Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếEl Nino và nguy cơ tuyệt chủng gấu Bắc cực

El Nino và nguy cơ tuyệt chủng gấu Bắc cực



Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện mối liên hệ giữa khí thải nhà kính có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và tỷ lệ sống sót của gấu Bắc Cực, đưa loài này tới tình trạng báo động đỏ có thể tuyệt chủng.

Loài gấu trắng Bắc Cực có nguy cơ tuyệt chủng do khí thải nhà kính và biến đổi khí hậu.  (Ảnh minh họa. Nguồn: CNN)
Loài gấu trắng Bắc Cực có nguy cơ tuyệt chủng do khí thải nhà kính và biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa. Nguồn: CNN)

Trong một nghiên cứu mới công bố hôm 14/9 trên tạp chí Science, tổ chức bảo tồn loài gấu Polar Bears International cho hay, gấu Bắc Cực sống thành 19 quần thể trên khắp Bắc Cực và ở Canada, Mỹ, Nga, Greenland và Na Uy.

Theo nhà khoa học Steven Amstrup, đồng tác giả nghiên cứu, biến đổi khí hậu do hoạt động phát thải khí nhà kính của con người gây ra đang đẩy nhanh quá trình tan băng trên biển.

Loài gấu trắng đang phải đối mặt với thời gian nhịn đói lâu hơn do băng biển thu hẹp nhanh chóng, khiến chúng không còn nhiều chỗ kiếm ăn.

Một số quần thể gấu trắng buộc phải sống ngày này qua ngày khác mà không có thức ăn. Trọng lượng cơ thể giảm dần làm giảm cơ hội sống sót của chúng qua mùa Đông, dẫn đến suy giảm số lượng gấu.

Đàn gấu gầy mòn

Gấu Bắc cực đã được liệt vào danh sách “bị đe dọa” do hiện tượng nóng lên của khí hậu, theo các tiêu chí của Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Mỹ, được ban hành năm 2008.

Các nhà nghiên cứu từ Polar Bears International, Đại học Washington và Đại học Wyoming (Mỹ) đã định lượng được mối liên hệ giữa số ngày không có băng mà quần thể gấu Bắc Cực phải chịu đựng và mức độ ô nhiễm do hành tinh nóng lên, tương ứng với tỷ lệ sống sót của gấu ở một số quần thể. Số liệu nghiên cứu ghi nhận đàn gấu Bắc Cực đã phải trải qua các mùa thiếu băng từ năm 1979 cho đến nay.

Họ phát hiện rằng số ngày gấu Bắc Cực buộc phải nhịn ăn tăng lên khi lượng khí thải nhà kính tích tụ nhiều lên. Ví dụ, gấu Bắc Cực ở Biển Chukchi thuộc Bắc Băng Dương buộc phải nhịn ăn trong khoảng 12 ngày vào năm 1979. Con số này tăng lên khoảng 137 ngày năm 2020.

Số ngày một con gấu có thể tồn tại mà không cần thức ăn thay đổi tùy theo vùng và tình trạng của con vật, nhưng càng trải qua nhiều ngày không có băng thì khả năng sinh sản và khả năng sống sót càng suy giảm.

“Chúng ta có thể liên hệ lượng khí thải với hiện tượng nóng lên của khí hậu và sau đó là hiện tượng tan băng biển ở Bắc Cực trong vài năm gần đây”, đồng tác giả nghiên cứu Cecilia Bitz, Giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Washington, cho biết. Thêm vào đó, không chỉ băng biển mà cả sự sinh tồn của gấu Bắc Cực cũng liên quan trực tiếp đến phát thải khí nhà kính.

Có 12 trong 13 quần thể gấu suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ qua do biến đổi khí hậu ở Bắc Cực, nơi có tốc độ nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.

“Đến năm 2100, có thể sẽ không còn con non nào được sinh ra”, ông Amstrup cảnh báo. Đây là kịch bản khi nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh tăng 3,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Cách duy nhất để cứu loài thú ăn thịt lớn nhất trên cạn này khỏi bờ vực tuyệt chủng là bảo vệ môi trường sống của chúng, bằng cách ngăn ngừa sự nóng lên toàn cầu.

