Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamGác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ


Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 1.

Ngày 15/9, lúc 17h00, ga Trái Hút đón chuyến tàu hàng chở quặng thông qua an toàn. Đây là chuyến tàu đầu tiên qua ga kể từ khi đường sắt Yên Viên – Lào Cai thông đường toàn tuyến vào sáng cùng ngày. Nhanh chóng, từ đó đến sáng nay (17/9) đã có hàng chục chuyến tàu hàng xuất phát: tàu chở apatit từ Xuân Giao về các nhà máy để phục vụ sản xuất; tàu liên vận quốc tế giải phóng hàng hóa khu vực Lào Cai sang Trung Quốc; tàu từ Hải Phòng, Yên Viên, Giáp Bát lên các ga dọc tuyến…

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 2.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, toàn tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai có hàng trăm điểm bị ảnh hưởng, thiệt hại về hạ tầng, thông tin tín hiệu; hơn 800 gia đình CBCNV bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Những ngày khó khăn vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GTVT trong phòng chống cơn bão số 3 và khắc phục mưa lũ trên tuyến đường sắt với tinh thần chủ động, đảm bảo giao thông đường sắt thông suốt, nhanh chóng nhưng phải an toàn mọi mặt, tổng công ty và các đơn vị đã bám đường, tập trung khắc phục để kịp thời thông đường.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 3.

“Đặc biệt, hiện đang có gần 700 tấn hàng hóa cứu trợ theo tàu từ phía Nam ra, tuyến Yên Viên – Lào Cai càng phải thông đường sớm. Như vậy, thay vì tàu chỉ có thể dừng tại ga Giáp Bát, sẽ chạy lên thẳng các ga dọc tuyến, vận chuyển hàng kịp thời cứu trợ bà con”, ông Mạnh nhấn mạnh. Còn ông Tạ Trường Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Yên Lào thông tin, điểm tại Km162 (xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) bị mưa ngập trên 2m. Sau khi nước rút, bùn ngập che toàn bộ đường sắt 60cm, dài hơn 1km. Công ty đã huy động nhân lực tập trung khắc phục để khắc phục nhanh, thông đường toàn tuyến.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 4.

Ông Tạ Trường Long cho biết, trên chiều dài đường sắt từ Yên Bái lên Lào Cai dài gần 160km bị thiệt hại nặng, có 12 điểm ngập ray, 42 điểm sạt lở taluy dương, 8 điểm sạt lở taluy âm, 3 điểm trôi nền đường, một cầu bị xói tứ nón, một dây chuyền sản xuất đá bị vùi trong đất. Các điểm đã được khắc phục bước 1, trả đường. Ảnh: Bùn bám trên đường ray nhão nhoét, rất dễ lún, không thể dùng cơ giới, công nhân phải dùng xẻng xúc, gạt bùn để tránh ảnh hưởng đến ray, tà vẹt, phụ kiện, có thể cho tàu chạy qua được 5km/h.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 5.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 6.

Ông Lê Minh Thái, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào cho biết, khu vực Yên Bái ngập nặng, còn từ Văn Phú đến Lào Cai, khu gian nào cũng có điểm bị sự cố: sạt lở taluy âm, taluy dương, ngập, cây, cột thông tin đổ vào đường sắt… Đơn vị huy động tối đa lực lượng để khắc phục. Với tinh thần “4 tại chỗ”, sự cố ở đâu khắc phục luôn ở đó; nước rút đến đâu, khắc phục luôn đến đó. Có điều rất khó khăn vì toàn bộ đường bộ ngập, anh em không đi được, có điểm phải trèo đồi mới đến được vị trí cần khắc phục. 

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 7.

Chị Nguyễn Tố Quyên, nhân viên gác chắn Km 163+874 thuộc Cung đường Cổ Phúc tham gia khắc phục cho biết, đường ngang chị làm việc cách đây hơn 10km, nhưng từ 5h sáng chị đã có mặt để cùng mọi người làm. Chị đi trực lũ từ hôm bão đến giờ. Đường ngang chị làm việc chỉ có hai chị em, ngay từ khi có thông tin, hai chị đã đưa máy móc, sổ sách đi gửi nhà dân cách đó cả cây số, chạy lũ kịp thời, chứ sau đó nước dâng ngập toàn bộ nhà gác thì hỏng hết. “Nhà tôi ở trên cao nên may mắn không bị ngập, nhưng chồng tôi cũng làm đường sắt, đi cứu viện bị tôn cứa chân, phải đi viện. Bà con khổ quá, anh em đường sắt cũng thiệt hại nhiều. Tôi chỉ mong nhanh thông đường để tàu đưa hàng cứu trợ đến giúp bà con”, chị Quyên nghẹn ngào.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 8.

