Trang chủChính trịChủ quyềnGắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững


Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển

Bình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh và khu vực lân cận, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, tính đến ngày 25/2/2023, trên địa bàn tỉnh có 32 mỏ được phép khai thác và thăm dò đá VLXD với tổng diện tích hơn 1.046 ha, trữ lượng phê duyệt hơn 710 triệu m3. Toàn tỉnh có 26 mỏ đá đã được cấp giấy phép khai thác đá VLXD đang hoạt động với tổng diện tích 777 ha và trữ lượng được phép khai thác 377,1 triệu m3. Các mỏ đá VLXD tỉnh Bình Dương tập trung chủ yếu tại 2 cụm mỏ là: Thường Tân – Tân Mỹ thuộc huyện Bắc Tân Uyên với 13 mỏ và cụm mỏ thuộc huyện Phú Giáo với 4 mỏ.

Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương năm 2020 cho thấy, Bình Dương là một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Trong cơ cấu đó, đóng góp của khai thác đá VLXD vào tổng thu chi ngân sách của huyện Phú Giáo khoảng 87,65/833 tỷ đồng (quý III/2020), và với huyện Bắc Tân Uyên khoảng 210,3/2.022 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2020).

Trong vài năm trở lại đây, kinh tế huyện Phú Giáo và Bắc Tân Uyên đang dần dịch chuyển cơ cấu, lấy công nghiệp là trọng điểm, trong đó công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất VLXD cùng với công nghiệp chế biến nông sản đóng vai trò then chốt. Điều này đòi hỏi công tác khai thác đá VLXD vừa phải phát huy vai trò và thế mạnh nhưng cũng cần phải lưu ý tới các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững tránh ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất chế biến nông sản của địa phương.

xaydung.jpg
Bình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Tính tới quý IV/2020, huyện Phú Giáo có gần 600 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, với 5 cụm công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng tạo điều kiện cho phát triển xây dựng, đồng thời nhu cầu của sản xuất khai thác cũng đòi hỏi phát triển về cơ khí, chế tạo và tự động hóa, đó là động lực cho những ngành công nghiệp khác có điều kiện phát triển cung ứng.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và đô thị hóa phục vụ phát triển công nghiệp, Bình Dương nói riêng và khu vực Đông Nam bộ nói chung cần một lượng VLXD khá dồi dào. Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổng diện tích quy hoạch đá VLXD vào khoảng 1.090 ha, trong đó: khai thác 880,45 ha và thăm dò, khai thác gần 210 ha; quy hoạch sét gạch ngói với diện tích 719,39 ha, gồm khai thác 419,85 ha và thăm dò, khai thác 299,54 ha…

Như vậy, việc khai thác đá VLXD vừa tạo nguồn thu cho địa phương phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ vừa là lĩnh vực sản xuất cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho ngành xây dựng phát triển.

Về lĩnh vực thương mại, việc phát triển khai thác mỏ sẽ tạo các điều kiện thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, giao thương để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đáp ứng nhu sinh hoạt khi dân số gia tăng. Điều này thúc đẩy phát triển phát triển về kinh tế tiểu thương (tại huyện Bắc Tân Uyên uớc tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ là 2.537 tỷ đồng, tăng 14,13% so với cùng kỳ năm 2019).

Hoạt động khai thác khoáng sản thu hút gần 1.500 lao động

Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, hoạt động khai thác khoáng sản cũng góp phần hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Để làm rõ điều này, nhóm nghiên cứu đến từ Phòng Quản lý năng lượng và Kỹ thuật an toàn, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương và Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ – Địa chất đã khảo sát thực địa, điều tra tham vấn cộng đồng, thống kê, ma trận môi trường. Theo đó, huyện Phú Giáo có dân số khoảng 90.843 người, mật độ dân số trung bình 167 người/km2, chủ yếu tập trung tại thị trấn Phước Vĩnh và các xã Phước Hòa, Vĩnh Hòa, An Bình, là nơi phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện.

Dân số năm 2021 của Huyện Bắc Tân Uyên là 74.867 người, mật độ dân số đạt 187 người/km². Cơ cấu dân số lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là nông dân do ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ dân thành thị chiếm rất nhỏ chủ yếu tại vùng trung tâm huyện thị trấn Tân Thành.

Việc phát triển các dự án khai thác mỏ sẽ kéo theo việc gia tăng dân số cơ học, một lượng dân cư sẽ từ các khu vực khác sẽ di cư tới để tham gia vào hoạt động của dự án. Với 26 mỏ đã được cấp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh đã thu hút gần 1.500 lao động, trong đó lao động địa phương chỉ chiếm 12,6%, còn lại là lao động ngoài địa phương.

Ông Phan Hồng Việt – Phòng Quản lý năng lượng và Kỹ thuật an toàn, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, tác giả chính của nghiên cứu chỉ rõ: Khai thác khoáng sản đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho khoảng 1.500 lao động trong các lĩnh vực khai thác, cơ khí, điện, kế toán… và các lao động ăn theo các dịch vụ cho khai thác mỏ và tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

x-4_zjnt.jpg
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị các mỏ khai thác đá VLXD trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần có các biện pháp quy hoạch tổng thể để khai thác và cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác

Thu nhập của các lao động hoạt động tại các mỏ khai thác đá dao động trong khoảng 82-96 triệu/năm cao hơn mức thu nhập bình quân của địa phương khoảng 1,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người huyện Phú Giáo năm 2019 ở mức 60 triệu/năm (gấp 1,77 lần 2014); thu nhập bình quân năm 2019 của toàn huyện Bắc Tân Uyên đạt 61 triệu đồng/người/năm (gấp 1,88 lần năm 2014).

