Trang chủNewsThế giớiG7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới

G7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới


Hôm qua (18.5), Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Nhật Bản để chuẩn bị dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Ngay trước thềm hội nghị, ông Biden đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Qua cuộc gặp, 2 bên tiếp tục đưa ra những cam kết mạnh mẽ về việc phối hợp ứng phó các vấn đề trên thế giới như chiến sự Ukraine, thách thức ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây cũng là những chủ đề dự kiến nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này.

Cạnh tranh ảnh hưởng

Cùng ngày 18.5, trả lời Thanh Niên, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản; Học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore) chỉ ra: “Hội nghị năm nay có nhiều khách mời từ khu vực mà gần đây được gọi là “nam bán cầu” (thường được dùng chỉ chung các nước đang phát triển và các nước mới nổi ở khu vực Trung – Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á, hay Đông Nam Á)”.

Điều này xuất phát từ bối cảnh chung của thế giới, như ông phân tích: “Trung Quốc và Nga đang cố gắng tranh thủ các quốc gia khác trong BRICS (nhóm gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nhằm hình thành một đối trọng ngoại giao đối với liên minh đang phát triển giữa các thành viên NATO và nhóm “Bộ tứ” (Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ). Khối châu Phi và khối các đảo Thái Bình Dương có rất nhiều đại diện trong LHQ. Việc Trung Quốc theo đuổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiếp cận quân sự tới 2 khu vực vừa nêu, khiến Nhật Bản và các đồng minh nghi ngờ. Tokyo đang hướng đến chống lại chính sách ngoại giao viện trợ mà Bắc Kinh tiến hành. Trong khi đó, Ấn Độ đã thể hiện chính sách đối ngoại tự chủ, điển hình như trong chính sách đối với Nga vào thời điểm phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow”.

G7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Fumio Kishida hội đàm song phương vào ngày 18.5, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7

Các yếu tố gắn kết

Cũng trả lời Thanh Niên, TS Timothy R.Heath (chuyên gia nghiên cứu cấp cao, Tổ chức RAND, Mỹ) dự báo: “Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, G7 có thể chỉ đạt được những đồng thuận khiêm tốn liên quan Trung Quốc, do những bất đồng về mức độ các nước sẵn sàng mạo hiểm trong việc đối phó với Trung Quốc. Họ có thể đưa ra một tuyên bố chung chỉ trích “sự ép buộc kinh tế” mà có lẽ sẽ không đề cập Trung Quốc”. “Có lẽ, quan trọng hơn tại thượng đỉnh G7 lần này sẽ là các thỏa thuận về tăng cường an ninh”, TS Heath nhận định thêm.

Trong khi đó, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) đánh giá: “Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo G7 tại Hiroshima sẽ đưa ra tuyên bố rõ ràng về hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và thúc giục Trung Quốc đại lục hành động có trách nhiệm trong cam kết với Đài Loan cũng như đối với khu vực. G7 cũng sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu, đối phó với phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vấn đề CHDCND Triều Tiên, cũng như các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác như phối hợp chính sách kinh tế để đối phó với suy thoái liên quan khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hậu đại dịch Covid-19”.

G7 giữa thách thức và cơ hội gắn kết mới - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Fumio Kishida hội đàm tại Hà Nội vào ngày 1.5.2022

Theo ông Nagy, nhóm G7 đã suy giảm tương đối trong những năm qua. “Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến nhóm trở nên gắn kết hơn nhiều sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, và tác động từ chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Các diễn biến này đã chứng minh lợi ích của nhóm trong việc phối hợp trừng phạt kinh tế và tài chính, ngoại giao nhằm vào Nga”, GS Nagy phân tích và cũng chỉ ra những yếu tố để gắn kết G7.

Theo đó: “Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua phía nam bán cầu cũng đã dao động. Chúng tôi thấy ngày càng nhiều quốc gia mới nổi đặt câu hỏi về đầu tư BRI, tìm kiếm sự minh bạch hơn và cách tiếp cận dựa trên quy tắc đối với các thỏa thuận trong sáng kiến này. Điều đó tạo ra những thách thức nhằm vào ảnh hưởng của Trung Quốc ở “nam bán cầu” thông qua BRI”.

Cũng theo GS Nagy, ảnh hưởng của cả G7 lẫn Trung Quốc ở nam bán cầu đều đang suy giảm tương đối, vì cả hai nhóm hoặc cả hai sáng kiến đều không cung cấp đủ những thứ mà phía nam bán cầu trực tiếp cần. Trong khi đó, Moscow và Bắc Kinh đang ngày càng gắn kết hơn. EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand hiểu rằng cuộc xung đột Ukraine dẫn đến sự phân nhánh đối với trật tự quốc tế.

“Mỹ dưới thời Tổng thống Biden đã thể hiện khả năng dẫn dắt phương Tây, khi vừa là một đối tác an ninh và cũng là một nhà lãnh đạo ngoại giao trong việc tập hợp nhiều nước đối phó với những thách thức nghiêm trọng nhằm vào trật tự quốc tế. Châu Âu nhận thấy không có công cụ an ninh để đối phó với Moscow, nên cần phối hợp chặt chẽ với Mỹ. Ngoài ra, Mỹ có khả năng phục hồi, sự linh hoạt và năng động về kinh tế, nên EU hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ”, GS Nagy phân tích.

Còn tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ông cho rằng yếu tố gắn kết giữa G7 với một số đối tác chính là sự lo ngại về các rủi ro. Ông nhận định: “Về mặt phối hợp ngoại giao, Nhật Bản và Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Canada cũng hợp tác với nhau về điều mà Mỹ đặt ra là khả năng xung đột trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương xung quanh các vấn đề Đài Loan, quần đảo quân sự hóa ở Biển Đông, hoặc có khả năng xảy ra xung đột ở Biển Hoa Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Sáng nay (19.5), Thủ tướng Phạm Minh Chính rời sân bay Nội Bài (Hà Nội) tới Hiroshima (Nhật Bản) tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (G7 Summit) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 – 22.5 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Nhóm G7 được thành lập năm 1976, gồm 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến là Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý.

Đây là lần thứ 3 VN tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.

Lần này, VN là một trong 2 nước Đông Nam Á (VN và Indonesia) tham dự. Ngoài VN, khách mời của hội nghị có lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế. Hội nghị gồm 3 phiên, với các chủ đề: hợp tác xử lý đa khủng hoảng (tập trung vào các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới); nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững (tập trung vào các chủ đề khí hậu, môi trường và năng lượng) và hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng (tập trung vào các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương).

Nhân dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội đàm với Thủ tướng Fumio Kishida, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và bạn bè Nhật Bản để cùng trao đổi các hướng đi, biện pháp nhằm tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng VN – Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tham dự hội nghị cũng là dịp để Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế để thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi các vấn đề cùng quan tâm. 

Mai Hà



Source link

Cùng chủ đề

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Pháp sắp điều tàu sân bay duy nhất đến Philippines

Tàu sân bay Charles de Gaulle cùng đội tàu hộ tống của hải quân Pháp sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 2, báo hiệu mối quan hệ an ninh hàng hải ngày càng phát triển giữa 2 bên. ...

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này. ...

TikTok ‘tái sinh’ tại Mỹ và cảm ơn ông Trump

Nền tảng chia sẻ video TikTok khôi phục dịch vụ tại Mỹ vào ngày 19.1 (giờ địa phương) sau khi tuyên bố dừng hoạt động trong thời gian ngắn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lý do nhiều trường THPT mở đêm nhạc hàng ngàn người, mời loạt nghệ sĩ nổi tiếng

Xuất phát từ một sự kiện nội bộ mừng xuân, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã 'nâng cấp' cả về chất lượng lẫn số lượng, biến các đêm nhạc truyền thống thành thương hiệu nổi tiếng trong giới học sinh. ...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc...

Ngày 25/1, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cáo buộc phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã không tuân thủ các điều khoản cam kết trong lệnh ngừng bắn, theo đó, các con tin dân sự cần phải được thả tự do trước.

Lực lượng Houthi ở Yemen đơn phương phóng thích 153 tù binh

Theo thông báo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), với sự hỗ trợ của tổ chức này, lực lượng Houthi ở Yemen ngày 25/1 đã thả khoảng 153 tù binh chiến tranh.

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Sau 3 năm gián đoạn, Đại sứ quán UAE tại Lebanon chính thức hoạt động trở lại

Việc mở lại Đại sứ quán là bước quan trọng để mở rộng triển vọng hợp tác giữa hai nước.

Tôi không thấy có chiến tranh thương mại với Mỹ

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và làm việc với người đồng cấp Donald Trump về một số vấn đề ưu tiên.

Mới nhất

Petrolimex chủ động đảm bảo cung ứng xăng dầu dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25.01.2025, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) về công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu và động viên người lao động Petrolimex trên toàn hệ thống, làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nguồn:...

Tăng cường xe phát sóng BTS lưu động dịp Tết nguyên đán

Bộ TT&TT yêu cầu nhà mạng tăng cường xe phát sóng BTS lưu động tại các khu vực tập trung đông người, các khu vực tổ chức lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ TT&TT vừa chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo...

Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. ...

Bổ sung cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bổ sung Cảng hàng không Gia Bình vào quy hoạch. ...

Trị mụn cấp tốc ngay tại nhà đón Tết: Cách nào đơn giản, an toàn?

Tết cận kề, bỗng dưng mặt bị mấy nốt mụn không mời mà đến. Làm gì để trị mụn nhanh chóng, mà không gây nguy hại cho làn da? ...

Mới nhất