Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhEU "đau đáu" nghĩ cách trừng phạt Nga, tiền của châu Âu...

EU “đau đáu” nghĩ cách trừng phạt Nga, tiền của châu Âu đang “đổ” vào Điện Kremlin theo cách này


Bất chấp một loạt lệnh trừng phạt hiện đang được áp dụng đối với Nga, các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục đổ hàng tỷ USD vào các công ty khai thác mỏ có liên hệ với Điện Kremlin.

Tiền của châu Âu đang 'đổ' vào Nga theo cách này
Từ tháng 3/2022 đến tháng 7 năm nay, châu Âu đã nhập khẩu nguyên liệu thô quan trọng trị giá 13,7 tỷ Euro từ Nga. (Nguồn: TASS)

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, 27 nước Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng 11 gói trừng phạt, nhắm vào các nguyên liệu thô bao gồm dầu, than, thép và gỗ. Tuy nhiên, các loại khoáng sản mà EU coi là nguyên liệu thô quan trọng – tổng cộng có 34 loại – vẫn được tự do chảy từ Nga sang châu Âu với số lượng lớn.

Trong khi một số đồng minh phương Tây nhắm mục tiêu vào lĩnh vực khai thác mỏ của Nga, đơn cử như Vương quốc Anh gần đây đã cấm đồng, nhôm và niken của Nga, thì EU vẫn tiếp tục nhập khẩu. Airbus và các công ty châu Âu khác đang mua titan, niken và các mặt hàng khác từ các công ty thân cận với Điện Kremlin, hơn một năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt.

Cậy nhờ bên thứ ba

Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) và Trung tâm nghiên cứu chung của EU cho thấy từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023, châu Âu đã nhập khẩu nguyên liệu thô quan trọng trị giá 13,7 tỷ Euro từ Nga.

7 tháng đầu năm nay, hơn 3,7 tỷ Euro từ EU đã chảy sang Nga, trong đó có 1,2 tỷ Euro dùng để mya niken. Có tới 90% loại niken được sử dụng ở châu Âu đến từ các nhà cung cấp của Moscow.

Tại một hội nghị diễn ra hồi tháng 9, Đặc phái viên của EU về các biện pháp trừng phạt David O’Sullivan nhấn mạnh: “Tại sao các nguyên liệu thô quan trọng không bị cấm? Bởi vì chúng rất quan trọng”.

Khối 27 thành viên đang khao khát có được những nguyên liệu thô quan trọng để đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2050. Những mặt hàng này rất cần thiết đối với thiết bị điện tử, tấm pin mặt trời và ô tô điện, cũng như đối với các ngành công nghiệp truyền thống như hàng không vũ trụ và quốc phòng.

Tuy nhiên, tất cả những mặt hàng này nguồn cung khan hiếm, không đồng đều trên toàn cầu.

Phân tích dữ liệu hải quan Nga cho thấy, Vsmpo-Avisma – nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới – đã bán ít nhất 308 triệu USD titan vào EU thông qua các chi nhánh ở Đức và Anh trong khoảng thời gian từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2023. Công ty này thuộc sở hữu một phần của tập đoàn quốc phòng Nga.

Trong số các khách hàng châu Âu lớn nhất của Vsmpo-Avisma có Airbus, gã khổng lồ hàng không vũ trụ thuộc sở hữu một phần của các quốc gia Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đến tháng 3/2023, Airbus đã nhập khẩu titan trị giá ít nhất 22,8 triệu USD từ Nga; giá trị và tấn tăng gấp 4 lần so với 13 tháng trước.

Người phát ngôn của Airbus cho biết: “Airbus hiện đang tăng cường sản xuất máy bay thương mại và điều này đang có tác động đến tổng khối lượng mua titan của hãng. Mặc dù sẽ mất thời gian nhưng tập đoàn đang giảm sự phụ thuộc vào Nga”.

