Trang chủDi sảnGiá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn...

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa


VHO – Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất đã để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, trong đó, tư tưởng của Người về văn hóa được ví như “viên ngọc sáng lấp lánh”.

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa - ảnh 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc văn bia tại chùa Côn Sơn, tỉnh Hải Dương (15.2.1965). Ảnh: T.L

Đánh giá tầm vóc tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Nghị quyết của UNESCO đã khẳng định: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Tâm nguyện xây dựng một nền văn hóa mới “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở” đã theo Người suốt cả cuộc đời. Cho đến hôm nay, những tư tưởng ấy vẫn vẹn nguyên ý nghĩa, là kim chỉ nam cho sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Văn hóa trong sự nghiệp cách mạng

Ngay từ những ngày đầu nước nhà giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí đặc biệt của văn hóa trong đời sống xã hội. Theo Người, văn hóa là một trong bốn lĩnh vực trọng yếu, cùng với chính trị, kinh tế và xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.

Văn hóa không đứng ngoài, mà phải hòa quyện, thẩm thấu và chi phối các lĩnh vực khác. Người chỉ rõ, văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Chính trị mở đường cho văn hóa phát triển, còn văn hóa, với sức mạnh soi đường, chính là nguồn lực tinh thần dẫn dắt dân tộc thực hiện độc lập, tự do và tự cường.

Tư tưởng “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (1946) không chỉ khẳng định vai trò, sứ mệnh của văn hóa, mà còn định vị văn hóa như một động lực nội sinh, dẫn dắt xã hội tiến bộ, phát triển bền vững. Theo Người, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là nguồn lực thúc đẩy cách mạng. Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống, hình thành lý tưởng sống đẹp trong mỗi con người, vun đắp tinh thần yêu nước, trung thực, nhân ái, hướng thiện. Văn hóa phải tích cực đấu tranh với cái xấu, cái lạc hậu; phải “đem văn hóa mà chữa” những căn bệnh xã hội như quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí. Đồng thời, thông qua thực hành văn hóa, xây dựng nếp sống tiến bộ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiến tạo một xã hội dân chủ, văn minh.

Một đóng góp đặc sắc, mang tính định hướng lâu dài trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc xác lập các nguyên tắc phát triển nền văn hóa mới Việt Nam. Trên nền tảng kế thừa những giá trị của văn hóa truyền thống, Hồ Chí Minh chủ trương hình thành một nền văn hóa vừa mang đậm tinh thần dân tộc, vừa tiên tiến, hiện đại. Ba tính chất của nền văn hóa mới: Dân tộc, khoa học, đại chúng, được Đảng ta đề ra trong Đề cương về Văn hóa Việt Nam (năm 1943), cũng chính là những tư tưởng xuyên suốt trong quan niệm văn hóa của Người.

Tính dân tộc thể hiện ở việc giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc, tinh thần nhân văn, yêu nước, đoàn kết, khoan dung của dân tộc Việt Nam. Tính khoa học yêu cầu loại bỏ hủ tục, mê tín, lối sống lạc hậu, đồng thời tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ để nâng cao đời sống. Tính đại chúng đặt ra yêu cầu: Văn hóa phải phục vụ đông đảo quần chúng, nâng cao dân trí, góp phần giải phóng con người, đem lại tự do và hạnh phúc đích thực.

Hồ Chí Minh từng nêu rõ năm phương diện lớn làm nền tảng cho văn hóa dân tộc: “1. Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường; 2. Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; 3. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4. Xây dựng chính trị: Dân quyền; 5. Xây dựng kinh tế”. Có thể nói, đó là những trụ cột kiến lập nên một nền văn hóa cách mạng, tiến bộ, đối lập hoàn toàn với nền văn hóa nô dịch, phản dân chủ thời thực dân, phong kiến. Đồng thời, xây dựng nền văn hóa dân tộc trên năm phương diện này cũng phản ánh sự thẩm thấu và khả năng điều tiết của văn hóa đối với đời sống xã hội.

Đồng thời, Người cũng nêu rõ phương châm cơ bản: Nền văn hóa mới phải “xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”. Điều này có nghĩa là nội dung tư tưởng, giá trị mà văn hóa chuyển tải phải nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng hình thức biểu đạt phải phù hợp với tâm lý, truyền thống dân tộc để quần chúng dễ tiếp nhận. Đó chính là con đường đúng đắn để phát triển một nền văn hóa vừa tiên tiến, hiện đại, vừa giàu bản sắc Việt Nam.