Tại ga Lâm Giang cũng xảy ra sạt lở. Trưởng ga Nguyễn Văn Linh cho biết, mưa lũ đã làm sạt núi, sập nhà dân khiến một nhân viên đang kiểm tra thiết bị vùi lấp. May vừa lúc có nhân viên tuần đường đi tới, hô hoán anh em ra gỡ, đưa đi cấp cứu kịp thời. Bản thân nhà anh Linh cũng bị ngập, hỏng nhiều đồ dùng, tài sản. Nhưng anh và anh em vẫn bám trụ, túc trực để ngay khi thông đường là tổ chức đón, tiễn tàu qua an toàn. Ảnh: Anh Linh chỉ chỗ bị sập nhà.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 9.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 10.

Anh Lê Ngọc Đại, công nhân trạm đầu máy Yên Bái (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) cho hay, mấy hôm nay anh vẫn đ cùng anh em khắc phục, dọn dẹp nhà xưởng, thiết bị để phục vụ chạy tàu ngay khi thông đường. Anh cho biết, nhà anh (thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái) giáp sông Hồng. Chiều tối 8/9, anh rời nhà tới trạm trực ca đêm. Lúc này, phía sau căn nhà giáp sông Hồng của anh, nước vẫn còn cách mặt sàn chừng 2m. Nhưng lúc đó, trạm huy động anh em “chạy lũ”, anh nhận nhiệm vụ bịt kín 4 bể nhiên liệu để bảo đảm an toàn. Trời khi đó hoàn toàn không có mưa, nhưng anh vẫn dặn vợ, nếu nước dâng thì cứ đi sơ tán, còn người còn của. “Xong nhiệm vụ khoảng 23h đêm. Lúc đó, mới dở điện thoại ra, thấy vợ nhắn nhà ngập hết rồi, mấy mẹ con đã sơ tán. Nóng ruột, tôi vội đi về, đến gần nhà thì nước đã ngập trắng, tôi đành để xe lại, bơi về nhà nơi vợ con đang ở nhờ”, anh Đại nhớ lại.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 11.

“Chưa năm nào ngập nặng đến thế này, tan hoang”, chỉ toàn khu ga vẫn trắng xoá bùn khô dưới trưa nắng, ông Vũ Văn Tiến, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Yên Lào cho biết, khu ga Yên Bái ngập nặng, cao gần 3m tính từ đỉnh ray. Toàn bộ đường ga rộng hàng trăm mét chìm trong biển nước. Trước đó, các đơn vị đầu máy, toa xe đã di dời về khu ga Văn Phú, còn lại các thiết bị, máy móc không thể di dời thì đưa lên tầng 2 nhà ga để tránh thiệt hại. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thiết bị bị ngập vì không thể tháo, sơ tán. Hơn nữa, cũng không thể ngờ nước ngập cao như vậy.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 12.

“Ngay khi nước rút, chỉ còn ngập khoảng 1,7-1,8m, chúng tôi huy động khoảng 30 anh em lội nước, lấy sào gạt rác, xác động vật trôi nổi trên sân ga vượt hàng rào sắt theo dòng chảy ra phía đường bộ vì khi nước rút thấp nữa, mắc lại hàng chục khối, sẽ khó thu dọn hơn. Nước rút còn khoảng 70-80cm, anh em lại dùng chân khoắng cho bùn loãng, lấy bàn cào tự chế bằng gỗ ván trôi nổi, người đẩy, người kéo, gạt tiếp bùn ra phía cổng cho nước cuốn đi. Vì thế, sau khi nước rút, đường ga sạch bùn rác nhanh, có thể cho tàu chạy”, ông Tiến kể.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 13.

Toà nhà cung thông tin tín hiệu ga Yên Bái chìm trong nước, hỏng máy móc, thiết bị, vật tư. Tranh thủ nắng ráo, anh em mang ra phơi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 14.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 15.

Các sổ sách phục vụ công việc cũng được mang ra phơi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 16.

Dù đã thông tuyến, trả đường nhưng trước khi cho tàu chạy qua ga Yên Bái, vẫn phải kiểm tra các thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường. Ảnh: Do ghi tự động ngâm nước lâu ngày, chưa thể khắc phục, công nhân phải quay ghi thủ công, kiểm tra ghi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 17.

