Trang chủNewsDu lịchDuyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn...

Duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045


Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh
Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh


Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.

Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.

Năm 2025, phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế

Mục tiêu cụ thể, năm 2025, phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 – 9%/năm. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 – 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 – 5%/năm.

Phấn đấu năm 2025 đóng góp trực tiếp 8 – 9% trong GDP; đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13 – 14% trong GDP.

Về nhu cầu buồng lưu trú, năm 2025, khoảng 1,3 triệu buồng; đến năm 2030, khoảng 2 triệu buồng.

Theo Quy hoạch, đến năm 2025, du lịch tạo ra khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030 tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp.

Về văn hóa – xã hội, du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân.

Về môi trường, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Về an ninh, quốc phòng, du lịch góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Đến năm 2045, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Phấn đấu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 nghìn tỷ đồng; đóng góp 17 – 18% trong GDP.

Phục hồi, giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa

Đối với thị trường nội địa, theo Quy hoạch, giai đoạn 2021 – 2025, phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa. Giai đoạn 2026 – 2030: Đẩy mạnh khai thác các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch gôn, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm.

Với thị trường quốc tế, giai đoạn 2021 – 2025, phục hồi các thị trường truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông.

Giai đoạn 2026-2030: Duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Đông Âu, Châu Đại dương; đa dạng hóa các thị trường, chuyển dịch theo hướng tăng thị phần khách có khả năng chi trả cao.

Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo

Về định hướng phát triển sản phẩm, theo Quy hoạch, sẽ khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

Phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa.

Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ.

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.

Bên cạnh đó, phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp.

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng.

Hình thành 8 khu vực động lực phát triển du lịch

Quy hoạch phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm: 06 vùng, 03 cực tăng trưởng, 08 khu vực động lực, 05 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các Khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Cụ thể, xây dựng và hình thành 08 khu vực động lực phát triển du lịch để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa, thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch.

Đến 2030, tập trung hình thành 06 khu vực động lực: 1- Khu vực động lực phát triển du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Ninh Bình: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, rộng hơn là cả khu vực miền Bắc, gắn kết đa dạng và bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử với du lịch biển, di sản thế giới.

2- Khu vực động lực phát triển du lịch Thanh HóaNghệ AnHà Tĩnh: Tạo sự hỗ trợ theo hướng kết hợp đa dạng sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng với du lịch biển, du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số vùng núi.

3- Khu vực động lực phát triển du lịch Quảng BìnhQuảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; kết nối các di sản thế giới trong nước với quốc tế, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển.

4- Khu vực động lực phát triển du lịch Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận: Thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với vùng Tây Nguyên; đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở kết nối giữa du lịch nghỉ dưỡng núi với nghỉ dưỡng biển, văn hoá vùng đồng bằng với không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

5- Khu vực động lực phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế phía Nam.

6- Khu vực động lực phát triển du lịch Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế ven biển thuộc hành lang kinh tế phía Nam.

Giai đoạn sau 2030, hình thành 02 khu vực động lực:

1- Khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai – Hà Giang: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng;

2- Khu vực động lực phát triển du lịch Hòa BìnhSơn LaĐiện Biên: Thúc đẩy phát triển du lịch cho khu vực tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo quốc lộ 6.

Tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới

Theo Quy hoạch, sẽ ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới. Duy trì hoạt động xúc tiến thị trường đối với các thị trường du lịch quốc tế truyền thống.

Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thị trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường du lịch.

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đặc trưng của địa phương, vùng. Phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí gắn với kinh tế ban đêm và công nghiệp văn hóa, chú trọng các trung tâm du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Theo Quy hoạch, sẽ xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch; công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế, giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch để phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp.

Đa dạng các hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy và đào tạo nghề; đào tạo bổ sung, đào tạo ngắn hạn; chú trọng đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng mới và tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp, cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch.

Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo trình và tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo du lịch.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/duyet-quy-hoach-he-thong-du-lich-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2045.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam đón lượng khách tăng kỷ lục 5 ngày Tết

(NLĐO) – Từ ngày 26 tháng Chạp đến ngày Mùng 2 Tết, tỉnh Quảng Nam đón 255.000 lượt khách tham quan, lưu trú, tăng đến 78% so với cùng kỳ. ...

Khách Tây đến ngôi chùa nổi tiếng nhất Hạ Long

TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều vị khách nước ngoài hòa mình cùng văn hóa người Việt khi đến chùa chiêm bái và xin chữ đầu năm. 30/01/2025 | 13:21 TPO - Đến TP Hạ Long vào dịp Tết Nguyên...

‘Thánh ăn Hàn Quốc’ trở lại Việt Nam vì 1 món, ăn 4 bát hết gần nửa triệu

Trở lại TPHCM, “thánh ăn Hàn Quốc” thưởng thức ngay món yêu thích là phở thố đá. Cô ăn vèo hết 4 suất, thêm chén trứng chần và tô thịt thập cẩm riêng. Heebab (28 tuổi) là một trong những YouTuber làm clip mukbang (vừa ăn uống, vừa ghi hình) nổi tiếng tại Hàn Quốc với kênh cá nhân có hơn 1,67 triệu lượt theo dõi. Trong video gần đây được đăng tải, Heebab tiết lộ mới trở lại TPHCM sau...

Khánh Hòa liên tục đón khách quốc tế bằng tàu biển

(Tổ Quốc) - Du thuyền Norwegian Spirit chở 1.200 khách quốc tế cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, trong hành trình du lịch Việt Nam, sáng 24/1. ...

