Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGia đình 3 thế hệ bác sĩ nội trú sản khoa của...

Gia đình 3 thế hệ bác sĩ nội trú sản khoa của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Tân bác sĩ Hồ Ngọc Lan Nhi vừa nhận giấy báo trúng tuyển bác sĩ nội trú chuyên ngành sản phụ khoa Trường ĐH Khoa học sức khỏe (ĐH Quốc gia TP.HCM), trở thành người thứ ba trong gia đình theo học bác sĩ nội trú sản khoa.

Gia đình 3 thế hệ bác sĩ nội trú sản khoa - Ảnh 1.

Bác sĩ Lan Nhi (bìa phải) cùng bà ngoại và mẹ trong một ca mổ lấy thai – Ảnh: Gia đình cung cấp

Bà ngoại của bác sĩ Lan Nhi là GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng (sinh năm 1944) – nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và mẹ là PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan (sinh năm 1971) – phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng từng là bác sĩ nội trú sản.

Việc tôi chọn nghề y và học bác sĩ nội trú là mong muốn của chính mình. Bà ngoại và ba má hoàn toàn không định hướng hay ép buộc tôi phải theo nghề của gia đình.

Bác sĩ Hồ Ngọc Lan Nhi

Không chấp nhận làm bác sĩ dở

Đã bước sang tuổi 81, GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, một trong những bác sĩ sản khoa hàng đầu Việt Nam, vẫn làm việc, đi khám chữa bệnh với mong muốn “chừng nào bệnh nhân còn cần tôi thì chừng đó tôi còn cống hiến”.

Bà Phượng nói mình như người công nhân tự đổ đá làm cho mình con đường đến với nghề y. Bản thân bà được sinh ra trong gia đình nghèo, cha làm công nhân đồn điền cao su của Pháp. Hồi bé, bà bị bệnh thương hàn, chữa nhiều nơi nhưng không khỏi, nhờ một bác sĩ tây y cho uống thuốc hết bệnh. Từ đó bà yêu thích nghề chữa bệnh cứu người và mơ ước trở thành bác sĩ.

Để đạt được ước mơ vào trường y, bấy giờ chỉ đào tạo sinh viên bằng tiếng Pháp, bà Phượng bắt đầu tự học tiếng Pháp qua tài liệu.

Lúc thi đậu lớp dự bị y khoa (APM) tại Y khoa đại học đường Sài Gòn (nay là Trường ĐH Y Dược TP.HCM), gia đình bà gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cha mẹ thất nghiệp, phải nuôi 7 người con. Dù trải qua rất nhiều gian khó nhưng bà vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ. Ban ngày bà đi học, đêm về làm đủ thứ việc để phụ giúp gia đình.

Trở thành bác sĩ, bà Phượng nhận thấy mình còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng, cần phải tiếp tục học tập để nâng cao trình độ.

“Khi mới ra trường, tôi chưa tự tin để làm nghề. Tôi nghĩ bác sĩ dở có khi làm hại bệnh nhân, nên về xin ba má cho tiếp tục học nội trú. Lúc đó nhà nghèo quá nên ba má muốn tôi học ra bác sĩ rồi mở phòng mạch. Nhưng biết thi nội trú rất khó, nên ba tôi ậm ừ cho xong”, bà Phượng kể.

Đến khi bác sĩ Phượng báo tin đậu nội trú, cả nhà không ai vui mừng. Cô bác sĩ trẻ lại thuyết phục gia đình: “Vì không chấp nhận làm bác sĩ dở suốt đời, muốn được tiếp tục học”. Cuối cùng cha mẹ cũng đồng ý để bà được học 3 năm nội trú và thêm 3 năm chuyên ngành sản phụ khoa sau đại học.

“Tốt nghiệp bác sĩ, tôi có thể mở phòng mạch kiếm tiền, nhưng tôi không làm như vậy. Tôi luôn tâm niệm bác sĩ phải giỏi, phải luôn nỗ lực học hỏi và không được phép lấy cớ “chưa giỏi” để gây ra tai biến cho bệnh nhân. Nhờ được học nhiều nên sau này tôi có năng lực chuyên môn tốt và còn giảng dạy cho các bác sĩ trẻ”, bà Phượng tâm sự.

