Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGần 13 triệu học sinh Trung Quốc thi đại học

Gần 13 triệu học sinh Trung Quốc thi đại học


Trung QuốcKỳ thi đại học lập kỷ lục với gần 13 triệu thí sinh tham gia, trong bối cảnh hơn 11 triệu tân cử nhân mùa hè này đối mặt với nỗi lo thất nghiệp cao chưa từng có.

Kỳ thi đại học của Trung Quốc (cao khảo) năm nay diễn ra trong hai ngày 7-8/6.

Bộ Giáo dục Trung Quốc tuần trước cho biết số thí sinh đăng ký thi đại học là 12,91 triệu em, xô đổ kỷ lục 11,93 triệu thí sinh của năm ngoái. Bộ này đã yêu cầu các địa phương nỗ lực tốt nhất, đề nghị bộ công an, công nghiệp và công nghệ thông tin phối hợp nhằm phát hiện, xử lý hành vi gian lận. Bất cứ ai bị phát hiện gian lận đều chịu hình phạt nghiêm khắc.

Đây được coi là kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới vì thí sinh đông và kết quả quyết định lớn đến tương lai cho mỗi người. Ở vùng nông thôn, nhiều gia đình coi việc vượt qua kỳ thi này là cách duy nhất để đổi đời.

Theo nhiều thống kê, khoảng 2% trong hơn chục triệu thí sinh giành được suất vào 38 đại học hàng đầu của nước này. Với hai trường danh tiếng nhất là Thanh Hoa và Bắc Đại (Đại học Bắc Kinh), tỷ lệ này chỉ là 0,05%, tức khoảng 5.000 người.

Vì thế, xã hội Trung Quốc dành nhiều sự chú ý vào kỳ thi. Từ nhân viên y tế, cảnh sát giao thông đến đầu bếp, người dân đều hết lòng hỗ trợ thí sinh.

Tại thành phố Bách Sắc, Sùng Tả thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, các đội y tế túc trực ở mỗi điểm thi. Riêng ở Bách Sắc, các điểm thi đặc biệt được thành lập tại bệnh viện nhằm hỗ trợ những thí sinh mắc Covid hoặc gặp các vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, các cơ quan, người dân được yêu cầu kiểm soát tiếng ồn, cấm bấm còi gần địa điểm thi.

Ở Bắc Kinh, khoảng 800 cảnh sát giao thông đi xe máy, mang theo mũ bảo hiểm để sẵn sàng đưa đón những thí sinh có thể mắc kẹt do tắc đường. Chính quyền tỉnh Sơn Tây yêu cầu các khách sạn không được tăng giá khi nhiều thí sinh chọn thuê phòng để có không gian yên tĩnh trước kỳ thi. Nếu vi phạm, các chủ nhà trọ có thể bị phạt hơn 700 USD (16 triệu đồng).

Trong khi đó, các nhà trường tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp thí sinh có tâm lý thoải mái trước kỳ thi.

Trường Trung học số 3 ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, sắp xếp một buổi leo núi cho học sinh để các em có thời gian nghỉ ngơi, tạm thời trút bỏ được áp lực học hành và sự lo lắng do kỳ thi gây ra. Còn nhà ăn của một trường trung học ở Trùng Khánh thiết kế thực đơn với các món ăn có hàm ý về sự may mắn. Mỗi món ăn ở đây được mang một cái tên tốt lành như “đỏ thành công” cho món trứng cà chua hay “bay lên với tinh thần lạc quan” với món bò kho khoai tây. Nhà trường cho hay việc này nhằm truyền năng lượng tích cực cho học sinh.





Học sinh trường trung học Dongmeng ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây chuẩn bị cho kỳ thi Cao Khảo. Ảnh: Yu Xiangquan

Học sinh trường trung học Dongmeng ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây chuẩn bị cho kỳ thi Cao khảo. Ảnh: Yu Xiangquan

Kỳ thi đại học của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh thị trường việc làm cho thanh niên nước này đang rơi vào khủng hoảng. Ảnh hưởng của Covid-19 khiến sinh viên các lĩnh vực phổ biến như công nghệ, giáo dục, bất động sản và tài chính chịu nhiều thiệt thòi. Các nhà kinh tế dự đoán ngày càng nhiều người có bằng đại học thất nghiệp.

