Trang chủNewsNhân quyềnGặp lại ở Hố Quáng Phìn...

Gặp lại ở Hố Quáng Phìn…

Trời đã tang tảng sáng, nhưng khắp các đỉnh núi, vạt nương và bản làng còn chìm trong biển sương mù. Sương uyển chuyển. Lúc êm chảy từng dòng, khi đứng lặng hình cái vòng cổ bạc ôm ngọn núi, rồi theo gió tản ra len lỏi khắp các lối đi, tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp buổi sớm thêm đượm… Giờ này có lẽ Hố Quáng Phìn cũng đã thức giấc!Vượt gần 150km với những cung đường ngoằn nghèo và hơn 1 giờ đi bộ trên con đường lầy lội, trơn trượt, qua những ngọn đồi, con suối, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Kon Tum do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang làm Trưởng đoàn mới đến được làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei để chung vui Ngày hội bánh chưng xanh Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 với đồng bào Xơ Đăng nơi đây. Một không khí xuân ấm áp ngập tràn ở ngôi làng còn bộn bề khó khăn nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vỹ.Chiều tối ngày 27/1 (tức 28 Tết), nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng.Ngày 27/1 (tức ngày 28 Tết), trên địa bàn phường Đại Yên, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh) đã xảy ra vụ cháy rừng diện rộng. 20 ha rừng thông bị cháy, ngọn lửa áp sát nhà dân.Chiều 27/1 (tức 28 Tết), tại Hà Nội, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng và chúc Tết gia đình cố Thủ tướng.Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 (tức 28 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ Nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng dịp so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Theo Điều 3, Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ. Ngọt ngào bưởi Diễn Bắc Sơn. Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh.Trong ngày thứ ba nghỉ Tết Nguyên đán, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 1.800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2024 đạt 48,18 tỷ USD, tăng thêm 3 tỷ USD so với năm 2023, trong đó xuất khẩu của nước ta sang thị trường này tăng 5,6%, đạt 24,59 tỷ USD, xuất siêu 3 tỷ USD.Bộ Y tế thông tin, các bệnh viện đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 68.178 bệnh nhân và thực hiện hơn 8.500 ca phẫu thuật, trong đó số ca phẫu thuật cấp cứu là 1.054 caTỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 từ ngày 29/3 – 7/4/2025.Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, Vinamilk dành tặng hơn 71.000 sản phẩm dinh dưỡng cùng nhiều quà tặng cho hàng nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các công nhân khó khăn, những nhân viên ngành đường sắt làm việc xuyên Tết và cả những hành khách về nhà trên chuyến tàu đêm giao thừa.

Cung đường từ Thị trấn Đồng Văn về xã Hố Quáng Phìn
Cung đường từ Thị trấn Đồng Văn về xã Hố Quáng Phìn

Phải mấy dịp lên công tác ở Hố Quáng Phìn, tôi mới tự cắt nghĩa được vì sao nơi này lại nhiều khó khăn đến thế! Ở nơi mùa hè nắng nẻ cành lim, mùa đông rét co hòn đá, cách huyện lỵ gần 40 cây số, nhìn đâu cũng chỉ thấy điệp trùng đá xám chen nhau, chót vót, vời vợi… Dù có đi từ trung tâm huyện Đồng Văn vào, từ huyện Yên Minh sang, hay tới đây bằng con đường xuyên qua mấy xã của huyện Mèo Vạc thì nẻo nào cũng xa, cũng vòng vèo, cheo leo trên sườn núi dốc.

Ai lên vùng đá ấy vào những tháng cuối năm đều bảo nơi này như cái túi đựng gió, đựng sương, đựng mưa phùn và cả giá buốt. Khoảng thời gian này cây trồng không bám rễ, gieo hạt không nứt chồi. Nhà nào nhà nấy lấy lá chuối nút hết các lỗ cửa sổ. Chân không muốn bước qua bậu cửa. Bếp trong nhà lúc nào cũng rừng rực cháy. Thế nhưng bất chấp cái lạnh, đám trẻ vùng cao vẫn hồn nhiên như đá núi, cây rừng. Chúng lẫn vào những eo đá đốt lửa nướng bí ngô, hay hun khói vào hang xua đuổi đám chuột chạy ra ngoài rồi đùa nhau cười vang cả một góc núi.

Hố Quáng Phìn là một bản nhỏ nằm cách trung tâm xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vài cây số. Đây là nơi sinh sống của 66 hộ gia đình, 309 nhân khẩu. 100% là đồng bào dân tộc Mông.

Thôn Hố Quáng Phìn, xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Thôn Hố Quáng Phìn, xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Năm ngoái, tôi lên bản khi mùa khô vừa chớm bắt đầu. Buốt giá ngấm qua mấy lần áo vào tới tận da thịt. Cả tuần công tác, tôi ở lại cùng gia đình anh Giàng Mí Cấu và chị Ly Thị Và. Công việc chính của anh Cấu là phụ xây ở những địa phương lân cận. Chị Và ở nhà, ngày nào không đi nương, không đi củi, thì tẽ ngô, se lanh, dệt vải… Sinh hoạt gia đình và ăn học của 2 cháu Giàng Mí Chính, Giàng Thị Chở trông cả vào nguồn thu khoảng 3 – 4 triệu đồng của anh Cấu nên khó khăn còn nhiều lắm!

Mỗi năm, cả nhà xuống giống 4 cân ngô, thu về 7 tải (mỗi tải khoảng 140 cân), tính ra vỏn vẹn được hơn 1 tấn. Giọng anh nghẹn lại như dòng nước gặp bờ chắn: “Số ngô ấy chẳng đủ ăn và chăn nuôi, nói gì tới chuyện bán”. Thế rồi đến tháng 7/2024 vừa rồi, anh Giàng Mí Cấu là một trong số 49 hộ dân của thôn Hố Quáng Phìn được tham gia Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Dạo đó, tôi chăm chú lắng nghe anh kể và mường tượng lại những niềm vui mà anh nói, rồi ghi lại trong cuốn sổ tay công tác: “Ngày biết tin được Nhà nước hỗ trợ tiền để nuôi bò sinh sản, mấy tối liền, anh Cấu nằm gối tay trằn trọc không ngủ được. Mừng thì đã hẳn, nhưng đắn đo xem chọn con giống thế nào… Một con bò! Chà… Một con bò lớn bằng số tài sản tích góp bằng hàng chục năm trồng ngô. Hay tính theo lương đi làm, thì dễ đến phải mất hằng năm tích góp, tiết kiệm của hai vợ chồng mới có được.

Nghĩ thế, anh Cấu bàn với vợ, bên xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc kế bên có bò giống, nhưng cũng cứ phải sang xem tận mắt con bò mẹ thì mới yên tâm dắt bò về nuôi được! Rồi con bò sinh ra con bê, khiến cái nghèo bị lùa ra khỏi nhà để đón niềm vui ùa vào rôm rả”. Hôm nay, anh vẫn nhớ lời hứa của tôi: “Chừng nào khi nhà anh có thêm con bê sẽ trở lại thăm gia đình”. Và thế là anh gọi điện, nhắc đi nhắc lại: “Phải lên nhé, phải lên nhé”!

Phó Chủ tịch xã Hố Quáng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Lầu Mí Thàng thông tin: “Mức thu nhập hiện tại của các hộ khi chưa tham gia dự án là 12 triệu đồng/hộ/năm, dự kiến sau khi tham gia dự án sẽ nâng lên 18,5 triệu đồng/hộ/năm. Đây là tiền đề để xã Hố Quáng Phìn hướng tới mục tiêu 100% số hộ sau khi tham gia dự án sẽ thoát nghèo”.

Với sự giúp sức của chủ trương, chính sách anh Giàng Mí Cấu đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Với sự giúp sức của chủ trương, chính sách anh Giàng Mí Cấu đang nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Ngừng một lát anh hồ hởi: “Chị cũng theo học lớp dạy nghề nông nghiệp thì làm thuê bên trang trại trồng hoa hồng ở Phó Bảng. Hôm nay xin nghỉ một buổi để đưa thằng Chính, cái Chở đi chợ huyện, mua cho hai đứa vài bộ quần áo chuẩn bị cho năm mới. Giờ này cũng sắp về rồi. Cán bộ xã Lầu Mí Thàng có kể nhà báo sắp về xuôi đón Tết cùng gia đình nên chị Và khăng khăng muốn mời nhà báo lên để ăn bữa cơm Tết với gia đình trước rồi mới được về”.

Vẫn anh Cấu, vẫn bản Mông mình đó thôi mà khung cảnh và con người nơi đây đã khác hẳn với lần đầu tiên tôi tới. Tất cả những điều mắt thấy, tai nghe hôm nay đều khiến người ta dễ liên tưởng đến một tương lai gần có nhiều ấm no, sung túc.

Bấy giờ, ngoài bờ rào đá, mấy con chim vàng anh từ đâu bay về như cũng đang ngóng đợi tới ngày xuân nắng ấm. Chúng lích rích đậu trên cành mận rồi lại chuyền sang cành đào đã điểm mấy bông hoa nở sớm phơn phớt hồng. Bên trong chuồng, đàn bò “giục” cỏ, chốc chốc lại dụi đầu vào vách gỗ kêu lộc cộc. Vàng anh giật mình, cả đàn bay vút lên cao…

Cao nguyên đá Hà Giang những ngày đầu năm 2024

Đồng Văn (Hà Giang): Thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội





Nguồn: https://baodantoc.vn/gap-lai-o-ho-quang-phin-1738044254955.htm

Cùng chủ đề

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Hà Giang: Sắp diễn ra lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025 với chủ đề “Khâu Vai ngày trở lại”

(PLVN) -  Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 lấy chủ đề “Lời tự tình dòng sông” cùng với chương trình nghệ thuật đặc biệt và màn pháo hoa rực rỡ sẽ diễn ra vào tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, TP Huế. (PLVN) - Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 11/4 đến 13/4 tại Không gian đi bộ phố...

Bộ Xây dựng phản hồi kiến nghị mở rộng quốc lộ 4C qua Hà Giang

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang này về việc mở rộng quốc lộ 4C để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. ...

Hà Giang: Phát triển cây chè, tạo động lực để giảm nghèo bền vững

Xã Xuân Minh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang không chỉ nổi tiếng với tiềm năng phát triển cây chè mà còn ghi dấu ấn với những chương trình giảm nghèo hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của UBND xã và sự nỗ lực của cán bộ, Nhân dân, ngành chè tại đây đã trở thành mũi nhọn kinh tế nông thôn, đồng thời đóng vai trò quan trọng...

Nặm Đăm ngày trở lại

Ông Thông ngồi đó, bên cạnh chồng giấy tờ, sách báo, đuôi mắt nheo nheo, đầu ngón tay rà đều đều trên những hàng chữ in ngay ngắn. Vành tai ông còn cài gọn một chiếc bút chì, để bất chợt gặp đoạn nào hay, kiến thức nào cần ông lại với tay lấy được ngay rồi đánh dấu lại, khi cần, tìm cho tiện: “Sách báo, công văn, giấy tờ nếu chịu mở ra, chịu đọc thì như...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Chung tay hành động thiết thực, giảm thiểu tổn hại đến trẻ em

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Trẻ em như búp trên cành - rất cần được chăm sóc, yêu thương và giáo dục đúng cách. Vì vậy “Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động”. Có như vậy, trẻ mới được phát triển trong một môi trường sống an toàn, tốt đẹp nhất. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm...

Đà Nẵng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến gửi lời chúc mừng đến đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, các nhà sáng tạo và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhân dịp...

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Hà Giang: tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu vào chương trình Trường học an toàn

Làm thế nào để trường học trở nên an toàn hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu? Đây là chủ đề chính của buổi tập huấn tổ chức ngày 25/2 tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, với sự tham gia của đông đảo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đại diện các ban ngành. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Tiến về phía trước" do liên...

Bao giờ “ốc đảo Muỗng” hết khó khăn?

Hàng bao thập kỷ qua, do giao thông cách trở, khu dân cư Muỗng thuộc xã Giao Thiện, huyện biên giới Lang Chánh (Thanh Hóa) gần như biệt lập với bên ngoài và được mệnh danh là "ốc đảo". Mặc dù đã nằm trong diện di dời đến nơi ở mới thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, nhưng vì những lí do khách quan mà dự án chưa thể thực hiện...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất