Trang chủChính trịNgoại giaoDưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nền...

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á

Từ góc nhìn phát triển kinh tế, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã dẫn lại nhận xét của tờ New York Times (Mỹ) cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tầm nhìn chiến lược, Trung ương đã ban hành nhiều Nghị quyết với các giải phá đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

Trong hơn một thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến cố, bất định khó lường, với những thay đổi sâu sắc, kinh tế nước ta vẫn được cộng đồng quốc tế đánh giá có triển vọng tăng trưởng thuận lợi trong trung hạn, với dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ và nguồn lao động dồi dào.

Vậy cơ sở nào đã tạo nên triển vọng tươi sáng cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta?

Trong hơn một thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tầm nhìn chiến lược, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành nhiều Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội với các giải pháp đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh, mạnh, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất châu Á
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. (Nguồn: VGP)

Đảng và Nhà nước đã đổi mới quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế

Kết thúc giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội 2006-2010, kinh tế nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng đã chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt xác định rõ nguyên nhân cơ bản cản trở quá trình phát triển là do sự thiếu đồng bộ và yếu kém về thể chế kinh tế thị trường, về chất lượng nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng.

Để khắc phục những hạn chế, cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế, lần đầu tiên Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra 3 khâu đột phá chiến lược: Thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng.

Đây chính là chìa khóa mở cửa và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thực hiện đột phá về thể chế với nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, làm khó cho người dân và doanh nghiệp.

Mục tiêu của đột phá về thể chế nhằm tạo dựng sự phát triển đồng bộ các yếu tố và các loại thị trường, phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp, khai thác mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo, khắc phục chủ nghĩa bình quân; coi trọng mọi thành phần kinh tế và các chủ thể tham gia thị trường để cùng hợp tác, phát triển lâu dài, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh.

Thực hiện đột phá về nguồn nhân lực với mục tiêu phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhằm tăng cường và phát huy hiệu quả của một trong các yếu tố quan trọng cho tăng trưởng; tăng cường nội lực của đất nước trước thực trạng nền kinh tế đang phải đối mặt với các hạn chế, bất cập về cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, năng suất lao động thấp.

Thực hiện đột phá nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, tính hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế đặt trong mục tiêu kêu gọi đầu tư nước ngoài và thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Thực hiện đột phá về kết cấu hạ tầng với mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Đột phá về kết cấu hạ tầng để xây dựng nền móng, tạo sự lan tỏa cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng vùng và cả nước, đáp ứng tiêu chí của nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Với tầm quan trọng và tính hiệu quả của thực hiện ba khâu đột phá chiến lược (lần đầu tiên được đưa ra trong Đại hội XI của Đảng) Đại hội XII và Đại hội XIII của Đảng xác định nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội đó là tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược với việc bổ sung nội dung và giải pháp mới phù hợp với bối cảnh và chuyển biến nhanh của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, khu vực và trong nước, gắn với cơ cấu lại tổng thể, đồng bộ nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Bước vào thập kỷ mới, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 xác định tiếp tục thực hiện đột phá chiến lược về thể chế, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất; tiếp tục đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại.

(Nguồn: Bloomberg)
Để khắc phục những hạn chế, cản trở quá trình phát triển của nền kinh tế, lần đầu tiên Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đưa ra 3 khâu đột phá chiến lược. (Nguồn: Bloomberg)

Trong giai đoạn 2011-2020, cùng với thực hiện ba đột phá chiến lược, dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là điểm mới trong tư duy phát triển kinh tế của Đảng.

Cùng với đổi mới thể chế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa XI, XII và XIII thực hiện đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Đây là những điểm mới trong tư duy và hành động của Đảng vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lấy việc thực hiện mục tiêu cao cả này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển.

Điểm mới nổi bật, rất quan trọng trong quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội của Đảng trong hơn thập kỷ qua đó là kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Một số điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế từ năm 2011 đến nay

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (2011 – 2020) và hơn 3 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến nhanh, phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và đại dịch COVID-19, nhưng đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển theo chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được nâng cao đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút được một lượng vốn lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khu vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn và trở thành một thực thể quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Hiệu quả đầu tiên của việc thực hiện ba đột phá chiến lược và cũng là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế giai đoạn từ năm 2011 đến nay thể hiện qua số doanh nghiệp thành lập mới thời kỳ kế hoạch 5 năm sau cao hơn 5 năm trước.

Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới năm 2020 tăng 163,5% so với năm 2015, phản ánh niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn, triển vọng sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò là chủ thể kinh tế quan trọng nhất trong phát triển nhanh và bền vững, trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện ba đột phá chiến lược, với nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng đã tạo dựng Việt Nam là nền kinh tế có môi trường vĩ mô ổn định, nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, môi trường pháp lý đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Như một minh chứng, trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu năm 2020 giảm 35% xuống còn 1.000 tỷ USD, theo báo cáo của UNCTAD, năm 2020 với tổng số vốn đăng ký mới đạt 16 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI, lần đầu tiên nước ta lọt vào tốp 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI.