“Không có ngành gì khác để chọn ngoài y khoa”

PGS.TS.BS Vương Thị Ngọc Lan (con gái giữa của bác sĩ Phượng), cũng là bác sĩ sản phụ khoa có tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm, cho biết chị chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ.

Hồi học cấp II, Ngọc Lan từng đoạt giải nhất học sinh giỏi vật lý cấp thành phố. Lên cấp III, chị tham gia đội tuyển học sinh giỏi chuyên lý Trường THPT Bùi Thị Xuân. Nhưng trước ngưỡng cửa chọn nghề, Ngọc Lan không đắn đo khi rẽ qua ban B (toán – hóa – sinh) để thi vào ngành y.

“Mẹ sinh tôi ra ở Bệnh viện Từ Dũ, lúc bà đang học nội trú sản. Ba tôi cũng là bác sĩ giải phẫu bệnh tu nghiệp tại Pháp. Sau ngày 30-4-1975, mẹ đem theo chị em tôi tình nguyện túc trực trong Bệnh viện Từ Dũ 24/24.

Tuổi thơ tôi sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Tôi chọn ngành y có lẽ vì lớn lên trong môi trường đó. Khi thi đại học, tôi cảm nhận không có ngành gì khác để chọn ngoài y khoa. Tôi thích không khí, cuộc sống trong bệnh viện nên cũng muốn làm bác sĩ như mẹ” – bác sĩ Ngọc Lan chia sẻ.

Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM (nay là Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch), Ngọc Lan quyết định thi vào nội trú Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

Chị cho biết: “Trong giới y khoa, từ “nội trú” thiêng liêng dữ lắm. Sau khi hoàn thành nội trú, bác sĩ sẽ có sự tự tin và chuyên môn vững vàng hơn để thực hành nghề nghiệp. Tôi không cảm thấy áp lực, mà rất vui và tự hào khi được trở thành bác sĩ nội trú. Đó cũng là khởi đầu thuận lợi để tôi tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn”.

Gia đình 3 thế hệ bác sĩ nội trú sản khoa - Ảnh 2.

Tân bác sĩ Hồ Ngọc Lan Nhi cùng gia đình trong ngày tốt nghiệp – Ảnh: T.T.D.

Bắt đầu từ niềm đam mê

Chồng của bác sĩ Ngọc Lan là ThS.BS Hồ Mạnh Tường – nguyên là trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, một bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực sản phụ khoa và hiếm muộn.

Đôi vợ chồng bác sĩ này đam mê nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nên gần như ở suốt trong bệnh viện. Thứ bảy, chủ nhật họ cũng chở con vô bệnh viện làm việc. “Có lẽ vì vậy nên gia đình có nhiều thành viên nối nghiệp đều bắt đầu từ niềm đam mê với nghề” – bác sĩ Tường nói.

Thế hệ thứ ba trong gia đình là Hồ Ngọc Lan Nhi, con gái đầu của bác sĩ Ngọc Lan, cũng đã chọn nghề y. Cũng như mẹ ngày trước, Lan Nhi từ nhỏ cũng theo ba mẹ vào bệnh viện hằng ngày và coi đây như ngôi nhà thứ hai. Cô đã quen thuộc và yêu thích môi trường này.

“Khi đó nhà không có ai giữ nên buổi sáng bà ngoại và ba má đi làm thì tôi cũng được vào bệnh viện cùng luôn. Tôi cảm nhận được công việc mà bà ngoại và ba má làm đem lại niềm vui cho người khác, giúp họ hết bệnh. Do đó tôi cũng muốn trở thành một người như bà ngoại, ba má – giúp đỡ và chăm sóc cho nhiều người”, Lan Nhi tâm sự.

Đó không phải là một ước mơ chợt đến, mà đã ăn vào tiềm thức, thôi thúc để Lan Nhi trở thành học sinh chuyên sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Với giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn sinh, Lan Nhi được tuyển thẳng vào ngành y khoa của Khoa y – ĐH Quốc gia TP.HCM (nay là Trường ĐH Khoa học sức khỏe).

Bữa cơm tối luôn là “buổi giao ban”

Điều đặc biệt ở gia đình bác sĩ này là bà ngoại Ngọc Phượng có quy ước dù bận rộn mức nào mọi người trong nhà phải cùng nhau ăn bữa tối. Những buổi cơm tối ở nhà giống như “buổi giao ban”, “buổi hội chẩn” trong bệnh viện.

“Ngay cả bữa ăn cả nhà cũng nghĩ về bệnh nhân, bàn chuyện chuyên môn. Má tôi thường kể cho ngoại nghe hôm nay gặp ca gì đó rồi, xử lý làm sao. Rồi bà ngoại cũng luôn trao đổi lại, đánh giá phương pháp điều trị. Tôi đi thực tập ở bệnh viện về, bữa tối cũng kể là hôm nay gặp ca gì, học cách chữa trị thế nào, còn thắc mắc gì không”, Lan Nhi cho biết.

Khởi nguồn của sự sống

Khi trở thành sinh viên y khoa, Lan Nhi được mẹ dẫn vào bệnh viện để học nghề từ rất sớm. Ngay từ năm 2, cô đã được trải nghiệm “đặc sản” của nghề y – trực đêm và được cho vào phòng mổ để quan sát.

“Ngày trước, bà ngoại và mẹ đều cho biết họ chọn sản khoa vì nơi đó là khởi đầu của một sự sống. Sau này khi được vào phòng mổ và thấy đứa bé lần đầu tiên gặp người mẹ, tôi thấy rất thiêng liêng. Tôi cảm thấy thích điều kỳ diệu đó. Và tôi cũng thấy sản khoa phù hợp với mình nhất”, Nhi chia sẻ.

Sống trong gia đình bác sĩ, cả bà ngoại và ba má đều là những “cao thủ” rất nổi tiếng trong lĩnh vực sản khoa, đã giúp cô sinh viên y khoa Lan Nhi học được rất nhiều kiến thức chuyên môn từ thế hệ đi trước.

Cô không cảm thấy áp lực từ gia đình, mà thấy đây là một cơ hội và nguồn động lực để cô phát triển. Với nền tảng gia đình vững chắc đó là bệ phóng cho cô “cất cánh” trong nghề y.

Lan Nhi tâm sự: “Bản thân tôi không muốn vượt ra khỏi “cái bóng” của bà ngoại và má. Mục tiêu trở thành bác sĩ của tôi, cũng giống như bà ngoại và ba má, là giúp cho nhiều người. Nhưng tôi có nhiều điều kiện tốt hơn, nên cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để trở thành bác sĩ giỏi, từ đó giúp được nhiều người hơn”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-dinh-3-the-he-bac-si-noi-tru-san-khoa-cua-bac-si-nguyen-thi-ngoc-phuong-202412212354286.htm

Cùng chủ đề

Bộ Y tế đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên y dược như sư phạm

Đây là 1 trong số 8 đề xuất, kiến nghị của Bộ Y tế gửi tới Chính phủ, các bộ ngành, trong báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 diễn ra sáng...

Đề xuất hỗ trợ học phí sinh viên ngành Y

Bộ Y tế đề xuất Chính phủ nghiên cứu một số chính sách hỗ trợ cho sinh viên ngành Y tÆ°Æ¡ng đương với ngành SÆ° phạm. Thông tin được Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 diễn ra sáng nay (24/12).Theo đó, người đứng đầu Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo, ban hành thêm các chế độ, chính sách đãi...

VinUni trao bằng tốt nghiệp cho khóa bác sĩ nội trú đầu tiên

(Dân trí) - Khóa bác sĩ nội trú VinUni đào tạo đã tốt nghiệp, sẵn sàng cống hiến cho nền y học nước nhà. Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú theo chuẩn quốc tếTrở lại Hà Nội sau 6 năm, GS. BS. Lisa Bellini, Phó hiệu trưởng Điều hành, Trường Y khoa Perelman, ĐH Pennsylvania (Upenn, Mỹ) không khỏi xúc động khi chứng kiến sự trưởng thành của những bác sĩ nội trú khóa đầu tiên (2020 -...

GS.TS Nguyễn Hữu Tú nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm

TPO - GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội là đại diện thứ hai của ngành Y Việt Nam được nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp. Tối 14/10, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet thay mặt Chính phủ Pháp trao tặng cho GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội Huân chương Cành cọ Hàn lâm. ...