Trên cơ sở những nguyên lý đó, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo triển khai nhiều mặt công tác để xây dựng nền văn hóa mới. Người coi trọng giáo dục – bởi lẽ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngay sau ngày độc lập, Người phát động phong trào xóa nạn mù chữ, mở mang dân trí cho toàn dân. Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Hồ Chí Minh, đó là: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng phẩm chất, lối sống tốt đẹp và bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thế hệ công dân mới.

Song song với giáo dục, lĩnh vực văn hóa, văn nghệ cũng được Người đặc biệt quan tâm. Hồ Chí Minh đề ra nguyên tắc “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”, văn nghệ phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cách mạng. Người động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trở thành “chiến sĩ trên mặt trận ấy”, đem ngòi bút, lời ca, tiếng hát làm “vũ khí” phục vụ sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, một đời sống mới, một nền văn hóa đạo đức, giáo dục, nghệ thuật cách mạng đã hình thành, góp phần cổ vũ tinh thần toàn dân tộc giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phát triển văn hóa gắn liền với phát triển con người

Song hành với việc phát triển nền văn hóa mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc hình thành con người xã hội chủ nghĩa – chủ thể trung tâm, động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Đó phải là những con người có đạo đức cách mạng, cần – kiệm – liêm – chính, hết lòng vì nước, vì dân.

Người cũng yêu cầu con người mới phải có lý tưởng sống cao đẹp, có tri thức, năng lực thích ứng linh hoạt với tiến bộ khoa học – công nghệ, đáp ứng yêu cầu của đất nước, của thời đại. Phải đào tạo nên những người “vừa hồng, vừa chuyên”, đủ tài, đủ đức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển con người không chỉ là nhiệm vụ của giáo dục, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Một đặc điểm nổi bật của con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước sâu sắc gắn liền với chủ nghĩa nhân văn cao cả. Người không chỉ khơi dậy lòng yêu nước, mà còn đề cao tình yêu thương con người, sống vị tha, nhân ái. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn hòa quyện, tạo thành nguồn cảm hứng bất tận cho việc hình thành những thế hệ người Việt Nam vừa mang tinh thần dân tộc, vừa có tầm nhìn quốc tế.

Giá trị hiện thời và định hướng tương lai

Trong bối cảnh hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa như ngọn hải đăng giúp chúng ta có định hướng rõ ràng trước nhiều thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ mở ra cơ hội giao lưu quốc tế chưa từng có, nhưng đồng thời cũng dẫn đến nguy cơ du nhập ồ ạt các sản phẩm văn hóa ngoại lai không phù hợp. Lời dặn của Người về việc phải “giữ gìn và phát huy vốn văn hóa quý báu của dân tộc, đồng thời kiên quyết loại bỏ những hủ tục, tàn dư và sản phẩm văn hóa độc hại” vẫn giữ nguyên tính thời sự và sức sống trong thực tiễn hôm nay.

Chúng ta cần tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc, tránh rơi vào tình trạng sùng bái văn hóa ngoại lai, xa rời cội rễ dân tộc, mai một bản sắc dân tộc. Song song với đó, phải không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đưa văn hóa thấm sâu vào từng cộng đồng, từng gia đình, như Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng vững chắc của xã hội, là động lực nội sinh để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bền vững.

Đối với nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam hiện đại, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng mang ý nghĩa định hướng sâu sắc. Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, hơn bao giờ hết chúng ta cần những con người vừa có đức, vừa có tài, vừa giàu nhiệt huyết yêu nước, vừa có tri thức, kỹ năng, năng lực công nghệ và tư duy đổi mới sáng tạo

. Đảng và Nhà nước ta đã và đang quán triệt lời dạy của Bác về “xây dựng con người mới”, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp Đổi mới. Những phẩm chất như cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư, tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; ý thức kỷ luật, trách nhiệm; lối sống nhân ái, nghĩa tình… tiếp tục được đề cao trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò chủ thể, trung tâm của con người trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam. Đây không chỉ là mục tiêu chiến lược trong quá trình phát triển bền vững đất nước, mà còn là điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội thực sự giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa không chỉ thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của một lãnh tụ kiệt xuất, mà còn là kết tinh rực rỡ của bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Trong dòng chảy của kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, chúng ta càng thấm thía chân lý: Phát triển văn hóa và phát triển con người là một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời. Một nền văn hóa giàu bản sắc, nhân văn và khai phóng chính là cái nôi nuôi dưỡng những con người toàn diện, có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.

