Trang chủNewsChính trịGDP năm 2024 ước đạt 6,8-7%

GDP năm 2024 ước đạt 6,8-7%


anh bai trang 3
Quang cảnh phiên họp. Nguồn: quochoi.vn

Đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân sau 3 năm không đạt.

Theo ông Dũng, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép. Tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, ttheo báo cáo của Chính phủ, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là từ các yếu tố bên ngoài như lạm phát, tỷ giá. Tín dụng tăng trưởng chưa cao. Áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn lớn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại. Xuất siêu còn phụ thuộc vào khu vực FDI. Các ngành, lĩnh vực mới nổi chưa thực sự chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới nếu không có cơ chế, chính sách đột phá. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tình hình kinh tế – xã hội nước ta năm 2024 còn đối diện với một số khó khăn, thách thức. Theo ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Theo đó, tổng cầu phục hồi yếu, trong đó cầu tiêu dùng tăng thấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh lạm phát chịu áp lực hơn trong những tháng cuối năm, đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng chậm. Vẫn còn 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình chung của cả nước.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn nhiều khó khăn. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân một tháng có 18,2 nghìn DN rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ số DN rút lui khỏi thị trường trên số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023. Tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm còn thấp, khả năng hấp thụ vốn và tiếp cận vốn tín dụng của DN còn hạn chế.

Theo ông Thanh, thị trường bất động sản (BĐS) có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao, dẫn đến người có nhu cầu thực về nhà ở khó có khả năng tiếp cận. Giá đất nền tại các quận nội thành và ven đô Hà Nội đã có dấu hiệu tăng nhanh trở lại, nhất là đối với các huyện có thông tin lên quận. Đặc biệt, thời gian vừa qua, tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở. “Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi cho người dân, DN khó tiếp cận đất đai vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả” – Uỷ ban Kinh tế nêu rõ.

Cùng với đó, tình trạng thiếu thuốc vẫn tiếp diễn. Tình trạng lạm thu đầu năm học vẫn xảy ra. Thời gian qua, dư luận xã hội dậy sóng với trường hợp “học giả, bằng thật” ở cấp đào tạo trình độ cao nhất; tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, công khai, minh bạch với công luận. Tình hình tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em vẫn diễn ra, trong đó có những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Tội phạm về tham nhũng, kinh tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Chú ý đến thị trường vàng, bất động sản, giáo dục…

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, thời gian tới Chính phủ cần chú ý đến thị trường vàng khi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, cần tiếp tục quản lý chấn chỉnh thị trường vàng đảm bảo thị trường trong nước và quốc tế phải gần nhau. Bên cạnh đó, thị trường BĐS hiện nay diễn biến rất phức tạp, giá nhà chung cư tăng rất cao, người có nhu cầu khó tiếp cận với thị trường BĐS do giá chung cư tăng cao. Đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý thị trường BĐS.

Theo bà Nga, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nhất là lừa đảo qua mạng xã hội. Do đó Chính phủ cần tăng cường tuyên truyền quản lý để nhân dân cảnh giác với lừa đảo qua mạng xã hội. Bạo hành và xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp, cần tuyên truyền chấn chỉnh trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến bảo vệ trẻ em. Tai nạn giao thông và cháy nổ xảy ra nhiều vụ, cần quan tâm hơn đến vấn đề này vì có nhiều vụ xảy ra liên quan đến tính mạng của rất nhiều người. “Tình hình tham nhũng và tội phạm tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi. Vừa qua chống rất tốt nhưng giải pháp phòng ngừa cần phải chú trọng hơn” – bà Nga chỉ rõ.

Theo ông Lê Quang Huy – Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, thời gian tới Chính phủ cần quan tâm đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số. Nhất là tín chỉ các bon trong nước khi tới đây hàng hoá sản xuất nhập vào EU phải chịu thuế. Do đó, các bộ, ngành, DN phải có sự chuẩn bị để đón đầu. Việc tăng tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng khá nhanh. Do đó cần đánh giá tăng nhanh do đầu tư vốn, lao động, hay khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục của Quốc hội đề nghị, cần chú ý quản lý chất lượng giáo dục khi đã có những sự việc cụ thể, phải xem xét quản lý chất lượng giáo dục đã tốt chưa? “Khi có chuyện xảy ra chúng ta chú ý nhiều hơn đến đánh giá phân tích xem quản lý có thực hiện đúng quy trình không? cứ xoay vào quy trình, sửa quy định. Trong khi người thực thi lại chưa nghiêm. Do đó ngành giáo dục cần sớm chấn chỉnh vấn đề này” – ông Vinh nói.

Vẫn còn nhiều lo lắng

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, tình hình kinh tế – xã hội năm 2024 đạt 14/15 chỉ tiêu là điều đáng mừng. Tăng trưởng cả năm ước đạt 6,8-7%, vượt nghị quyết Quốc hội đặt ra. Tăng trưởng là nhờ và xuất khẩu và sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ chứ không phải thu từ đất đai. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài tăng cao.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, tình hình kinh tế – xã hội vẫn còn nhiều lo lắng. Theo đó, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thực hiện Luật chưa kịp tiến độ. Như việc Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS cam kết với Quốc hội tháng 7/2024 có thể thực hiện xong các văn bản hướng dẫn thực hiện. Nhưng đến giờ vẫn có 12 địa phương chưa ban hành văn bản nào, ban hành chưa đồng bộ. Do đó Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt thì mới tháo gỡ khó khăn cho địa phương.