Công ty nhôm khổng lồ Rusal cũng sử dụng các thiên đường thuế để đưa khoáng sản sang châu Âu. Các công ty thương mại có trụ sở tại Jersey và Thụy Sỹ đã mang ít nhất 2,6 tỷ USD nhôm vào khối trong 16 tháng sau xung đột Nga-Ukraine. Vào tháng 8/2023, Rusal cho biết, châu Âu vẫn chiếm 1/3 doanh thu của công ty này.

Tờ Financial Times của Anh nhận định, nguồn cung cấp qua các nước thứ ba đã che giấu sự phụ thuộc thực sự của EU vào nguyên liệu thô từ Nga. Một minh chứng cho điều này là Công ty Glencore của Thụy Sỹ đã cung cấp hàng nghìn tấn đồng của Nga sang Italy thông qua Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7/2023.

Theo các tài liệu hải quan và ảnh chụp mà Financial Times thu thâp được, một nhà kinh doanh kim loại và dầu mỏ niêm yết ở London đã mua ít nhất 5.000 tấn đồng tấm do Công ty Khai thác và Luyện kim Ural (UMMC) của Nga sản xuất. Những sản phẩm này đã được xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sang cảng Livorno của Italy vào tháng 7.

“Những thỏa thuận như vậy nêu bật sự phụ thuộc của châu Âu vào hàng hóa quan trọng của Nga, cũng như vai trò ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ như một trung tâm trung chuyển. Một số quan chức châu Âu cho rằng thương mại với Nga thông qua các nước thứ ba như Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ làm giảm hiệu quả các biện pháp trừng phạt của phương Tây”, báo Anh nhấn mạnh.

Tiền của châu Âu đang 'đổ' vào Nga theo cách này
Vsmpo-Avisma – nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới – đã bán ít nhất 308 triệu USD titan vào EU thông qua các chi nhánh ở Đức và Anh trong khoảng thời gian từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2023. (Nguồn: Getty Images)

Trừng phạt giảm “sức nặng”

Theo Investigate Europe, các biện pháp trừng phạt của EU đòi hỏi sự nhất trí giữa tất cả các quốc gia thành viên, vì vậy, các gói trừng phạt của khối sẽ giảm “sức nặng”. Tháng 12/2022, EU ban hành gói trừng phạt thứ 9 cấm đầu tư mới vào lĩnh vực khai thác mỏ của Nga và việc miễn đầu tư vào một số hoạt động khai thác đối với một số nguyên liệu thô quan trọng. Kết quả là các công ty châu Âu vẫn đổ tiền vào các mỏ của Nga để khai thác niken, titan và các kim loại quan trọng khác.

Việc EU “từ mặt” các nguyên liệu thô quan trọng của Nga là hành trình khó khăn. Khối 27 thành viên rất khó để tìm được đối tác mới. Tìm kiếm một nguyên liệu thô có chất lượng và giá cả tương tự như nguyên liệu từ Nga cũng là một thách thức lớn.

Investigate Europe nhận thấy, không giống như khí đốt, EU không thể áp dụng thuế quan ngay lập tức hoặc dừng nhập hàng từ Nga quá nhanh. Điều này có thể dẫn đến sự tăng giá toàn cầu, gây tổn hại cho người mua châu Âu và mang lại lợi ích cho Moscow.

Ông Tymofiy Mylovanov, hiệu trưởng Trường Kinh tế Kyiv cho rằng, lệnh cấm nói trên sẽ khó thực hiện do những thách thức về nhu cầu toàn cầu và sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga.

Hiện tại, EU đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của mình. Vào tháng 3, Ủy ban châu Âu đã trình bày Đạo luật Nguyên liệu thô Quan trọng (CRMA), một đạo luật mới nhằm giảm sự phụ thuộc của EU vào các nước thứ ba đối với các nguyên liệu thô quan trọng.

Khối cũng ​​sẽ đề xuất gói trừng phạt thứ 12 nhắm vào Nga trong những tuần tới. Brussels hy vọng, gói này sẽ gây áp lực mới lên nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, những hạn chế đối với các nguyên liệu thô quan trọng dường như không được cân nhắc trong gói trừng phạt này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc chỉ trích lệnh cấm vận mới của Mỹ đối với Nga

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa áp đặt thêm hàng trăm lệnh cấm vận mới nhằm gia tăng áp lực lên Nga, đồng thời củng cố các biện pháp đã được thực thi trước đó. ...

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Hàn Quốc cấm truy cập DeepSeek

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc tạm thời chặn nhân viên truy cập mô hình AI của DeepSeek do lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin, thu thập dữ liệu từ người dùng.

Tải nhạc TikTok về điện thoại với vài thao tác đơn giản

Bạn vừa nghe được một đoạn nhạc ấn tượng trên TikTok và muốn lưu về điện thoại. Đừng lo lắng, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải nhạc TikTok về điện thoại một cách dễ dàng.

Tăng nhẹ ngay từ đầu phiên

Giá xăng dầu hôm nay 10/2, giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ đầu phiên giao dịch.

Google phát hành Gemini 2.0, cạnh tranh với AI Trung Quốc

Google phát hành Gemini 2.0, chatbot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới với nhiều phiên bản và cập nhật tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ AI trên thị trường.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Tin tức sáng 8-2: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo; Cổ phiếu của đại gia thép SMC có khả năng bị hủy niêm yết; TP.HCM lên phương án chống cháy rừng mùa khô... ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tăng tới bao giờ?

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng với tốc độ chậm hơn thế giới nhưng đều đang ở vùng đỉnh lịch sử. ...

Khách quốc tế Kyrgyzstan đến Phú Quốc tăng ‘choáng ngợp’

Chỉ trong 5 ngày Tết Nguyên đán 2025, tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc lượng chuyến bay tăng 64%, lượng khách tăng 47% so với cùng kỳ năm 2024. Ngày 6-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Thế Dương, ...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phải có cam kết để doanh nghiệp tham gia các dự án lớn của đất nước

Sau khi mời gọi và được doanh nghiệp (DN) hưởng ứng, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các DN, hai bên có cam kết để DN tham gia thực hiện những dự án lớn của đất nước. DN phải phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số Kết luận hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ DN sáng 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan...

Kiếm bộn tiền khi giá vàng lập đỉnh, đại gia vàng sắp chi 200 tỉ đồng chia cổ tức

(NLĐO) – Mỗi ngày, một đại gia vàng lãi sau thuế gần 5,8 tỉ đồng, sắp chi cổ tức tiền mặt gần 200 tỉ đồng cho cổ đông. ...

Chủ tịch Bạc Liêu Phạm Văn Thiều: ‘15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối đều xã hội hóa’

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết toàn bộ kinh phí 15 tỉ đồng tổ chức Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu sắp diễn ra đều được vận động xã hội hóa, không dùng ngân sách. Sáng 10-2,...

“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”

VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng”VIS Rating cho rằng, sau một loạt các cải cách quy định và triển khai luật chứng khoán mới, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại đúng hướng. ...

THACO mong làm đường sắt đô thị, Vingroup thúc đẩy sản xuất xanh, FPT muốn phổ cập AI

Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước. Ông Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn...

Mới nhất

Chủ tịch CMC: “Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược”

Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược, sẽ giúp đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn. Sáng ngày 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần...

Thuốc nào ‘trị tận gốc’?

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Phía chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng số một nâng cao chất lượng dạy thật, học thật trong nhà trường. ...

Hàn Quốc cấm truy cập DeepSeek

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc tạm thời chặn nhân viên truy cập mô hình AI của DeepSeek do lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin, thu thập dữ liệu từ người dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra Lữ đoàn tên lửa 490

Sáng 10-2, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và kiểm tra thực tế tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng Pháo binh, tỉnh Hải Dương. ...

Mới nhất