Trang chủNewsThời sựGiá trị chung cao đẹp, tầm nhìn tương lai (Phần I)

Giá trị chung cao đẹp, tầm nhìn tương lai (Phần I)


Quyền con người luôn là những giá trị thiêng liêng và quý giá. Hạnh phúc có lẽ là được sinh ra, lớn lên và phát triển bình yên trong sự tôn trọng và bảo vệ của cộng đồng. Suốt 75 năm qua (10/12/1948-2023), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền có sứ mệnh cao đẹp và đặc biệt.

75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: Giá trị chung cao đẹp, tầm nhìn tương lai (Phần I)
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đề xuất và soạn thảo về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna. (Ảnh: QT)

Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (TNQTNQ) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna do Việt Nam đề xuất và soạn thảo đã được Khóa họp 52 HĐNQ thông qua bằng đồng thuận ngày 3/4/2023.

Thước đo chung cho tất cả các dân tộc

TNQTNQ được ĐHĐ LHQ thông qua vào ngày 10/12/1948 tại Paris, Pháp. Việc soạn thảo Tuyên ngôn này được thực hiện từ năm 1947-1948 theo quyết định của Ủy ban nhân quyền của LHQ (tiền thân của HĐNQ được thành lập năm 2006), với sự đóng góp của nhiều nhà luật học, nhà ngoại giao từ nhiều nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm một số đại biểu nữ.

Nội dung TNQTNQ được ĐHĐ LHQ công bố là thước đo chung cho tất cả các dân tộc, quốc gia đánh giá việc thực hiện quyền và tự do cơ bản của con người là các quyền tự nhiên, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn ghi nhớ Tuyên ngôn này, nỗ lực thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, và bằng những biện pháp trên bình diện quốc gia và quốc tế phấn đấu bảo đảm sự thừa nhận và thực thi một cách hiệu quả trên toàn cầu các quyền và tự do này cho mọi người dân ở các quốc gia thành viên LHQ và các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình (ghi nhận tại Lời mở đầu TNQTNQ).

“TNQTNQ là văn kiện quốc tế toàn cầu đầu tiên và nền móng của luật quốc tế về nhân quyền, cùng với sự ra đời các điều ước quốc tế được xây dựng sau đó quy định cụ thể về các quyền con người được thừa nhận rộng rãi trên thế giới”.

TNQTNQ hiện nay đã được dịch sang 555 thứ tiếng và đang tiếp tục được dịch sang các thứ tiếng khác nhằm tăng cường phổ biến, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

TNQTNQ bao gồm 30 Điều, trong đó ghi nhận các quyền cơ bản của con người là các quyền tự nhiên, bao gồm các quyền nhân thân như: quyền sống, tự do, bình đẳng, không bị phân biệt đối xử; quyền không bị bắt làm nô lệ; quyền không bị tra tấn; quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền an sinh xã hội, tiêu chuẩn sống xứng đáng, quyền được chăm sóc của bà mẹ và trẻ em… Đồng thời, TNQTNQ cũng giới hạn các quyền, tự do, nêu nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và cấm lạm dụng các quyền, tự do vào mục đích trái với những mục tiêu và tôn chỉ của LHQ.

TNQTNQ là văn kiện quốc tế toàn cầu đầu tiên và nền móng của luật quốc tế về nhân quyền, cùng với sự ra đời các điều ước quốc tế được xây dựng sau đó quy định cụ thể về các quyền con người được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, bao gồm 9 Công ước cơ bản: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 (CERD), Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966 (ICESCR); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt với phụ nữ năm 1979 (CEDAW), Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (1984), Công ước về quyền trẻ em (1989), Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình của họ (1990), Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích (2006), Công ước về quyền của người khuyết tật (2007).

TNQTNQ có tầm nhìn tương lai và giá trị cao đẹp, là sự thể hiện ý chí của các nước thành viên LHQ tôn trọng và thực hiện các quyền con người. TNQTNQ đã khẳng định những giá trị căn bản và không thể xâm phạm của con người, đã tạo ra nền tảng cho luật quốc tế về nhân quyền và hướng dẫn cho các nước và nhân loại hướng đến một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển.

