Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại ?

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại ?

Việc một số diễn giả đến trường học và cố tình lấy nước mắt học sinh bằng những câu chuyện buồn, thậm chí quay phim lại để làm bằng chứng cho sự thành công của buổi nói chuyện đang gây nhiều tranh cãi.

Từ nhiều năm nay, hình ảnh hàng loạt học sinh (HS) rơi nước mắt khi nghe diễn giả kể câu chuyện gì đó cảm động về cha mẹ đã không còn xa lạ. Có diễn giả còn mời HS đứng trước toàn trường để thị phạm, hỏi em tên gì, bao lâu rồi em không tặng mẹ một món quà, nói với cha lời cảm ơn.

KHÔNG NÊN LẤY NƯỚC MẮT LÀM THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC CẢM XÚC

Nhà giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường ICS, nhà sáng lập Hệ thống trường mầm non – ngoại khóa TOMATO, khẳng định tín hiệu vui là những năm gần đây việc giáo dục đạo đức và kỹ năng cho HS ngày càng được coi trọng. Nhà trường và các bậc cha mẹ nhận ra rằng chỉ cung cấp kiến thức mà không giáo dục các em về lòng trắc ẩn và nhân cách sống sẽ tạo ra những thiếu hụt quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Những kỹ năng như sự đồng cảm, lòng kiên nhẫn, hay khả năng giải quyết mâu thuẫn là những yếu tố không thể thiếu để HS có thể thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bà Phương rất băn khoăn khi nhiều trường học hiện nay ưa chuộng hình thức mời các diễn giả về trường nói những câu chuyện xúc động sao cho HS rơi nước mắt hàng loạt.

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại ?- Ảnh 1.

Làm học sinh khóc, đó có phải cách giáo dục hiệu quả?

“Mặc dù việc chạm đến trái tim của HS là rất quan trọng, vì nếu các em không cảm nhận được lý do sâu xa và hiểu rõ tại sao mình cần phải sống theo những giá trị đó, thì các em sẽ không có đủ động lực để biến chúng thành hành động. Nhưng theo tôi, rất không nên lấy nước mắt làm thước đo cho hiệu quả của giáo dục cảm xúc. Bởi vì thước đo thực sự cuối cùng của một quá trình giáo dục phải là sự thay đổi thực sự trong hành động và suy nghĩ của mỗi HS, chứ không phải việc các em khóc hay không. Không khó để khiến HS rơi nước mắt bằng những câu chuyện bi thương hay các tình huống cảm động, nhưng điều quan trọng là làm sao để HS có thể chuyển từ những giọt nước mắt ấy thành hành động thực tế và ý thức lâu dài”, bà Phương nói. Đồng thời, theo bà, trong thực tế, những thay đổi trong nhân cách và kỹ năng sống của HS không dễ dàng diễn ra ngay lập tức sau một bài nói chuyện ngắn mà cần thời gian để thấm sâu vào mỗi em và cần nhiều hoạt động củng cố sau đó để tạo sự chuyển hóa bền vững. Quá trình này không thể gượng ép, không thể vội vàng được…

XÚC ĐỘNG LÀ ĐÁNG QUÝ, NHƯNG…

TS Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục, cho rằng sự xúc động chân thành trước những chân giá trị của đời sống luôn là điều đáng quý và cần gìn giữ. Phần lớn các chương trình nêu trên đều truyền tải thông điệp tích cực tới HS, trong đó đề cao tình cảm gia đình, giáo dục lòng biết ơn và trách nhiệm đối với cha mẹ. Đây là những giá trị đạo đức quan trọng cần giáo dục cho HS, đặc biệt trong bối cảnh con người ngày càng xa cách với gia đình do ảnh hưởng của công nghệ và đời sống hiện đại. Thế nhưng cần phải phân biệt nó với những thứ tình cảm bồng bột kiểu “lên đồng”.

Theo TS Nam, tâm lý học đã nghiên cứu hiện tượng “tâm lý đám đông” và kết quả cho biết khi ở trong đám đông, con người thường có xu hướng hòa nhập với tập thể và mất đi ý thức cá nhân. Điều đó khiến nhiều người có thể thực hiện những hành vi phấn khích, khác thường, mà họ có thể không làm khi ở một mình. Khi người xung quanh cùng biểu hiện cảm xúc cao độ trước một sự vật, hiện tượng thì cảm xúc đó nhanh chóng lan truyền và tác động lên tất cả thành viên đám đông. Sóng cảm xúc lan truyền, phản hồi qua lại, kết hợp và cộng hưởng giống như sóng trên mặt nước. Hiệu ứng đám đông càng mạnh khi thành viên là những người chưa có nhiều kiến thức, ít trải nghiệm, chẳng hạn như các HS.

Ông Nam nêu quan điểm: “Nhiều người đã lợi dụng cơ chế sao chép cảm xúc của đám đông để thao túng cảm xúc và điều khiển hành vi của người khác. Mục đích của việc này có thể tốt hoặc xấu, có thể mang lại lợi ích hoặc gây ra tác hại, phụ thuộc vào tình huống và bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, lợi dụng cảm xúc là một việc làm phản giáo dục”.