Hơn 3 thập kỷ thu hút FDI, Việt Nam trở thành trung tâm chuỗi cung ứng của thế giới
Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI. (Nguồn: VnEconomy)

Việt Nam nắm giữ vị thế dẫn đầu trong cuộc đua giành FDI với các đối thủ tiềm năng trong khu vực và thế giới.

Năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 20,19 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 23,18 tỷ USD, là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm qua.

Kết quả đăng ký mới và số vốn FDI thực hiện trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm, cùng với đó nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu đang định hình lại và dẫn dắt kinh tế thế giới đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội và đầu tư – minh chứng về niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường sản xuất kinh doanh ổn định, đầy tiềm năng, mở ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam.

Điểm sáng phản ánh tổng hòa kết quả thực hiện các chủ trương đổi mới của Đảng và hiệu quả quản lý điều hành của Chính phủ phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta luôn thuộc nhóm dẫn đầu thế giới.

Việt Nam được xem là câu chuyện thành công của thế giới khi tăng trưởng kinh tế luôn nằm trong top đầu suốt thập kỷ vừa qua. Kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong giai đoạn 2016-2020, tô đậm thành tựu của 35 năm Đổi mới với những bước tiến vượt bậc.

Với tăng trưởng kinh tế luôn thuộc top đầu trong khu vực và thế giới đã đưa GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (GDP bình quân PPP) của Việt Nam vượt Philippines sau 21 năm thấp hơn kể từ năm 1991. Năm 2010 và 2011, GDP bình quân PPP của Việt Nam chỉ bằng 80,75% và 83,14% GDP bình quân PPP của Philippines; đến năm 2012, GDP bình quân PPP của Philippines bằng 99,37% GDP bình quân PPP của Việt Nam. Đến năm 2023, GDP bình quân PPP của Philippines chỉ bằng 79,06% GDP bình quân PPP của Việt Nam. Cụ thể, GDP bình quân PPP của Việt Nam đạt khoảng 14.342,3 USD, còn Philippines đạt khoảng 11.339 USD.

Điểm sáng nổi bật tiếp theo của nền kinh tế giai đoạn từ năm 2011 đến nay đó là thành công trong kiềm chế và kiểm soát lạm phát.

Chúng ta nhớ lại, hằng năm trong giai đoạn 2006-2010, lạm phát đều ở mức 2 con số. Năm 2011- Năm đầu tiên của thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, lạm phát rất cao, ở mức 18,13%, giảm dần xuống mức 1 con số trong các năm sau.

Với kinh nghiệm kiềm chế lạm phát trong 5 năm 2011-2015, công tác điều hành, kiểm soát lạm phát giai đoạn 2016-2026 đã đạt kết quả quan trọng, lạm phát luôn ở mức thấp hơn mục tiêu Quốc hội thông qua hằng năm.

Có thể thấy, 5 năm 2011-2015 là giai đoạn thành công trong kiềm chế lạm phát, 5 năm tiếp theo là giai đoạn thành công trong kiểm soát lạm phát, tạo cơ sở quan trọng trong giữ vững ổn định vĩ mô.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương quan trọng có quy mô, tầm vóc lớn và mạnh, tạo cơ sở và nền tảng vững chắc về mặt pháp lý cho Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tạo động lực mạnh mẽ và hiệu quả thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của nước ta.

Đây là yếu tố quan trọng nâng vị thế và sức hấp dẫn của Việt Nam trong chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.

Những kết quả, thành tựu đạt được trong hơn thập kỷ qua có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng quan trọng nhất là có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, XII và XIII của Đảng, xử lý kịp thời, có hiệu quả nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.

Dấu ấn lãnh đạo kinh tế của Đảng trong hơn một thập kỷ qua được thể hiện rõ nét thông qua các cương lĩnh, chiến lược và văn kiện chính thức của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII và XIII của Đảng, cũng như hàng loạt quyết sách quan trọng khác được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành.

Chẳng hạn, để xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, ngay trong nhiệm kỳ đầu đảm nhiệm cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng, ngày 9/12/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết này được xem như là bước đột phá trong tư duy, tạo căn cứ cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, hiệu quả, thực sự trở thành một thực thể quan trọng của nền kinh tế.

Tiếp đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018, về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 20/8/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị phản ánh sự thay đổi chiến lược, chuyển sang giai đoạn thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí thu hút vốn.

Các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế được ban hành kịp thời, phù hợp với từng thời điểm quan trọng của đất nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ và chủ động hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần tham dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương về phát triển kinh tế. Tại các Hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những định hướng, và giao nhiệm vụ cụ thể, quan trọng cho Chính phủ, điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tổng bí thư đối với công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nói về vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát triển kinh tế. Tờ Financial Times, đánh giá trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đồng chí Nguyễn Phú Trọng “Đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài từ các công ty toàn cầu, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng”.