Tổng hợp đánh giá tác động môi trường kinh tế, xã hội của hoạt động khai thác đá VLXD trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhóm nghiên cứu cho biết hiệu quả tích cực chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các tác động tiêu cực. Tuy vậy, để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, nhóm nghiên cứu đề xuất các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, các đơn vị khai thác cần xem xét đưa ra các chủ trương, chính sách mạnh mẽ hơn nữa trong vấn đề bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chính sách dân tộc thiểu số (DTTS) và chính sách phát triển nông nghiệp bền vững.

Mặt khác, một số tác động và rủi ro tiêu cực về môi trường và xã hội cũng có thể xảy ra trong hoạt động khai thác mỏ. Tuy nhiên, những tác động này được dự đoán ở mức độ vừa phải và có thể quản lý được thông qua kế hoạch quản lý môi trường và xã hội được đề xuất trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác.

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị các mỏ khai thác đá VLXD trên địa bàn tỉnh cần có các biện pháp quy hoạch tổng thể để khai thác và cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; thực hiện đóng thuế và đóng góp vào quá trình xã hội hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải của khu vực, thực hiện tốt chính sách sàng lọc DTTS, đảm bảo thu nhập cho người lao động tận dụng nguồn lao động địa phương, và chế độ việc làm của người lao động khi thực hiện đóng cửa mỏ; tích cực kết hợp với chính quyền sở tại đảm bảo điều kiện an ninh trật tự, bài trừ các tệ nạn xã hội, thúc đẩy an sinh xã hội.

Theo số liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong giai đoạn quy hoạch 2011-2015, tổng thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản toàn tỉnh Bình Dương gần 1.754 tỷ đồng và ước tính đến năm 2030 là 2.102,76 tỷ đồng. Đây là một nguồn lực lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp hiện đại.





Nguồn

Cùng chủ đề

cải thiện “nội lực” để mở rộng thị trường

Mở ra cơ hội kinh doanh Ông Vũ Khánh Toàn - cố vấn thương hiệu Kobler tại thị trường Việt Nam cho biết, với thị trường Việt Nam những năm vừa qua tương đối khó khăn. Tuy nhiên, nhiều DN đã tìm ra một hướng đi khác để mở rộng thị trường, nhất là trong bối cảnh sản xuất VLXD đang "xanh hóa" trong hoạt động sản xuất và xu hướng thị trường thế giới đang thay đổi theo...

Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ tư thu hút người dân tham quan

Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ tư thu hút người dân tham quan ...

Tìm hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng hiện đại, bền vững

Nhận diện được những khó khăn PGS.TS Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) nhìn nhận, hiện nay, nhu cầu sử dụng VLXD trong xây dựng ở nước ta vẫn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn còn thấp, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, năng lượng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành VLXD gặp...

Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về các loại VLXD cũng ngày càng tăng cao, đòi hỏi ngành này  phải không ngừng cải tiến và phát triển để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường. Ngành công nghiệp quan trọng Ngày 9/11, tại khuôn khổ hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bềng vững", TS Nguyễn Quang Hiệp - Viện trưởng Viện VLXD (Bộ...

các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đang bị “tắc”

Kinhtedothi - Sáng 5/11, thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2024, đại biểu Quốc hội cho rằng, ngoài những dự án lớn, dự án trọng điểm Quốc gia thì các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị "tắc". Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu khi duyệt dự án Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 10/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang (Dự án). Quyết định nêu rõ, nhà đầu...

Ông Trương Cảnh Tuyên giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(TN&MT) - Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Trương Cảnh Tuyên sinh năm 1969; quê quán huyện Yên...

Thủ tướng chỉ đạo, tháo gỡ nhiều chương trình, dự án lớn của Đà Nẵng

Tối 9/2, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng để giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp thành phố triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tăng tốc, bứt phá. ...

Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển

Kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp sáng 10/2, nhấn mạnh thông điệp "đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ,...

Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp

Sáng nay, 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Về các băn khoăn, trăn trở, Thủ tướng...

Bài đọc nhiều

Dấu ấn trong công tác đảng, công tác chính trị vì biển, đảo Tổ quốc

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Cục Chính trị Hải quân luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Công nghiệp khai khoáng góp phần phát triển kinh tế

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã từng bước có chuyển biến tích cực, trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có ý thức chấp hành pháp luật, đầu tư các...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Thỏa thuận ngừng bắn Israel

Lực lượng Hamas ngày 10.2 thông báo sẽ hoãn kế hoạch thả con tin vào cuối tuần này cho đến khi có thông...

Gia đình một tỉ phú Việt bị ‘thổi bay’ vài ngàn tỉ sau tuyên bố từ ông Trump

Sau thông điệp từ ông Trump về thuế quan với ngành thép, thị giá cổ phiếu 'quốc dân' HPG giảm mạnh. Tài sản trên thị trường chứng khoán của gia đình tỉ phú Trần Đình Long bị 'thổi bay' gần 2.500 tỉ đồng. ...

Hòa Phát sẽ tăng trưởng ít nhất 15% mỗi năm từ nay đến năm 2030, hưởng ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số...

Tối 09/02/2025, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Thay mặt Chính phủ, nhân dịp đầu năm mới Thủ tướng gửi lời chúc sức khỏe, lời hỏi thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới CBCNV Tập...

Mới nhất