Gắn bó máu thịt quân và dân khu vực biên giới Bình Phước

0
33
#image_title
Tỉnh Bình Phước có 15 xã biên giới thuộc ba huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập, với hơn 34.500 hộ dân, 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do điều kiện địa lý, tự nhiên và xã hội nên đời sống của người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong địa bàn biên giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Với tinh thần, trách nhiệm của người chiến sỹ cách mạng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước luôn đồng hành cùng đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giữ vững ổn định vùng biên. Nhiều chương trình, bô hình an sinh xã hội đã được bộ đội biên phòng Bình Phước chung tay với các cấp, các ngàng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện, qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh tần của nhân dân khu vực biên giới.

Quân dân vùng biên giới Bình Phước rộn ràng đón Tết- Ảnh 2.

Gắn bó máu thịt quân và dân khu vực biên giới Bình Phước. Ảnh: Internet

Với phương châm “ Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, hàng chục năm qua, cán bộ chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước luôn tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng kiên trì bám dân, bám bản, giúp nhân dân, đồng bào dân tộc ít người trong bản phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Sự gắn bó máu thịt quân và dân ở khu vực biên giới Bình Phước nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa lực lượng quân đội và nhân dân địa phương. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực biên giới. Tại Bình Phước, đặc biệt là các vùng giáp ranh với Campuchia, sự kết hợp này được thể hiện qua nhiều hoạt động cụ thể. Trong đó có việc lực lượng quân đội thường xuyên triển khai các chương trình hỗ trợ nhân dân địa phương về mọi mặt như y tế, giáo dục, và phát triển kinh tế. Điều này không chỉ giúp người dân ổn định cuộc sống, mà còn tạo dựng lòng tin giữa quân đội và dân.

Bộ đội biên phòng và các lực lượng vũ trang phối hợp với người dân trong công tác tuần tra, giám sát an ninh khu vực biên giới, phòng chống tội phạm xuyên biên giới, buôn lậu và giữ gìn trật tự xã hội. Các chương trình hợp tác giữa quân đội và chính quyền địa phương nhằm phát triển kinh tế, như xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng trọt và chăn nuôi, giúp nâng cao đời sống cho cư dân.

Những hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao giữa quân đội và nhân dân không chỉ tạo ra không khí thân thiện mà còn giúp củng cố tình đoàn kết, gắn bó. Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây, BĐBP Bình Phước đã triển khai hàng chục mô hình, chương trình nhằm chung tay, góp sức giúp nhân dân giảm nghèo. Điển hình như các mô hình, chương trình: “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, “Hũ gạo tình thương”, “Nâng bước em tới trường – Con nuôi đồn biên phòng”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, “Mỗi trang sách một ước mơ”, “Tặng bò, dê giống cho người nghèo”… Bên cạnh đó, BĐBP Bình Phước đã hưởng ứng và quyết liệt triển khai các phong trào, cuộc vận động như “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Lộc Thiện giúp cho nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn từng bước vươn lên thoát nghèo, cuộc sống ngày càng được cải thiện. Ảnh: Internet.

Gia đình bà Huỳnh Thị Quýt, ấp Tân Định, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp thuộc hộ nghèo, gặp khó khăn về nhà ở. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Thành đã trích lương, phụ cấp và vận động xây tặng gia đình bà Quýt một căn nhà Tình thương. Ngoài ra, đơn vị còn hướng dẫn, giúp công để cùng gia đình bà Quýt cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây như bưởi da xanh, mãng cầu và tặng một cặp dê giống… Không chỉ giúp người dân an cư, lạc nghiệp, Đồn Biên phòng Tân Thành còn hỗ trợ, giúp đỡ học sinh đến trường. 

Mối quan hệ quân-dân này không chỉ có ý nghĩa về mặt quốc phòng, mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của khu vực biên giới, tạo nên một cộng đồng vững mạnh, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc./.

Kim Oanh