Dưới chân “nóc nhà Nam Bộ” có những vườn mãng cầu ta, vườn đẹp nhất là của ông nông dân tên là Hà Nam...

Trái mãng cầu ta (na) được trồng quanh khu vực núi Bà Đen từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh. Để loại trái cây đứng đầu mâm ngũ quả này vươn xa là cả một quá trình dày công của người nông dân xứ nắng. ...

Mới nhất

Ủy ban Dân tộc gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 03/02/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan UBDT nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ.Sáng 3/2/2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập...

Nhặt được ví có hơn 400 triệu, người phụ nữ nộp công an trả lại cho chủ nhân

Người phụ nữ đang đi trên đường tình cờ nhặt được chiếc ví bên trong có tiền và vàng trị giá hơn 400 triệu đồng. Tài sản sau đó được trả lại cho chủ nhân ở Ninh Thuận. ...

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. ...

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Mới nhất