Trang chủChính trịNgoại giaoEU chính thức "tuyên chiến" với bên thứ ba, quyết chặn huyết...

EU chính thức “tuyên chiến” với bên thứ ba, quyết chặn huyết mạch cuối của kinh tế Nga?


Sau nhiều ngày trì hoãn vì những vấn đề nhạy cảm, EU cuối cùng đã quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể kinh tế có liên quan đến Liên bang Nga, cũng như đối với những đối tượng tìm cách lách lệnh trừng phạt thông qua các văn phòng ở nước thứ ba.

Ngày 21/6, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, quyết tâm ngăn chặn các lệnh trừng phạt đã áp đặt trước đó bị các nước thứ ba “bỏ qua”.

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn đường sống của kinh tế Nga?. (Nguồn: Ukrinform)
Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức ‘tuyên chiến’ với bên thứ ba, quyết chặn đường sống của kinh tế Nga?. (Nguồn: Ukrinform)

Phương sách cuối cùng của EU?

Theo đó, các biện pháp trừng phạt mới đã thiết lập các giới hạn đối với việc nhập khẩu hàng hóa nếu có nghi ngờ rằng các tàu đang vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm phái sinh của Nga được mua trên mức giá tối đa đã được thỏa thuận bởi Australia, Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ.

“Tôi hoan nghênh thỏa thuận chính trị về gói trừng phạt thứ 11 của chúng ta”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói, đồng thời nhận định thêm rằng, các lệnh trừng phạt mới sẽ giáng “một đòn mới” vào nguồn thu của nền kinh tế Nga. Bà cũng nêu rõ rằng, công cụ “chống lẩn tránh” của EU sẽ ngăn Nga có được các loại hàng hóa bị trừng phạt, bằng cách áp đặt các hạn chế chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu.

Để giảm thiểu nguy cơ trốn tránh các lệnh trừng phạt, gói thứ 11 đưa ra các lệnh cấm vận chuyển hàng hóa và công nghệ qua lãnh thổ Nga có thể góp phần cải thiện công nghệ và quân sự của Moscow hoặc phát triển lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Hơn nữa, gói trừng phạt mới bao gồm khả năng áp dụng các biện pháp đặc biệt mới như là “phương sách cuối cùng” để ngăn chặn việc bán hàng, cung cấp, chuyển giao hoặc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng nhạy cảm sang nước thứ ba – có nguy cơ bị lợi dụng liên tục và/hoặc để trốn tránh trừng phạt”.

Gói trừng phạt thứ 11 của EU cũng mở rộng việc đình chỉ giấy phép phát sóng ở EU đối với năm cơ quan truyền thông của Nga. Một biện pháp được nhất trí khác là cấm các tàu tham gia trung chuyển khi các cơ quan có thẩm quyền có “căn cứ hợp lý” để nghi ngờ họ đang vi phạm lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào EU.

Gói trừng phạt thứ 11 cũng mở rộng “danh sách đen”, bổ sung các tiêu chí mới, trong lần này sẽ có thêm 71 cá nhân và 33 tổ chức của Nga. Tài sản do các cá nhân và tổ chức này nắm giữ trong EU sẽ bị đóng băng.

Sự khác biệt mới, có nhiều khác biệt?

Học giả Norma Masci, chuyên gia nghiên cứu chính trị của geopolitica.info, cho rằng, nếu đặt bên cạnh các đòn trừng phạt Nga do Mỹ áp dụng, động thái mới nhất của Brussels có vẻ nhẹ nhàng hơn so với giả thuyết về lệnh cấm vận hoàn toàn mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra.

Mỹ đặt ra các hạn chế đối với một số công ty, phần lớn là của Trung Quốc, tham gia vào các mối “quan hệ tam giác” cho phép Nga có được nguồn cung cấp các công nghệ tiềm năng của phương Tây, có thể sử dụng được cho cả dân sự và quân sự.

Gói trừng phạt thứ 11 dự kiến mở rộng danh sách các đối tượng bị trừng phạt, bao gồm các công ty, phần lớn là của Trung Quốc, cung cấp cho Nga công nghệ và vật liệu lưỡng dụng. Các biện pháp đang được các tổ chức châu Âu xem xét tiếp nối những phương án đã được chính quyền Mỹ áp dụng và nhắm mục tiêu vào một số công ty bán dẫn có trụ sở tại Trung Quốc như 3Hc Semiconductors, King-Pai Technology, Sinno Electronics và Sigma Technology. Cáo buộc cơ bản nhắm vào các công ty này là họ đã tiếp tục cung cấp cho Nga những linh kiện điện tử cần thiết cho hoạt động quân sự.

Tuy nhiên, không chỉ các công ty của Trung Quốc rơi vào tầm ngắm của Washington và Brussels, mà cả một số nhà nhập khẩu công nghệ phương Tây có trụ sở tại các nước thứ ba đã tái xuất một phần đáng kể hàng hóa đó sang Nga.

Sự gia tăng tương tác thương mại giữa một số quốc gia EU và một số quốc gia không thuộc EU như Serbia, Armenia… cùng với sự gia tăng đồng thời xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng sang Nga từ các quốc gia nói trên, đã khiến EU đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các hoạt động thương mại có hệ thống nhằm mục đích lách luật trừng phạt.

Theo các quan chức châu Âu, một số quốc gia Trung Á từng là một phần của Liên Xô, chẳng hạn như Kazakhstan hoặc Kyrgyzstan, cũng tham gia vào các “tam giác” này. Tương tự, các quốc gia thuộc EU đã nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm dầu mỏ tinh chế trong hơn một năm qua từ Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ấn Độ.

Ý tưởng về các chế tài đối với những chủ thể kinh tế bị nghi ngờ trốn tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây là chủ đề được thảo luận rộng rãi, do lập trường của các quốc gia thành viên và của các cơ quan quản lý khác nhau về thời gian và phương pháp thực hiện. Trong khi một mặt các quốc gia như Ba Lan và các nước cộng hòa vùng Baltic đang thúc giục nhanh chóng áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với những đối tượng lách thương mại hiện tại với Moscow; mặt khác, một số quốc gia Tây Âu ủng hộ một đường lối thận trọng hơn.

Nếu các biện pháp trừng phạt được áp đặt quyết liệt, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và chiến lược đặc biệt là đối với các quốc gia thuộc EU. Các quốc gia này có thể sẽ phải đối mặt với một loạt biện pháp trừng phạt của Trung Quốc có khả năng tác động đến chuỗi giá trị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp của EU.

Về phía Mỹ, các biện pháp cụ thể như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã bắt đầu bảo đảm các ngành công nghiệp chiến lược của nước này, giúp giảm sự phụ thuộc vào các vật liệu và linh kiện của Trung Quốc. Việc tổ chức lại này diễn ra song song với các sáng kiến hợp tác kinh tế và chiến lược do Nhà Trắng thực hiện nhằm hướng các khoản đầu tư của Mỹ tới những quốc gia có vị trí địa chiến lược được coi là cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong số các sáng kiến thương mại với mục đích chính trị được Mỹ thúc đẩy trong những năm gần đây có thể kể đến “Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng” được đưa ra vào năm 2022 theo sáng kiến của Washington cùng với 12 quốc gia của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mở cửa cho các thành viên khác, chiến lược Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn (Build Back Better World – B3W), tập trung vào cơ sở hạ tầng chiến lược và ra mắt vào năm 2021 như một phản ứng của Mỹ với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc.

Mặt khác, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở có một tầm vóc khác, tập trung rõ ràng vào việc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các tuyến thương mại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho phép các ngành công nghiệp phương Tây hoạt động trên quy mô toàn cầu.

Đối mặt với một khối Trung-Nga ngày càng gắn kết trước lợi ích chung trong việc thách thức quyền bá chủ của châu Âu-Mỹ, Washington và Brussels dường như ngày càng có xu hướng triển khai “vũ khí” cưỡng chế kinh tế.

Tuy nhiên, sự khác biệt rõ ràng giữa hai bờ Đại Tây Dương vẫn tồn tại, với việc Mỹ có ý định tăng áp lực lên khối Trung-Nga, nhưng châu Âu vẫn còn lo sợ về những tác động không chắc chắn của các đòn trừng phạt đó.

Cuối cùng, các biện pháp trừng phạt được áp dụng cho đến nay, cũng như các biện pháp đang được thảo luận, đều chưa chính thức nhắm mục tiêu vào các sản phẩm như phân bón hoặc kim cương và có vẻ như EU cũng đã “bất lực” trong việc ngăn chặn các “tam giác” dầu mỏ tinh chế vẫn lưu thông qua Trung Quốc và Ấn Độ – khi đây mới là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xung đột tiếp tục kìm hãm tiềm năng của châu Phi

Chỉ tính riêng từ tháng 4-6/2024, khắp châu Phi ghi nhận 1.000 vụ khủng bố, khiến 4.818 người tử vong.

Moscow hối thúc Mỹ trả lời về đề nghị đưa Đại sứ Nga mới tới Washington càng sớm càng tốt

Đại sứ Nga tại Mỹ đã rời nhiệm sở hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có người thay thế.

Hungary ‘gật đầu’, EU thống nhất gia hạn lệnh trừng phạt Nga

Liên minh châu Âu (EU) quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine, sau khi Hungary đồng ý với động thái này.

Báo cáo đầu tiên về vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc

Báo cáo đầu tiên trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ tai nạn thảm khốc tại Sân bay quốc tế Muan ngày 29/12/2024 vừa được công bố hé lộ thông tin quan trọng về hộp đen.

Hàn Quốc công bố 100 điểm đến du lịch hàng đầu

Ngày 27/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cùng Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO) công bố danh sách 100 điểm đến hàng đầu của nước này trong giai đoạn 2025-2026.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam-Algeria đạt dấu mốc mới

Ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Algeria, thu hút sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và đoàn doanh nghiệp Algeria trên các lĩnh vực từ dịch vụ, lương thực, thực phẩm tới năng lượng, khai khoáng.

Thương mại Việt Nam-Thụy Điển tăng trưởng ấn tượng

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế Thụy Điển cho thấy tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt trung bình 9%/năm và đây là một con số khá ấn tượng.

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ

(Dân trí) - Khẳng định quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên tiếp tục vun đắp trên tinh thần chân thành, tin cậy, thực chất... Bộ Ngoại giao cho biết nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng...

Cùng chuyên mục

Lo ngại dịch bệnh, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ nhiều nước

Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cừu, dê, gia cầm và động vật móng guốc chẵn từ nhiều nước do sự bùng phát các dịch bệnh gia súc.

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Mới nhất

Rực rỡ sắc hoa đào trên độ cao 800 m ở Bình Định

TPO - Nằm ở độ cao 800m so với mặt nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh được ví như “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ nơi vùng sơn cước này. Nơi đây, có vườn hoa đào rực rỡ đang đua nhau khoe sắc ngày...

Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐTV vừa đề xuất tham gia đầu tư, phát triển Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất 6 triệu hành khách/năm. Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân...

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác phát triển du lịch hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Ngày 22/01, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Hình Cửu Cường - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo...

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. ...

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Mới nhất