Trong phòng điều hành chạy tàu, đài khống chế để điều hành chạy tàu cũng chưa thể khắc phục, các bộ phận chuẩn bị để tổ chức chạy tàu thủ công bằng mệnh lệnh “giấy”.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 18.

Các đơn vị đầu máy, toa xe cũng bị ngập đến nóc nhà xưởng.

Các đơn vị huy động toàn bộ cán bộ, công nhân tập trung vệ sinh, thu dọn, chuẩn bị cho tổ chức vận tải, chạy tàu.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 22.

Tại các điểm sạt lở, các lực lượng khắc phục trên tinh thần “4 tại chỗ”.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 23.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 24.

Tại cầu Hồ Kiều (Lào Cai), điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc, các đơn vị đã kiểm tra, đảm bảo hạ tầng, thiết bị phục vụ chạy tàu thông suốt. Ảnh: Ông Đặng Sỹ Mạnh trao quà động viên tổ gác chắn đường ngang cầu Hồ Kiều đã bám trụ, trực đảm bảo an toàn trong mưa lũ.

Tàu chở quặng qua ga Trái Hút.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/gac-viec-nha-lo-cho-duong-sat-som-thong-tau-sau-lu-192240917073724831.htm

Cùng chủ đề

Chuyến xe ‘hạnh phúc’ đưa hơn 1.000 công nhân về quê đón Tết

Sáng sớm ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp), tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), hơn 1.000 công nhân và người thân trong gia đình đã được đưa về quê đón Tết trên các chuyến xe công đoàn miễn phí. Các chuyến xe miễn phí sẽ đưa người lao động về quê ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một số địa phương lân cận Hà Nội. Từ 5h sáng nay, gia đình chị Nguyễn Thị Thương (công nhân...

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải PhòngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa...

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết, ga Hà Nội thông thoáng bất ngờ

Ngày cuối đi làm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, tại Ga Hà Nội, tàu kín chỗ nhưng khu vực ga thoáng, các chuyến tàu tăng cường không dồn dập. ...

Việt Nam có thể làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao!

Để tránh “đẽo cày giữa đường” với đường sắt tốc độ cao cần phân tích, đánh giá toàn diện, khoa học, bài bản và then chốt “nút thắt” từ công nghệ! Việt Nam có thể làm chủ công nghệ! Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD được xem là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước, có vai...

Đường sắt – du lịch, cú bắt tay hoàn hảo

Kinhtedothi - Năm 2024, Công ty CP vận tải đường sắt đã tham gia vận chuyển hơn 7 triệu lượt, tăng gần một triệu so với năm 2023. Sự tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, trong đó có các sản phẩm du lịch, tàu charter. Năm 2023, sau khi đầu tư 5 tỷ đồng, tân trang đoàn xe tàu SE19/20 (Hà Nội-Đà Nẵng) kinh doanh thành công đã khẳng định tư duy đổi mới của HĐTV Tổng công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ sung cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch. ...

Tết không nghỉ trên công trường cao tốc Chí Thạnh

Tết đã đến rất gần, trên công trình cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong, kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài thi công, tạm gác lại đằng sau những nỗi ngóng đợi của người thân nơi quê nhà. ...

6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh “mất Tết” ?

Không chủ quan khi thấy mệtTheo chia sẻ của BS Nguyễn Quang Bảy, với...

Cận Tết, nhiều ca TNGT, tai nạn pháo nổ nhập viện

Cảnh báo TNGT sau tiệc tất niênGhi nhận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt...

“Hà Nam – Sắc xuân hội tụ”

Vào lúc 20h05 ngày 28/1 (tức 29 Tết âm lịch), tỉnh Hà Nam sẽ tổ chức đêm nhạc đẳng cấp chào đón năm mới tại Quảng trường trung tâm hành chính tỉnh (Sun Urban City) với sự tham gia của 100 nghệ sĩ nổi tiếng. ...

Bài đọc nhiều

Đường sắt chạy nhiều tàu du lịch miền Trung dịp hè

Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đường sắt tổ chức nhiều đoàn tàu từ ga Sài Gòn đi các tỉnh miền Trung và ngược lại phục vụ khách du lịch dịp hè 2024. Cụ thể, từ ngày 22/5, chạy đôi tàu SE9/SE10 giữa Hà Nội - TP.HCM; tàu SE9 dừng đón, trả khách tại 34 ga, tàu SE10 tại 30 ga, trong đó có nhiều ga thành phố du lịch miền Trung như Nha Trang,...

Du lịch tàu hoả ‘lên ngôi’ dịp Tết Nguyên đán

Năm nay thị trường du lịch Tết chứng kiến sự phát triển của nhiều sản phẩm tour du lịch bằng tàu hỏa. Điều này phản ánh một xu hướng mới, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm độc đáo hơn cho du khách. Năm nay ngoài việc tour nước ngoài được ưu tiên chọn lựa hơn tour trong nước thì du khách Việt đã có một số thay đổi đáng lưu ý. Đó là các sản phẩm du lịch cao...

Ấm áp chuyến tàu công đoàn đưa công nhân về quê đón Tết

Hơn 12h15 chuyến tàu lăn bánh từ Đồng Nai đưa những công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê nhà miền Trung, miền Bắc đón Tết. ...

Đường sắt mở bán vé tàu Tết tuyến Hà Nội – Hải Phòng

Đường sắt mở bán vé tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng phục vụ người dân đi lại dịp Tết, áp dụng chính sách giảm giá vé với đối tượng chính sách, xã hội. Chi nhánh Vận tải đường sắt Hải Phòng cho biết bắt đầu mở bán vé tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng phục vụ người dân đi lại dịp Tết. Theo đó, từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025, tất cả các tàu được xuất phát...

“Đánh thức” đường sắt bằng những thứ chưa từng có

Những nỗ lực xây dựng sản phẩm dịch vụ độc đáo, tạo đòn bẩy từ hoạt động liên vận quốc tế, vận tải đường sắt đã thay đổi ngoạn mục hình ảnh, thương hiệu. Bất ngờ với những dịch vụ chưa từng có Những ngày sát tết Dương lịch 2024, du khách trải nghiệm tàu cổ tuyến Đà Lạt - Trại Mát ngỡ ngàng, thích thú khi được xem biểu diễn hòa tấu âm nhạc trực tiếp trên tàu. Đây là...

Cùng chuyên mục

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết, ga Hà Nội thông thoáng bất ngờ

Ngày cuối đi làm trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, tại Ga Hà Nội, tàu kín chỗ nhưng khu vực ga thoáng, các chuyến tàu tăng cường không dồn dập. ...

Du lịch tàu hoả ‘lên ngôi’ dịp Tết Nguyên đán

Năm nay thị trường du lịch Tết chứng kiến sự phát triển của nhiều sản phẩm tour du lịch bằng tàu hỏa. Điều này phản ánh một xu hướng mới, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm độc đáo hơn cho du khách. Năm nay ngoài việc tour nước ngoài được ưu tiên chọn lựa hơn tour trong nước thì du khách Việt đã có một số thay đổi đáng lưu ý. Đó là các sản phẩm du lịch cao...

Cục Đường sắt xin ý kiến đề án phát triển công nghiệp đường sắt

Cục Đường sắt VN đang xin ý kiến góp ý Đề án định hướng phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Ấm áp chuyến tàu công đoàn đưa công nhân về quê đón Tết

Hơn 12h15 chuyến tàu lăn bánh từ Đồng Nai đưa những công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê nhà miền Trung, miền Bắc đón Tết. ...

ĐS tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đến tham dự chương trình có Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,...

Mới nhất

Mövenpick Cam Ranh 5 sao bị tố có giòi trong bình đựng sữa, resort này nói gì?

Du khách đang ăn tại một nhà hàng trong khu Mövenpick resort Cam Ranh (Khánh Hòa) phát hiện nhiều con giòi đang ngoe nguẩy trong bình đựng sữa. Phía resort nói đang tìm hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng. ...

Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Sự gia tăng đại diện châu Á trong cuộc đua “giàu có”, đặc biệt là Ấn Độ, đang thúc đẩy sự bùng nổ của du lịch nước ngoài và các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học này.

Petrolimex chủ động đảm bảo cung ứng xăng dầu dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25.01.2025, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) về công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu và động viên người lao động Petrolimex trên toàn hệ thống, làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nguồn:...

Tăng cường xe phát sóng BTS lưu động dịp Tết nguyên đán

Bộ TT&TT yêu cầu nhà mạng tăng cường xe phát sóng BTS lưu động tại các khu vực tập trung đông người, các khu vực tổ chức lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ TT&TT vừa chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo...

Mới nhất