Sau 75 năm ra đời, TNQTNQ được các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế tiếp tục thừa nhận là văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với việc thừa nhận và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, như được khẳng định tại lời nói đầu của Nghị quyết kỷ niệm nêu trên của HĐNQ đầu năm nay.

Một Tuyên ngôn đi vào cuộc sống

TNQTNQ có ý nghĩa và tác động to lớn và rộng khắp thúc đẩy sự phát triển khung khổ pháp luật quốc tế, quốc gia, các thể chế, chương trình nghị sự quốc tế và quốc gia, cũng như thực tiễn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới. Có thể kể đến những thành tựu lớn nổi bật sau đây:

TNQTNQ đã thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện khung khổ luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, các cơ chế về quyền con người, cụ thể hóa và phát triển nội hàm của các quyền con người trên nhiều lĩnh vực nhằm bảo vệ các quyền cụ thể của con người nói chung và quyền của các nhóm dễ tổn thương, như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người di cư…

Ở cấp độ quốc tế, hàng loạt các điều ước quốc tế về quyền con người được xây dựng bao gồm các Công ước, Nghị định thư, tạo thành khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc thực hiện các quyền con người trong các lĩnh vực trên toàn cầu; khơi dậy phong trào đấu tranh cho giải phóng các dân tộc thuộc địa, phong trào xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thúc đẩy công bằng xã hội; thúc đẩy tạo ra hệ thống các cơ chế quốc tế về nhân quyền, bao gồm các cơ quan, cơ chế và tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Các nước đã đạt được những thành tựu to lớn trong thực hiện các quyền con người trên hàng loạt lĩnh vực ở khắp thế giới, như được ghi nhận tại TNQTNQ và các điều ước quốc tế liên quan, góp phần cải thiện nhiều về mức sống, sức khỏe, giáo dục, lao động, an sinh xã hội của mọi người trên thế giới.

Quyền con người là một trong ba trụ cột của LHQ cùng với hòa bình, an ninh và phát triển; đã trở thành một trọng tâm trong đối thoại toàn cầu về hòa bình, an ninh và phát triển. Đã có nhiều chính sách, chương trình, hoạt động của các cơ quan nhà nước, LHQ và các tổ chức quốc tế chuyên môn và cả các tổ chức phi chính phủ, trong việc cải thiện điều kiện sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân. Trong đó, một trong những điểm nổi bật là việc Lãnh đạo các Chính phủ các nước tại ĐHĐ LHQ đã thông qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDGs hướng tới năm 2015 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) hướng tới năm 2030 (Chương trình nghị sự 2030 của LHQ).

Cần nhấn mạnh rằng, việc triển khai cũng như các thành tựu MDGs trước đây và SDGs hiện nay có sự gắn bó khẳng khít, chặt chẽ với việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trên thực tế…

Tuy vậy, TNQTNQ vẫn còn có điểm hạn chế, gây khó khăn nhất định trong việc thực hiện, có thể kể đến việc TNQTNQ không có tính ràng buộc pháp lý và không có cơ chế thi hành hiệu quả. Do đó, việc tuân thủ TNQTNQ phụ thuộc vào ý chí và cam kết tự nguyện của từng quốc gia, cũng như cam kết cụ thể của quốc gia tại điều ước quốc tế có liên quan. TNQTNQ chưa phản ánh hết được sự đa dạng và phong phú của các giá trị, quan điểm và truyền thống về quyền con người trên thế giới.

Bên cạnh đó, một số quyền mới được thúc đẩy gần đây thông qua các tuyên bố chính trị quốc tế hoặc trong hệ thống pháp luật các nước, như quyền của người LGBT (đồng tính nam, đồng tình nữ, song giới tính hoặc chuyển giới), quyền sống trong môi trường lành mạnh… Việc ghi nhận những quyền này bổ sung cho TNQTNQ là đòi hỏi tất yếu của thực tế tình hình thế giới 75 năm qua cũng như giai đoạn tới, nhằm phản ánh sự đa dạng và phong phú, cũng như sự phát triển của các quyền con người.