Với sự phát triển của công nghệ số, logistics ngày càng đóng vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng. (Nguồn: Internet)
Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. (Nguồn: Internet)

Tờ Washington Post nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ hơn và ông cũng mạnh tay hơn trong công cuộc chống tham nhũng, qua đó khơi dậy niềm tin của công chúng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế Việt Nam – Một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với các lĩnh vực khởi nghiệp đang phát triển.

Báo Nikkei Asia đánh giá Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do và các biện pháp khác. Việt Nam đã thu hút các công ty sản xuất nước ngoài bằng các biện pháp như tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Xin lấy bình luận trên tờ New York Times bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của tôi đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Báo New York Times nhận xét Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo liêm khiết, giản dị. Dưới sự lãnh đạo của ông, Việt Nam đã nâng cao uy tín trên trường quốc tế và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.





Nguồn: https://baoquocte.vn/duoi-su-lanh-dao-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nen-kinh-te-viet-nam-phat-trien-nhanh-nhat-chau-a-279902.html

Cùng chủ đề

Bất ổn chính trị tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm 2025 xuống 1,6-1,7% thay vì mức 1,9% tháng 11/2024, trước sự cố bất ổn chính trị. Trong báo cáo ngày 21/1, BOK tuyên bố rằng: “Những cú sốc chính trị diễn ra sau lệnh thiết quân luật bất ngờ vào tháng 12 và vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air đã làm giảm tiêu dùng trong...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so...

Kinh tế Việt Nam sẽ đón nhiều cơ hội sau chính sách của ông Trump

(VTC News) - Theo chuyên gia, các chính sách sắp tới của chính quyền ông Trump có thể sẽ tác động giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Cơ hội phát triển vượt bậc  Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, ông Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Chính...

Chủ tịch Quốc hội: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Hợp tác quốc tế để xây dựng nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo sinh kế cho mỗi hộ gia đình và an ninh lương thực cho mỗi quốc gia. Theo ông Mẫn, diễn đàn được tổ chức nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa...

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025?

Có tới 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế được xây dựng cho năm 2025, ứng với các mục tiêu đã đề ra là tăng trưởng 6,5-7% như Quốc hội quyết nghị và 8% - 10% như mục tiêu Chính phủ phấn đấu thực hiện. Diễn biến theo kịch bản nào sẽ phụ thuộc vào hành động của cả nền kinh tế. Có tới 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế được xây dựng cho năm 2025, ứng với các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bài đọc nhiều

Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế bán heo khi chưa đủ tuổi.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá vàng thế giới sẽ bật tăng, vàng “chiến thắng” trong cuộc đua bầu cử Mỹ 2024?

Giá vàng hôm nay 3/7/2024, ghi nhận biến động của giá vàng nhẫn theo đà tăng của thị trường thế giới. Giá vàng thế giới được cho vẫn trong xu hướng tăng mạnh khi mức giá chung vẫn duy trì ở mức hỗ trợ trên 2.300 USD/ounce.

Dự báo sự khó lường của thị trường dầu thế giới nửa cuối năm 2024

Trong nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố như việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước sản xuất dầu đồng minh (OPEC+), các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.

Cùng chuyên mục

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Đồng NDT tăng tốc trong thương mại quốc tế, tiền Trung Quốc hiện giữ vững vị trí này trong rổ tiền tệ?

Theo SWIFT, tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán quốc tế giảm nhẹ từ 3,89% trong tháng 11, khi đồng NDT lấy lại vị trí của mình từ đồng Yen.

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Mới nhất

Không bận tâm lời dị nghị, bố mẹ phản ứng bất ngờ

Chênh lệch nhau 16 tuổi, bạn gái từng có 2 đời chồng, do đó chuyện tình của "phi công" 9x và người yêu U50 càng được nhiều người quan tâm. ...

Trưng bày Mỹ thuật – Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2024

Sáng 23.1, Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức “Trưng bày, triển lãm các tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”. ...

“Lạnh nhiều hơn nóng”, nụ chậm bung bông, khiến dân trồng mai vàng Bình Định chật vật

Nhiều nhà vườn trồng mai ở TX.An Nhơn, tỉnh Bình Định (thủ phủ mai vàng miền Trung) đang tất bật bán mai dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết diễn...

Cua Cà Mau lập kỷ lục vượt mốc 1,1 triệu đồng/kg

Giá cua biển thương phẩm tăng mạnh vào những ngày giáp Tết giúp nhiều nông dân Cà Mau phấn khởi thu hoạch bán kiếm tiền ăn Tết. ...

Cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn dài, các tuyến phố trong nội đô thông thoáng khác lạ ngày 27 Tết

Ngày 27 Tết Nguyên đán 2025, một số cửa ngõ Hà Nội ùn dài, tuy nhiên các tuyến phố trong nội đô lại thông thoáng, không còn tình trạng kẹt xe nghiêm trọng như những ngày trước. ...

Mới nhất