Theo Chủ tịch Quốc hội, tình hình tài chính ngân hàng có những biến động. Thị trường BĐS còn nhiều bất cập. Qua giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về thị trường BĐS và nhà ở xã hội đã cho thấy có nhiều vấn đề. Thị trường lao động mất cân đối cung cầu, cục bộ. Tình hình thiên tai còn diễn biến phức tạp.

Từ đó, về giải pháp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khoá phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 để đối mặt trước những thách thức toàn cầu. Ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường BĐS, cung nhiều hơn cầu, cầu có nhưng khả năng thanh toán lại không có, xây rồi không có người ở tại các thành phố lớn.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tạo điều kiện cho người dân, DN vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. 9 tháng đầu năm tiền gửi tiết kiệm tăng nhưng làm sao tạo điều kiện để người dân, DN vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho DN, nhất là DN tư nhân. Có dự án đất đai nhiều năm không giải quyết trong khi địa phương chưa quyết liệt để tháo gỡ cho DN.

Từ ý kiến của cử tri nêu ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, từ nay đến cuối năm và cả năm 2025 cần nâng cao chất lượng dạy và học để phụ huynh không phải than phiền. Đồng thời nâng cao sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân. Người dân đang rất mong chờ vào những chính sách mới và cải cách hành chính tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới được thông qua.

Theo bà Nguyễn Thuý Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, còn tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tiếp tục không đạt mục tiêu trên 90%. Do đó cần đánh giá giữa việc chậm với các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng thì các bệnh truyền nhiễm cũng đang diễn biến phức tạp, đang có nguy cơ bùng phát tại một số địa phương như sởi, bạch hầu. Vì thế cần đánh giá thêm giữa việc chậm vaccine với các bệnh truyền nhiễm trong trẻ em tăng do thiếu vaccine.



Nguồn: https://daidoanket.vn/gdp-nam-2024-uoc-dat-6-8-7-10292016.html

Cùng chủ đề

GDP năm 2024 bứt phá, Việt Nam tăng tốc tiến vào kỷ nguyên vươn mình

(VTC News) - Với những chỉ số đạt được năm 2024, Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đây là cơ sở để hướng tới tăng trưởng hai con số. Tăng trưởng ấn tượng Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi...

GDP năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước

Sáng 6/1/2025, Tổng Cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu thông tin kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024.Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào đầu tháng 9 vừa quá, thời điểm này các làng hoa, cây cảnh tại nhiều địa phương...

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Kiên định với mục tiêu tăng trưởng Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức vào ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa thông tin dự báo, 15/15 chỉ tiêu kinh tế...

Hôm nay, Quốc hội bàn thảo về tình hình kinh tế

Mở đầu phiên làm việc tuần thứ 3 kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực. Ngày 27/2, phát biểu tại hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ...

Cân nhắc lùi thời điểm áp thuế đối với nước giải khát có đường, xe pick-up

Chiều 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Báo cáo tại phiên họp, về thuế suất và mức thuế,...

Thủ tướng: Cần kiểm soát quyền lực trong xây dựng luật

Ngày 29-1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng luật. Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1-2024 - Ảnh: VGP Phiên họp đã thảo luận ba dự án luật gồm: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật Công chứng (sửa đổi); và hai đề nghị xây dựng luật gồm: Luật Thi hành án...

Thủ tướng dâng hương các nguyên lãnh đạo Chính phủ

Nhân Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930 và đón Tết Cổ truyền dân tộc Giáp Thìn 2024, ngày 3/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và chúc Tết gia đình các đồng chí. Vnews Source link

Nhớ Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn của Bác 60 năm trước

Ðây là Thiếp Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964 cách đây 60 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng Báo Nhân Dân số ra ngày 1/1/1964. Trong Lời Chúc mừng năm mới Xuân Giáp Thìn 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ðồng bào thân mến, 1964 là năm thứ tư của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Ðể hoàn thành thắng lợi kế hoạch, đồng bào miền Bắc hãy hăng hái thi đua yêu nước,...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

TẬP ĐOÀN BRG TIẾP TỤC ĐƯỢC VINH DANH “THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM”

Trong khuôn khổ Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia 2024, Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam” cho hai thương hiệu Đầu tư & Quản lý sân gôn (BRG Golf) và...

Tin tức doanh nghiệp-Zalo lan tỏa tinh thần “Tự hào Việt Nam” cùng 78 triệu người dùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025), Zalo ra mắt chiến dịch “Tự hào Việt Nam”, mang đến ba bộ hình nền và khung ảnh đại diện miễn phí, lan tỏa niềm tự hào dân tộc. Trong chưa đầy 24 giờ đã có 1 triệu lá cờ...

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Mới nhất