75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: Giá trị chung cao đẹp, tầm nhìn tương lai (Phần I)
Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Volker Turk phát biểu khai mạc Khóa họp 54 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ. (Nguồn: AFP)

Còn thách thức, còn cần nỗ lực

Sau 75 năm thông qua TNQTNQ, quyền con người được ghi nhận là một trong những giá trị cốt lõi của loài người và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia và khu vực.

Những vấn đề chung về quyền con người đặt ra với các nước có thể kể đến các vấn đề lớn nhất đặt ra hiện nay trên thế giới như sau:

Thứ nhất, sự khác biệt trong nhận thức về chuẩn mực quyền con người còn tồn tại giữa các nước, nhóm nước, khu vực, kể cả trong người dân trong phạm vi quốc gia, chủ yếu do khác biệt về trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các vấn đề lịch sử, chính trị, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, do đó dẫn đến những quan điểm và thực tiễn, ưu tiên khác nhau về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Điều này đòi hỏi các nước cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, giáo dục, phổ biến quyền con người trên cơ sở TNQTNQT và Công ước quốc tế có liên quan…

Thứ hai, các thách thức cấp bách toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, chiến tranh, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, di dân, mua bán người, an ninh mạng, an ninh thực phẩm, an ninh sinh học… làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, không công bằng nhất là trong tiếp cận vaccine và thiết bị y tế, khoảng cách về công nghệ số, đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc thụ hưởng quyền con người của hàng triệu người trên thế giới, cả về sinh mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự…

Thứ ba, thách thức, nguy cơ tiềm ẩn về vi phạm quyền con người trong bối cảnh phát triển công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, sự thay đổi của các xu hướng và yêu cầu mới về quyền con người, mặc dù những phát triển công nghệ tiên tiến mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho con người… đòi hỏi các nước và tổ chức quốc tế phải có những chính sách và biện pháp để điều tiết, quản lý, cân bằng các lợi ích liên quan và bảo đảm quyền con người.

Thứ tư, hoạt động chống phá lợi dụng vấn đề nhân quyền của các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, cực đoan, thông qua việc đưa ra các báo cáo với thông tin sai lệch, làm giảm uy tín đối với thành quả tiến bộ quyền con người mà nhiều nước đang phát triển phải rất nỗ lực để đạt được. Những hoạt động này đã phần nào tác động tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng quốc tế về nỗ lực bảo đảm quyền con người của các nước đang phát triển.

Thứ năm, nhận thức và năng lực thực thi thúc đẩy và bảo vệ quyền con người còn có hạn chế nhất định trong việc thực thi quy định của pháp luật, chính sách, chương trình kinh tế-xã hội và văn hóa, nhất là đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở các địa phương, quốc gia, đòi hỏi cần được tiếp tục nâng cao, củng cố để bảo đảm thực hiện hiệu quả hơn.

Bên cạnh các vấn đề thách thức chung về nhân quyền, còn có một số vấn đề riêng cụ thể về quyền con người đặt ra ở một số nước, khu vực trên thế giới. Thách thức về các điểm nóng về nhân quyền do khủng hoảng chính trị, xung đột vũ trang, bạo lực, khủng bố, trong đó các nước còn có quan điểm khác biệt về đánh giá và giải pháp khắc phục. Ví dụ như tình hình nhân quyền ở Myanmar, Sri Lanka và ở một số nước khác vẫn chưa chấm dứt đòi hỏi các quốc gia, tổ chức khu vực liên quan và HĐNQ, LHQ cần nỗ lực tích cực phối hợp hơn nữa tìm kiếm giải pháp thích hợp để giúp giải quyết triệt để, cải thiện tình trạng quyền con người ở những điểm nóng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028

(NB&CL) “Chúng tôi cam kết sẽ phát huy vai trò tích cực, xây dựng và có trách nhiệm của Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền của mọi...

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ...

Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

(CLO) Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. ...

Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của UNHRC

Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 19/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng lên tiếng xác nhận Việt Nam đã chính thức thông báo về việc ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) một lần nữa, trong nhiệm kỳ 2026-2028. "Ngày 12/12 vừa qua, tại Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp quốc ở New York (Mỹ), Thứ...