Tháng hai năm nay, một khảo sát ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp với những người trong độ tuổi 16-24 tuổi là 18,1%, cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Con số này đạt kỷ lục mới là 20,4% trong tháng tư, theo Reuters. Trong khi đó, 11,6 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp vào mùa hè này, tăng 820.000 so với năm 2022.

Theo SCMP, một sinh viên mới tốt nghiệp phải chọi với 50 người khác để giành được việc làm tại một công ty nhỏ ở Bắc Kinh. Xu Beibei, họa sĩ ở một công ty trò chơi trực tuyến, cho biết cả đội chỉ tuyển mới 4 người, nhưng nhận tới 200 đơn xin việc.

Thậm chí bằng thạc sĩ từ một trường đại học hàng đầu đã trở thành ngưỡng đầu vào cho nhiều vị trí. Hồi đầu năm, China Tobacco Henan – một công ty sản xuất thuốc lá cho hay gần một phần ba số nhân viên mới được tuyển dụng có bằng sau đại học.

Cao khảo được tổ chức lần đầu năm 1952. Thí sinh phải hoàn thành 4 bài thi, gồm: Tiếng Trung, Ngoại ngữ, Toán và một bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc Khoa học xã hội (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị).

Bình Minh (Theo China Daily, Xinhua)




Source link

Cùng chủ đề

Nữ thần đồng Trung Quốc đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đặc biệt

Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc (Cao khảo) được mệnh danh là một trong những cuộc thi khốc liệt nhất thế giới. Để đạt điểm vừa đủ đỗ vào đại học đã là điều khó khăn, hiếm thí sinh nào mơ đến việc đạt điểm tuyệt đối tại kỳ thi này.Thế nhưng Hà Bích Ngọc (SN 1985) lại làm được điều đó. Cô gây chấn động truyền thông vì xuất sắc đạt điểm tuyệt đối...

Bố mẹ chi 2,4 tỷ tiền học thêm để con đỗ đại học, liệu có xứng đáng?

TRUNG QUỐC - Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, một phụ huynh Trung Quốc cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (NDT) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, một phụ huynh nước này cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ đồng) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm tại kỳ thi tuyển sinh...

Thanh niên Trung Quốc chọn “nghỉ hưu sớm”, tìm sự bình yên ở các vùng quê

Mệt mỏi với tình hình và áp lực việc làm ở Trung Quốc, nhiều người trẻ đã rút lui về vùng nông thôn. Thế hệ Z Trung Quốc đang ghi lại cuộc sống "nghỉ hưu sớm" của họ ở các vùng quê và đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội.

Cuộc sống sau 15 năm của thủ khoa đại học từng bị các trường từ chối

Hà Xuyên Dương sinh năm 1991 ở Vũ Sơn, Trùng Khánh (Trung Quốc). Anh xuất thân trong một gia đình trí thức. Từ nhỏ, Xuyên Dương được bố mẹ rèn cho thói quen đọc sách. Ở tuổi lên 3, cậu bé bắt đầu làm quen với Tứ đại danh tác và sách thiếu nhi. Dưới sự dạy dỗ của gia đình, 5 tuổi Xuyên Dương biết đọc sách.  Những năm tháng học cấp 1 và cấp 2, thành tích...

Xu hướng mới ở Trung Quốc?

Nhiều gia đình Trung Quốc nhìn nhận Thái Lan là nơi để con cái có thể hưởng nền giáo dục chất lượng tại các trường quốc tế với chương trình học nhẹ nhàng hơn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện như một cách để tăng thêm trải nghiệm của bản thân. ...

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những ngày này đến trường, nhiều thầy cô có cùng tâm sự: “Tết đến là thêm nhiều nỗi lo!". Có cô giáo...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Cảm động nghị lực của chàng trai trẻ bị mất một tay vẫn cố gắng mưu sinh

(NLĐO) - Hình ảnh chàng trai chỉ có một tay nhưng làm việc thoăn thoắt, tỉ mỉ lau chùi từng trái dưa hấu bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội ...

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu ở 3 ngành

(NLĐO) - Năm 2025, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sử dụng 6 phương thúc xét tuyển vào các ngành đào tạo của trường. ...

Mới nhất

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện...

Mới nhất