Nỗi lo từ El Nino

Nguy cơ tuyệt chủng đàn gấu Bắc cực, loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất đã được xác định là do ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu, càng được “phụ họa” thêm bởi hiện tượng thời tiết El Nino, dự báo tiếp tục kéo dài đến năm 2024.

El Nino là tình trạng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài từ 8-12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3-4 năm/lần, cũng có khi dày hơn. El Nino khiến thời tiết dị thường, nhiệt độ gia tăng.

Việc chuyển từ hình thái La Nina lạnh hơn sang giai đoạn El Nino nóng hơn có thể gây ra sự hỗn loạn, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh hiện nay. Tình trạng quá tải lưới điện và mất điện trở nên thường xuyên hơn. Nắng nóng cực đoan làm gia tăng số ca phải nhập viện cấp cứu, trong khi hạn hán làm tăng nguy cơ hỏa hoạn. Đi theo đó là tình trạng mất mùa, ngập lụt và nhà cửa bị phá hủy.

Trong thời kỳ El Nino, mùa Đông thường ít mưa và tuyết hơn ở miền Bắc nước Mỹ và Canada, làm tăng thêm nỗi lo hạn hán đang hoành hành trong khu vực.

Theo bà Katharine Hayhoe, nhà khoa học trưởng tại tổ chức môi trường The Nature Conservancy tại bang Virginia (Mỹ), khi El Nino xảy ra đồng thời với xu hướng nóng lên trong thời gian dài của khí hậu Trái đất, nó giống như một đòn đánh kép.

Theo mô hình phân tích của Bloomberg Economics, vùng nhiệt đới và Nam bán cầu là những khu vực có thể chịu những rủi ro nghiêm trọng nhất. El Nino có nguy cơ khiến tăng trưởng GDP hằng năm ở Ấn Độ và Argentina giảm gần 0,5 điểm phần trăm, trong khi mức giảm 0,3 điểm phần trăm được ghi nhận ở Australia, Peru và Philippines.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Dartmouth (Mỹ) dự báo thiệt hại kinh tế do El Nino gây ra sẽ lên tới 84 nghìn tỷ USD vào cuối thế kỷ này.

Ở Trung Quốc mùa Hè năm ngoái, nhiệt độ tăng cao đã làm chết nhiều gia súc và làm tăng áp lực lên hệ thống lưới điện ở quốc gia này.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, khô hạn làm trầm trọng thêm tình trạng những đám khói hằng năm tập trung trên khắp lãnh thổ Singapore khi nông dân ở các nước láng giềng đốt cây rừng để trồng cọ dầu, cây cao su và gỗ bột giấy.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đối với Việt Nam, El Nino thường gây thâm hụt lượng mưa ở đa phần diện tích cả nước với mức phổ biến từ 25-50%. Do đó có nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ, hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt, trong các tháng mùa khô năm 2023.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tàu phá băng quá lép vế so với Nga

(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ám chỉ rằng ông muốn đưa Bắc Cực trở lại vị trí hàng đầu trong danh sách ưu tiên của Mỹ. Nhưng kế hoạch này đang gặp một trở ngại không nhỏ mang tên tàu phá băng. ...

Bắc Cực đang “nóng” lên, theo bất cứ nghĩa nào!

(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động...

Bắc Cực đang dần trở thành ‘nhà máy’ thải carbon

(CLO) Băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển. ...

Nhiệt độ toàn cầu năm 2024 vượt 1,5 độ C có phá vỡ thỏa thuận Paris?

(Dân trí) - Vấn đề biến đổi khí hậu thường liên đới đến giới hạn tăng nhiệt độ 1,5 độ C. Điều đó có nghĩa là gì? Các nước đồng ý giảm đáng kể phát thải khí nhà kính để giữ cho nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu về lâu dài "thấp hơn 2 độ C" so với thời kỳ tiền công nghiệp.Các nước cũng nhất trí "nỗ lực" giới hạn nhiệt độ tăng không quá 1,5 độ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Đây là chuyến thăm thứ hai của Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani tới Ấn Độ trong vòng 10 năm.

Sau 6 năm, Nhật Bản mới chuẩn bị đón chuyến thăm cấp nhà nước, đó là…

Vị khách trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Nhật Bản là Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5/2019.

Bước tiến mới trong lịch sử Togo

Các ủy viên hội đồng thành phố và khu vực của Togo đã bỏ phiếu vào hôm nay 15/2, trong cuộc bầu cử Thượng viện đầu tiên trong lịch sử nước này.

Thị trường phản ứng trái chiều, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/2/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 16/2/2025: Thị trường phản ứng trái chiều, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ quốc gia này. (Nguồn: indigo-herbs.co.uk) Giá tiêu hôm nay 16/2/2025 tại thị...

Giá vàng lao dốc, thị trường chao đảo vì sự khó đoán của ông Trump, mốc 3.500 USD/ounce sẽ là tất yếu

Giá vàng hôm nay 16/2/2025, giá vàng giảm mạnh, xuất hiện hoạt động chốt lời. Tuy nhiên, vàng vẫn là tài sản trú ẩn an toàn được săn đón khi các nhà đầu tư cố gắng tự bảo vệ mình khỏi tình trạng hỗn loạn địa chính trị và bất ổn kinh tế. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Bài đọc nhiều

Tái tạo ngực miễn phí cho bệnh nhân ung thư vú

NDO - Đối với các bệnh nhân ung thư vú sau điều trị, có những người ở độ tuổi rất trẻ đã phải mang khiếm khuyết hình thể. Thấu hiểu điều này, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã tổ chức chương trình "Tạo hình vòng 1 sau điều trị ung thư" để đồng hành cùng những người bệnh ung thư vú trên khắp cả nước. NDO - Đối với các bệnh nhân ung thư vú...

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của trái sầu riêng

Sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm vitamin B, vitamin C, khoáng chất, axit béo, các hợp chất thực vật và chất xơ. Sầu riêng có năng lượng cao so với các loại trái cây nhiệt đới khác. Sầu riêng cũng giàu các hợp chất thực vật lành mạnh, bao gồm anthocyanins, carotenoid, polyphenol và flavonoid. Nhiều chất...

Cứu nạn ngư dân bị đứt lìa chân trên vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng

Ngư dân bị tai nạn đứt lìa chân, hôn mê trên vùng biển cách Đà Nẵng 65 hải lý được tàu cứu nạn SAR 274 ứng cứu đưa về bệnh viện tại Đà Nẵng cứu chữa rạng sáng 12-2. Trong đêm tối, tàu SAR...

Nguy cơ khi tự ý sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị cúm

Nhu cầu sử dụng thuốc Tamiflu, một trong những loại thuốc kháng virus cúm, đã tăng mạnh trong thời gian qua. Nhu cầu sử dụng thuốc Tamiflu, một trong những loại thuốc kháng virus cúm, đã tăng mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng việc tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác...

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Cùng chuyên mục

Mệt mỏi, đau nhức cơ, coi chừng thiếu vitamin này

'Khi thiếu vitamin D, cơ thể sẽ xuất hiện những bất ổn mà người mắc dễ tưởng nhầm là bệnh vặt'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

4 thực phẩm là khắc tinh của bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường cần biết rõ tình trạng sức khỏe và áp dụng chế độ ăn lành mạnh với các thực phẩm hợp lý, tránh tăng đường huyết đột ngột. ...

Vượt qua cảm giác đổ vỡ sau khi chia tay

Chia tay có thể rất đau đớn. Dù lý do hay cách thức kết thúc thế nào, mất đi người yêu thương có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy của những cảm xúc lo âu và rối bời. Chu kỳ cảm xúc sau...

4 loại rau củ tốt nhất cho gan

Khi nói đến việc thúc đẩy sức khỏe gan, 4 loại rau củ sau đây là lựa chọn hàng đầu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng. ...

Lo bệnh cúm mùa, người dân phố núi đua nhau chích vắc xin

Bệnh cúm mùa gia tăng nên nhiều người dân phố núi Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận tại Đắk Lắk đến các cơ sở tiêm chủng xếp hàng tiêm vắc xin. Bà H'Bum KNul - phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ...

Mới nhất

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhận nhiệm vụ mới

NDO - Chiều 15/2, tại thành phố Lào Cai, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025 cho đồng chí Trịnh Xuân Trường. ...

Thông tin “có thể tự ý điều chỉnh tín hiệu giao thông’ là tin giả

(CLO) Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông mặc áo đen có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại...

Tái hiện lễ Kin Chiêng Boọc Mạy đặc sắc của đồng bào Thái xứ Thanh

(Tổ Quốc) - Chiều 15/2, trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Mới nhất