Đổi mới tư duy, cách làm trong công tác truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

(CLO) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền tổ chức hội thảo khoa học “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Bài đọc nhiều

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Pakistan cấm vào công viên, sở thú vì ô nhiễm không khí ngày càng nặng

(CLO) Tỉnh Punjab của Pakistan đã cấm vào nhiều không gian công cộng từ ngày 8/11, bao gồm các công viên và sở thú, khi chính quyền tìm cách bảo vệ người dân khỏi tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở một số khu vực thuộc tỉnh phía đông....

Tây Ban Nha điều tra vụ ảnh khỏa thân AI của các thiếu nữ

Một nhóm các bà mẹ ở Almendralejo, vùng Extremadura, cho biết con gái họ đã nhận được những bức ảnh khỏa thân của chính mình. Một trong những bà mẹ, Miriam Al Adib, đã đăng một video về vụ việc này lên tài khoản Instagram...

Phát triển Kon Tum toàn diện tạo động lực tăng trưởng khu vực Tây Nguyên

Ngày 10/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của Kon Tum, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho khu vực Tây Nguyên. Thi công kết cấu hạ tầng ở Kon Tum. (Ảnh: Thanh Hưng)  Với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn...

Khởi tố Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Đức và 6 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự "Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan. Thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông TP HCM lưu ý các đường cấm đi vào đêm giao thừa

(NLĐO) - TP HCM sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm được bố trí khắp thành phố để đón Tết Ất Tỵ 2025. ...

Dự báo thời tiết 26/1/2025: Miền Bắc rét đậm kèm mưa, gió đông bắc cấp 3

Dự báo thời tiết 26/1/2025, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, có mưa, có nơi có giông; vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, gió đông bắc cấp 2-3. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc. Dự báo ngày và đêm 26/1, bộ...

Chứa chan tình cảm, lắng đọng nghĩa tình

Kinhtedothi-Do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên đoàn công tác chỉ có thể trực tiếp ghé thăm, chúc Tết, tặng quà 2 nhà giàn. Quãng thời gian dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ để trao gửi tình cảm, hơi ấm, nghĩa tình từ đất liền đến với nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi bao la. Nhà giàn hiên ngang giữa biển khơi Trong suốt hải trình 16 ngày trên biển, đoàn công tác chỉ ghé chúc Tết...

Ukraine bắt giữ một Đại tá

Ukraine bắt giữ một Đại tá; Ukraine tập kích nhà máy dầu Nga,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/1. Đại tá Ukraine bị bắt giữ Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin, danh tiếng của Lữ đoàn 155 đã trở nên rất xấu trong nước Ukraine khi các phóng viên...

Điều chỉnh giao thông TPHCM phục vụ bắn pháo đón giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Phòng CSGT, Công an TPHCM vừa phát đi thông báo điều chỉnh giao thông khu vực trung tâm TPHCM trong những ngày tới. Việc điều chỉnh này vào những khung giờ, ngày cố định nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và phục vụ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt, các hoạt động thể thao kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930...

Mới nhất

Vén màn “bí kíp” thơm ngon món Huế

(NLĐO) - Bí kíp làm cho món Huế thơm ngon, hút khách nằm ở cách chọn thực phẩm, chế biến, bày soạn và...

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn...

Món ngon đặc trưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Trung có những món ngon đặc trưng, được bày thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít và bài trí trên mâm tròn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, văn hóa ẩm thực của miền Trung chịu tác động rất lớn từ thời tiết khắc...

Người nước ngoài mê mẩn Tết Việt: Lì xì, bánh chưng và hơn thế nữa

Những cành đào khoe sắc, chậu quất trĩu quả hay cùng gói bánh chưng và trao bao lì xì đỏ đã trở thành trải nghiệm quen thuộc với người nước ngoài mỗi dịp Tết, giúp họ hiểu rõ về văn hóa và con người Việt Nam. ...

Nhận định bóng đá Fulham vs Man Utd: ‘Quỷ đỏ’ lao dốc

Cuộc đối đầu giữa Fulham và Man Utd diễn ra trên sân vận động Craven Cottage lúc 2h ngày 27/1 là trận đấu muộn nhất vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Trong giai đoạn khủng hoảng của "Quỷ đỏ", việc đội bóng này mất điểm trên sân khách nếu xảy ra cũng không phải bất ngờ.Dự đoán kết quả...

Mới nhất