Ngược lại, chính những con người ấy sẽ là chủ thể sáng tạo, gìn giữ và lan tỏa văn hóa, làm nên phẩm giá, bản lĩnh và sức mạnh nội sinh của một dân tộc. Lấy văn hóa, con người làm nền tảng, làm trung tâm và trở thành động lực phát triển quốc gia, đó không chỉ là tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh, mà còn là con đường tất yếu để Việt Nam phát triển bền vững, khẳng định vị thế, vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên hội nhập, hiện thực hóa khát vọng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, như Người hằng mong ước. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/gia-tri-truong-ton-cua-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-van-hoa-135561.html

Cùng chủ đề

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở nước ngoài

VHO - Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “Xây dựng không gian văn hoá Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”, chiều ngày 9.6, phiên 2 của Hội thảo đã diễn ra tại Hà Nội. Trong phiên 2 của Hội thảo quốc tế, các đại biểu đã trình bày tham luận xung quanh chủ đề “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Cơ...

Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế

VHO - Thành phố Huế lưu giữ nhiều dấu ấn thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với 10 năm Người đã sinh sống và học tập. Trong những ngày này, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của vị lãnh tụ kính yêu, nhiều di tích về Bác Hồ liên tục đón các đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu, tri ân...  Hôm nay, ngày 19.5, Sở VHTT thành phố Huế khai mạc triển lãm “Không...

Đề cao trách nhiệm, đổi mới trong tư duy

Knhtedothi - Trong thời gian qua, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cấp ủy, chính quyền các cấp tại TP Hà Nội đã đề cao trách nhiệm, vào cuộc tích cực, kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ, từ đó góp phần thúc đẩy Thủ đô ngày càng phát triển nhanh và bền vững. Lan tỏa tinh thần trách nhiệm Thực hiện lời dạy của Bác về trách nhiệm người đảng viên, cấp ủy các cấp...

Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, đáp ứng nhiệm vụ phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác cán bộ trong tình hình mới, TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó lấy công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp trung tâm. Thành phố cũng đề ra những định hướng cụ thể và toàn diện để đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Xây dựng đội...

Quảng trường ở thành phố Saint Petersburg được mang tên Hồ Chí Minh

Ngày 11/3, Thống đốc Saint Petersburg - thành phố lớn thứ hai tại Liên bang Nga, ông Aleksandr Beglov, đã ký sắc lệnh đặt tên “Hồ Chí Minh” cho một quảng trường ở phía Bắc thành phố. Ủy ban Địa danh thành phố đã phê chuẩn quyết định từ ngày 12/12/2024. Hôm nay, Thống đốc Alexander Beglov ký công bố quyết định. Theo sắc lệnh, quảng trường vô danh tại đại lộ “Khai sáng,” số nhà 15, quận Vyborg từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được gia hạn đến hết tháng 9.2025, đồng thời điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư lên hơn 63,2 tỉ...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền...

Bài đọc nhiều

Hậu duệ Hoàng tộc triều Nguyễn hiến tặng 2 chiếc áo của mẹ vua Bảo Đại | Multimedia

Giấy phép số: 422/GP-BTTTT, cấp ngày 19.8.2016 Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ Phó Tổng Biên tập: PHAN THANH NAM, NGUYỄN VĂN MƯỜI © Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Không sao chép dưới mọi hình thức nếu chưa có sự chấp thuận bằng văn bản. Văn phòng đại diện phía Nam 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM 028.38230890 12 Trương Hán Siêu, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng 0236.3897798 211 Thống Nhất, phường Phương Sài, TP Nha Trang, Khánh...

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

Phục chế Ngai vua triều Nguyễn theo kỹ thuật truyền thống

VHO - Thành phố Huế đang xây dựng phương án phục chế bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn để báo cáo Bộ VHTTDL, trong đó việc phục chế sẽ thực hiện theo kỹ thuật truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn được đặt trong không gian di tích rất đặc biệt, là nơi...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai tỉnh hiện nay. Tuy nhiên làm gì để giữ lại tên các địa danh nổi tiếng – “hồn đất, hồn...

Cùng chuyên mục

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được gia hạn đến hết tháng 9.2025, đồng thời điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư lên hơn 63,2 tỉ...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất