Trang chủNewsThời sựGập ghềnh đường vào NATO của Thụy Điển

Gập ghềnh đường vào NATO của Thụy Điển


Khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nói “không”

“Các quốc gia muốn gia nhập NATO phải có lập trường vững chắc trong cuộc chiến chống khủng bố”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hakan Fidan nói với các phóng viên sau cuộc gặp tại Brussels hôm 6/7 với những người đồng cấp Thụy Điển và Phần Lan cũng như với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.

gap ghenh duong vao nato cua thuy dien hinh 1

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hakan Fidan tuyên bố nữa này vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận Thụy Điển gia nhập NATO. Ảnh: GI

Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ quyết đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, khi cáo buộc rằng nước này chứa chấp những người Kurd lưu vong và người tị nạn có liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd, hay PKK, mà cả Stockholm và Ankara đều coi là tổ chức khủng bố. Thụy Điển phủ nhận cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ và đã đưa ra luật chống khủng bố mới giúp dễ dàng trừng phạt những người ủng hộ PKK.

“Thụy Điển đã thực hiện các bước thay đổi luật pháp, nhưng những thay đổi luật pháp cần được phản ánh trong thực tế”, Ngoại trưởng Fidan nói, đồng thời cho biết thêm rằng “những kẻ khủng bố” vẫn tiếp tục hoạt động bên ngoài Thụy Điển.

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, người đã triệu tập cuộc họp như một nỗ lực cuối cùng nhằm tháo gỡ việc ngăn Thụy Điển gia nhập tổ chức trước hội nghị thượng đỉnh thường niên của NATO vào tuần tới, vẫn lạc quan cho biết việc trở thành thành viên của Thụy Điển là “trong tầm tay”.

“Tôi nghĩ rằng Thụy Điển đã hoàn thành tất cả các yêu cầu để được phê chuẩn, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý”, ông Stoltenberg nói, đồng thời cho biết thêm rằng Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch gặp lại nhau vào thứ Hai trước khi Hội nghị thượng đỉnh NATO chính thức bắt đầu vào thứ Ba ở Vilnius, thủ đô Litva.

Ông Stoltenberg nói: “Tất cả chúng tôi đang nỗ lực hướng tới một kết quả tích cực tại cuộc họp ở Vilnius, nhưng chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cũng cho biết các bên đã đạt được tiến bộ. Ông nói với các phóng viên: “Chúng tôi hy vọng sẽ có một thông báo tích cực vào tuần tới, nhưng đó là quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nỗ lực của Thụy Điển là chưa đủ

Thụy Điển và nước láng giềng Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga – Ukraine vào năm ngoái, hủy bỏ hàng thập kỷ chính sách an ninh không liên kết, nhưng đã bị Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cản.

Giới chức Thụy Điển cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang đưa ra những yêu cầu bất khả thi bằng cách yêu cầu Stockholm bàn giao khoảng 120 người mà không thông báo cho Thụy Điển biết họ là ai.

Thụy Điển đã thực hiện một số bước để xoa dịu những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và thông qua luật khiến những người Kurd lưu vong ở nước này khó ủng hộ PKK hơn. Luật có hiệu lực từ ngày 1/6.

Vào thứ Năm vừa qua, vài giờ trước khi các bộ trưởng ngoại giao nhóm họp tại Brussels, Tòa án Stockholm lần đầu tiên sử dụng luật này để kết án một người đàn ông 41 tuổi mức án 4 năm rưỡi tù giam vì tội cố gắng gây quỹ cho PKK thông qua hành vi tống tiền và xả súng và đe dọa một người.

gap ghenh duong vao nato cua thuy dien hinh 2

Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg cho biết ông vẫn lạc quan về cơ hội kết nạp Thụy Điển. Ảnh: Bloomberg

Bất đồng dai dẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên NATO khác khiến liên minh này phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ. Trong một dấu hiệu chia rẽ nữa, đầu tuần này, ông Stoltenberg tuyên bố sẽ tiếp tục làm Tổng thư ký thêm một năm nữa, sau khi các quốc gia thành viên không thống nhất được ứng cử viên kế nhiệm ông.

Cuộc tham vấn hôm thứ Năm tại Brussels diễn ra sau cuộc gặp hôm thứ Tư giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại Nhà Trắng. Tổng thống Biden cho biết ông “rất nóng lòng mong chờ” việc Thụy Điển gia nhập khối.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Tư (5/7), Ngoại trưởng Antony Blinken cũng đã nói chuyện với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Hakan Fidan và “nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất của NATO trong thời điểm quan trọng như vậy.

Theo hiến chương NATO, để một quốc gia được kết nạp vào khối cần có sự đồng ý của tất các các thành viên. Hiện tại, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ còn có Hungary cũng chưa phê chuẩn đơn của Thụy Điển. Nhưng nước này đã gửi đi tín hiệu rằng họ sẽ đồng ý kết nạp Thụy Điển một khi Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ sự phản đối.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ gật đầu trong cuộc họp tại Vilnius vào tuần tới, thì việc gia nhập NATO đầy đủ của Thụy Điển vẫn có thể mất vài tuần vì quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary sẽ cần phải phê duyệt, đồng thời các văn kiện gia nhập sẽ cần được ký và gửi tới Washington, do Mỹ là nước bảo vệ hiệp ước thành lập NATO.

Việc đưa Thụy Điển và Phần Lan vào NATO, hai nước láng giềng lớn của Nga và đã đầu tư rất nhiều vào quốc phòng, sẽ định hình lại bối cảnh an ninh của châu Âu và củng cố khối này bằng sức mạnh quân sự và sức mạnh chính trị.

Phần Lan đã trở thành thành viên NATO vào tháng 4 sau khi tách đơn đăng ký của mình khỏi Thụy Điển, nhưng mong muốn nước láng giềng của mình làm theo. “Tư cách thành viên của Phần Lan chưa hoàn tất cho đến khi Thụy Điển cũng là thành viên của NATO”, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen nói với đài phát thanh Thụy Điển SRF hôm thứ Năm, trước cuộc họp ở Brussels.

Thêm khó vì những vụ đốt kinh Qur’an

Các nỗ lực ngoại giao của Thụy Điển ở nước ngoài nhằm xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hủy hoại bởi tranh cãi mới về một loạt vụ đốt kinh Qur’an trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan viện dẫn các cuộc biểu tình chống Hồi giáo là một lý do khác để không kết nạp quốc gia Bắc Âu này vào NATO. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Hakan Fidan cho biết Thụy Điển đã không thể tìm ra “các cơ chế để ngăn chặn các hành động khiêu khích”.

gap ghenh duong vao nato cua thuy dien hinh 3

Những vụ đốt kinh Qur’an trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm đang làm khó Thụy Điển. Ảnh: GI

Tuần trước, trong ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo, một người Iraq theo đạo Thiên chúa di cư đã đốt cuốn sách thánh của đạo Hồi bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm. Cảnh sát Thụy Điển trong tuần này đã nhận được ba đơn xin phép đốt kinh sách tôn giáo mới, trong đó có một đơn xin đốt Kinh Qur’an trước một nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm.

Các vụ đốt kinh Qur’an đã làm dấy lên cuộc tranh luận mới về các giới hạn của quyền tự do ngôn luận ở Thụy Điển, một quốc gia tự hào về chủ nghĩa thế tục của mình, cũng như sự khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo. Một cuộc thăm dò gần đây do SVT ủy quyền cho thấy đa số người Thụy Điển, 53%, hiện ủng hộ lệnh cấm đốt Kinh Qur’an và các sách thánh khác, tăng 11 điểm phần trăm kể từ tháng Hai.

Lời nói căm thù nhắm vào dân tộc hoặc chủng tộc là bất hợp pháp ở Thụy Điển, nhưng quốc gia này không có luật chống báng bổ. Chính phủ Thụy Điển cho biết họ phản đối mạnh mẽ các hành động chống Hồi giáo như đốt kinh Qur’an. Nhưng với những tuyên bố cứng rắn mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau cuộc họp giữa các ngoại trưởng tại Brussels, có thể thấy những lời phản đối xuông đối với việc đốt kinh Qur’an là chưa đủ giúp Stockholm ghi điểm trong mắt Ankara.

Và rõ ràng, đường vào NATO với Thụy Điển, vẫn còn ẩn chứa rất nhiều thách thức.

Quang Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Cựu Tổng thư ký NATO trở thành Bộ trưởng Tài chính Na Uy

(CLO) Ngày 4/2, cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính mới của Na Uy trong khuôn khổ cải tổ nội các. ...

Cựu Tổng thư ký NATO Stoltenberg làm Bộ trưởng Tài chính Na Uy

Cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm nay 4.2 đã trở thành bộ trưởng tài chính mới của Na Uy, theo Reuters. ...

Nga thu giữ đạn tăng hiện đại nhất của NATO

Bản tin quân sự 4/2: Nga thu giữ đạn pháo NATO hiện đại từ trong xác các xe tăng Leopard-2A6 được phương Tây viện trợ cho Ukraine. Nga thu giữ đạn pháo tăng hiện đại nhất của NATO tại Ukraine; Mỹ nâng cấp hệ thống phòng không tầm ngắn M-SHORAD… là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay. Nga thu giữ đạn pháo tăng hiện đại nhất của...

Giới lãnh đạo châu Âu cam kết tăng mạnh chi tiêu quốc phòng giữa bất ổn

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí hành động nhiều hơn để tăng khả năng phòng thủ và chi tiêu quốc phòng, đồng thời lấp đầy khoảng trống về năng lực quân sự trước các mối đe dọa. ...

Nga cảnh báo ý đồ của NATO biến Biển Baltic thành “ao nhà”

(Dân trí) - Nga tuyên bố sẽ tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích khi NATO tìm cách biến Biển Baltic thành "ao nhà" của liên minh. Năm ngoái, Nikolay Patrushev, cựu giám đốc Hội đồng An ninh Nga và hiện là trợ lý của Tổng thống Vladimir Putin, đã cảnh báo rằng "phương Tây đang tìm cách tước quyền tiếp cận Biển Baltic của Nga". Theo ông Patrushev, các thành viên mới nhất của NATO - Thụy Điển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc sẽ triển khai robot bay để tìm nước trên Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc sẽ triển khai một robot bay đến mặt xa của Mặt trăng vào năm tới để tìm kiếm nguồn nước đóng băng, một tài nguyên có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng trong tương lai. ...

Cựu Tổng thư ký NATO trở thành Bộ trưởng Tài chính Na Uy

(CLO) Ngày 4/2, cựu Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính mới của Na Uy trong khuôn khổ cải tổ nội các. ...

Làng La Phù trải chiếu hoa dài 3km rước Thánh Thành hoàng làng đi qua

(CLO) Ngày 4/2, tức ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch, các hộ dân của 11 thôn thuộc xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) đã tập trung về dọc tuyến đường làng, trải chiếu hoa, dựng bàn lễ và thực hiện nghi thức rước Thánh Thành hoàng làng. ...

‘Lễ hội vật đuổi giải’

(CLO) Ngày 4/2, xã Cao Xá (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025. Đây không chỉ là một lễ...

Trung Quốc phản ứng về cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines ở Biển Đông

(CLO) Ngày 4/2, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành cuộc tuần tra trên không phận bãi cạn Scarborough, trùng với thời gian lực lượng không quân Philippines và Mỹ tổ chức một cuộc tập trận chung tại Biển Đông. ...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cùng chuyên mục

Chạy đua đầu tư mở rộng đội tàu vận tải biển

Nhiều doanh nghiệp vận tải biển đang lên kế hoạch mở rộng đội tàu với nhiều chủng loại từ các tàu container, tàu hàng rời, tàu dầu, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh, củng cố thị phần. ...

Trung Quốc sẽ triển khai robot bay để tìm nước trên Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc sẽ triển khai một robot bay đến mặt xa của Mặt trăng vào năm tới để tìm kiếm nguồn nước đóng băng, một tài nguyên có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng trong tương lai. ...

Xôn xao clip cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtô

(NLĐO) - Một đoạn clip ghi lại hình ảnh một cô gái không mặc quần áo bất ngờ rơi khỏi xe ôtô đang chạy trên đường khiến cư dân mạng xôn xao ...

Báo in ngày 5-2: Phải niêm yết giá!

(NLĐO) - Cẩn trọng đặt phòng qua ứng dụng, mạng xã hội; An toàn giao thông, nhìn từ những con số và Metro số 1 thúc đẩy phát triển đường sắt đô thị;... ...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Bí thư thứ nhất ĐCS Cuba, Chủ tịch nước CH Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định lại lập trường của Việt Nam ủng hộ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc yêu cầu chấm dứt cấm vận chống Cuba. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tối 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel. Thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân Cuba...

Mới nhất

Sự thật video bé gái ở Thái Nguyên thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ

(Dân trí) - Đoạn video bé gái ở Thái Nguyên ngoan ngoãn nộp tiền lì xì cho mẹ với "khuôn mặt thất thần", biểu cảm "buồn như sắp khóc" đã gây bão mạng xã hội. Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), gia đình anh Nguyễn Duy Vũ (31 tuổi, ở Thái Nguyên) đi chúc Tết người thân. Trong giây phút...

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam phải tạo nên các DN, tổ chức xuất sắc

Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam có một ngôi sao dẫn lối là tạo nên các DN và tổ chức Việt Nam xuất sắc. Một tổ chức phải có bộ 3 không thể tách rời gồm người dẫn lối, người thực thi và người làm cho tổ chức ấy bền vững. Báo VietNamNet xin giới thiệu...

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý...

Năm học mới, tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM thực hiện ra sao?

Tuyển sinh đầu cấp ở các lớp 1, 6, 10 tại các thành phố lớn luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Để...

Mới nhất