Khánh Hòa đón 1.200 khách quốc tế trên chuyến tàu biển đầu tiên năm 2025

(Tổ Quốc) - Du thuyền Oceania Riviera chở 1.200 khách quốc tế cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, trong hành trình du lịch Việt Nam, ngày 21/1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cụ thể hóa chế tài quản lý phát triển đô thị

Thêm công cụ để quản lý Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội (gọi tắt là Quy chế) được UBND TP Hà Nội ban hành là “bộ nguyên tắc” để các cấp chính quyền, cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực kiến trúc. Với Hà Nội, Quy chế này có ý nghĩa quan trọng, là bước cụ thể hóa chế tài để quản lý phát triển đô thị, nông thôn sau...

Hậu Giang thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 4/2, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh. Tại Hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phê duyệt các đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ...

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân. Luật Phòng không Nhân dân số 49/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 27/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân (PKND) nhằm mục đích xác định cụ...

Nhiều trường đại học cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo du học

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa đăng cảnh báo về hai văn bản giả mạo có nội dung về chương trình trao đổi sinh viên tại Đài Loan và Nhật Bản. Hai văn bản đều có dấu của trường; trong đó một văn bản kèm chữ ký của hiệu trưởng, văn bản còn lại kèm chữ ký của Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên. Văn bản giả mạo thông báo:...

đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn đền Trần 2025

Kinhtedothi - Sáng 4/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã nghe lãnh đạo thành phố Nam Định báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự hội nghị còn có đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Giao thông vận tải, Văn hóa - Thể thao và...

Bài đọc nhiều

Cần Thơ – An Giang đón hơn 1,1 triệu lượt khách du lịch trong những ngày đầu năm Ất Tỵ

Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh An Giang đã đón hơn 1,1 triệu lượt khách tham quan, hành hương, tăng 10% so với dip tết Nguyên đán 2024. ...

Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

NDO - Ngày 2/2, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái. Theo ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài trong 9 ngày, thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt động tri ân, tham quan, vui...

Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn

Trong khuôn khổ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025, ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 20 hoạ sỹ.Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốtHà Nam: Tưng bừng khai hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024Hà Nam: Hội thi vẽ trang...

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và khai hội Đền Hai Bà Trưng năm 2025 được tổ chức trọng thể sáng 3/2 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (Hà Nội).Lễ hội Đền Hai Bà Trưng lần đầu tiên được tái hiện bằng công nghệ 3D MappingDi sản tinh thần vô giá của hai vị nữ Anh hùng dân tộc Hai Bà TrưngHội Phết Hiền Quan: Tri...

Cùng chuyên mục

Du lịch “vượt bão” tạo sức bật vươn mình: Chớ “ngủ quên” trên chiến thắng

Ngành du lịch Việt được "cảnh báo" chớ “ngủ quên” trên chiến thắng của năm 2024. Bởi thực tế, trên “đường đua” của ngành công nghiệp không khói, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đang bứt tốc mạnh mẽ.Du lịch Việt Nam “bội thu” sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngàyDu lịch Việt 2025: Cơ hội vươn mình “cất cánh” trong kỷ nguyên số Loại bỏ rác thải nhựa: Những tín hiệu tích cực từ...

Ngành du lịch Việt Nam bội thu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

NDO - Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành du lịch cả nước ước đón và phục vụ khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Số lượng khách quốc tế tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận mức doanh thu trên nghìn tỷ đồng. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài tận 9 ngày,...

Rộn ràng mùa lễ hội trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

NDO - Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong tháng 2 và tháng 3/2025, huyện Bắc Hà (Lào Cai) sẽ khai hội nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Mở đầu là Festival Cao nguyên trắng “Nghiêng say mùa Xuân” gắn với Lễ hội Nhảy lửa huyện Bắc Hà năm 2025 từ ngày 8/2 tại sân vận động Trung tâm huyện. Tiếp theo là hội báo xuân trưng bày các ấn phẩm báo,...

Trao biểu trưng “Làng du lịch tốt nhất năm 2024” của UN Tourism cho làng rau Trà Quế

(Tổ Quốc) - Sáng 4/2, tại Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), lãnh đạo UBND TP Hội An đã trao biểu trưng "Làng du lịch tốt nhất năm 2024" của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) cho đại diện Làng rau...

Đặc sắc Lễ hội Roóng Poọc cầu mùa của người Giáy ở tỉnh Lào Cai

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lào Cai, phản ánh ước nguyện về cuộc sống dân an, vật thịnh; toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu vạn vật sinh sôi, nảy nở.Yên Bái: Hàng nghìn người tham gia Lễ hội cầu mùaLễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt250 diễn viên biểu diễn múa bát ở Lễ hội Lồng Tồng...

Mới nhất

Giá xăng dầu hôm nay 05/02/2025: Tăng giảm trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 05/02/2025: Tồn kho dầu thô và xăng tăng vọt trong bối cảnh lượng hàng tồn kho chưng cất giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay ngày 05/02/2025 Ghi nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 05/02/2025 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 72,75 USD/thùng, giảm 0,63%...

Sợ sếp áp ‘KPI trên trời’, nhân viên chủ động làm việc… ít lại

'Nỗi ám ảnh KPI' trở thành chủ đề nóng được bàn tán rôm rả từ trên mạng lẫn ngoài đời thực những ngày đầu năm mới. Nhiều người thừa nhận vì sợ bị áp KPI năm sau quá cao nên chủ động làm ít lại. ...

Ông Trump thất vọng vì giáo dục Mỹ xếp chót bảng, sẽ đóng cửa Bộ Giáo dục?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4-2 tuyên bố mong muốn có thể đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ bằng một sắc lệnh hành pháp, để các bang tự quản các trường học. ...

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham dự cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm...

(MPI) - Chiều ngày 03/02/2025, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã họp với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự cuộc họp. ...

Mới nhất