Nữ thủ khoa Học viện Quân y 42kg kể chuyện vác bao cát hành quân

Nguyễn Thị Trang, sinh năm 1999, là sinh viên ngành Y đa khoa của Học viện Quân y. Với điểm trung bình học tập 8,5/10, Trang trở thành thủ khoa đầu ra toàn khóa của trường và được phong hàm Trung úy. Sau khi tốt nghiệp, Trang tiếp tục ôn thi nội trú và là người đạt điểm đầu vào cao nhất nội khoa. “Những kết quả này là điều em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đạt được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người nước ngoài mê mẩn Tết Việt: Lì xì, bánh chưng và hơn thế nữa

Những cành đào khoe sắc, chậu quất trĩu quả hay cùng gói bánh chưng và trao bao lì xì đỏ đã trở thành trải nghiệm quen thuộc với người nước ngoài mỗi dịp Tết, giúp họ hiểu rõ về văn hóa và con người Việt Nam. ...

Người Hà Nội ùn ùn tới siêu thị sắm Tết, hóa đơn dài hàng mét

Ngày đầu nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, lượng người kéo đến sắm Tết tại các siêu thị ở Hà Nội tăng vọt. Hàng chục quầy thu ngân hoạt động đến công suất. ...

Khôi phục một lối thông quan xuất nhập cảnh với Trung Quốc

Lãnh đạo huyện Văn Lãng (Lạng Sơn, Việt Nam) và thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) công bố chính thức khôi phục xuất nhập cảnh tại lối thông quan Tân Thanh - Pò Chài, khu vực mốc 1090-1091. Lãnh đạo huyện Văn Lãng...

Giá vàng miếng SJC và 9999 trên thị trường tự do bất ngờ tăng mạnh

Sau khi các ngân hàng và công ty vàng đóng cửa nghỉ Tết, giá vàng trên thị trường tự do đã bất ngờ tăng mạnh. Giá vàng tăng mạnh do nguồn cung giảmGiá vàng thế giới đóng cửa tuần giao dịch ở mức 2.771,6...

Bị chính công ty con yêu cầu mở thủ tục phá sản, Rạng Đông Holding phải kê tài sản

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Rạng Đông Holding, Tòa án nhân dân TP.HCM đã yêu cầu công ty này phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu. Trong đó phải nộp danh sách tài sản, chủ nợ tính đến ngày 2-1-2025. ...

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn nhiều muối cũng là nguyên nhân nguy hiểm cho người bệnh cao huyết áp. ...

Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

Nhầm tưởng chai nhựa chứa dung dịch tẩy rửa bề mặt kim loại là... nước ngọt, một cháu bé 3 tuổi đã lấy uống. Rất may là người cha kịp thời phát hiện, thuê xe ô tô vượt...

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chăm sức khỏe người cao tuổi luôn là vấn đề cần quan tâm, nhất là vào những ngày lễ, Tết bởi vào dịp này, người cao tuổi thường lơ là không tuân thủ chế độ ăn uống, uống thuốc đều đặn; thời tiết cũng thay đổi thất thường... Những điều này khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ tăng nặng tình trạng bệnh lý. Tết năm 2024, cả nhà chị Nguyễn Thị Bằng...

Nên ăn uống như thế nào để không hại gan mùa tết?

Trong ngày tết, cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ bia rượu và đồ ăn nhiều dầu mỡ, điều này dễ khiến gan làm việc quá tải, thay vào đó nên chọn các loại rau củ, thực phẩm lành mạnh, ưu...

Mới nhất

Giá bạc hôm nay 26/1/2025: Bạc nối đà giảm

Giá bạc hôm nay (26/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới tiếp tục xu hướng giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm nhẹ, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa...

Kinh nghiệm du lịch tết Nguyên đán 2025 để né đông đúc, tránh lừa đảo

Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch tết Nguyên Đán 2025 bạn có thể tham khảo để có chuyến đi đáng nhớ cùng người thân, bạn bè. Chọn nơi đến "thấp điểm" Nếu mong muốn nghỉ ngơi, thư giãn hay có chuyến đi thanh bình, du khách nên tìm những nơi đến không quá đông đúc vào dịp tết...

Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch

Nhầm tưởng chai nhựa chứa dung dịch tẩy rửa bề mặt kim loại là... nước ngọt, một cháu...

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chăm sức khỏe người cao tuổi luôn là vấn đề cần quan tâm, nhất là vào những ngày lễ, Tết bởi vào dịp này, người cao tuổi thường lơ là không tuân thủ chế độ ăn uống, uống thuốc đều đặn; thời tiết cũng thay đổi thất thường... Những điều này khiến người cao tuổi phải đối mặt...

Mới nhất