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại ?- Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, không nên khuyến khích triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng sống dưới hình thức làm HS khóc đồng loạt trong các trường học

NƯỚC MẮT CỦA BẤT CỨ AI ĐỀU CÓ Ý NGHĨA

Bà Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), cho rằng nước mắt của bất cứ ai đều có ý nghĩa. Với người trưởng thành, trong một số cuộc trò chuyện, nước mắt có thể khơi gợi cảm xúc, tạo sự đồng cảm giữa người với người. Với trẻ em, đôi khi nước mắt cũng có thể giúp trẻ nhận ra bài học trong ứng xử ở gia đình, lẽ phải, bài học của người làm con. Tuy nhiên, phương pháp này nếu không cẩn trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, trẻ có thể bị tổn thương tâm lý. HS trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý đang thay đổi, ở một số trường hợp lại bị diễn giả mời đứng lên trước hàng trăm HS khác để thị phạm, lấy ra làm ví dụ về việc không quan tâm hay không biết ơn cha mẹ thì sau đó em này có thể xấu hổ, tổn thương, bị bạn bè trêu chọc, chế giễu. Điều này có thể gia tăng nguy cơ bị cô lập, bắt nạt học đường, dần dần khiến các em mất niềm tin ở người lớn. “Trong giáo dục, kể cả từ bậc giáo dục mầm non, điều cấm kỵ là thị phạm trên trẻ em”, bà Chi nhấn mạnh.

Còn theo TS Nam, việc giáo dục bằng nước mắt có thể làm suy giảm giá trị của thông điệp. Rất nhiều HS sau cơn xúc động cấp tính, khi tỉnh lại thì có cảm giác bị dẫn dắt, bị lừa, có thể nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Do đó, theo ông Nam, không nên khuyến khích triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng sống dưới hình thức làm HS khóc đồng loạt trong các trường học. (còn tiếp)

Học sinh, giáo viên nói gì ?

Nếu một diễn giả nào đó làm cho em khóc, em nghĩ đó cũng là thành công vì họ đã chạm tới trái tim, đánh thức cái gì đó trong em, nhưng không phải những người không làm em khóc thì buổi nói chuyện đó vô ích. Em nghĩ rằng nhiều HS bình thường chỉ dám khóc thầm, nhưng tới buổi nói chuyện, họ được khóc công khai, khóc cùng nhiều người khác nữa, thì cũng chưa hẳn là xấu. Có thể bạn đó khóc không phải vì đau thương mà đang khóc vì hạnh phúc thì sao? Hãy cứ khóc vì bản thân mình còn rung động, chưa chai sạn. Tuy nhiên em nghĩ rằng khóc chỉ là một biểu hiện cảm xúc ban đầu, và diễn giả nên dừng việc làm HS khóc ở một “level” (cấp độ) nào đó. Ví dụ có lúc xúc động, lúc vui vẻ, tích cực, chứ đừng từ đầu đến cuối chỉ thấy khóc đau thương, như vậy quá tàn nhẫn. Em cũng nghĩ là với HS, việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cần giải pháp lâu dài và một hành trình, chứ không chỉ 1 – 2 buổi nói chuyện…

Lê Nguyễn Uyên Thư (HS Trường THPT Trung Phú, H.Củ Chi, TP.HCM)

Lạm dụng cảm xúc trong giáo dục trẻ em có thể gây nhiều tác hại. Việc liên tục khơi gợi những câu chuyện buồn, hình ảnh đau khổ có thể vô tình tạo ra sự neo cảm xúc tiêu cực trong tâm trí HS. Các em có thể bị ám ảnh bởi những câu chuyện này dẫn đến lo âu, sợ hãi, thậm chí là trầm cảm. Một số diễn giả thường sử dụng những câu nói mang tính chất buộc tội như “Các em sung sướng mà không biết trân trọng”, “Ba mẹ hy sinh vất vả như thế nào mà các em hư hỏng”… Những câu nói này có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, xấu hổ về bản thân, ảnh hưởng đến sự tự tin và phát triển tâm lý lành mạnh của trẻ.

Thạc sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Mộng Tuyền (Giáo viên lớp viết văn sáng tạo)

Tôi lo ngại việc nhiều người quay, chụp, sử dụng video HS khóc lóc khi nghe diễn giả nói chuyện rồi đăng tải trên các kênh YouTube, TikTok, mạng xã hội. Như vậy là vi phạm quyền riêng tư của các em.

Chị Phương Anh (phụ huynh ngụ Q.8, TP.HCM)




Nguồn: https://thanhnien.vn/dung-nuoc-mat-giao-duc-tre-em-loi-bat-cap-hai-185250205182819256.htm

Cùng chủ đề

Một học sinh tiểu học có 9 huy chương môn cờ vua

Một học sinh tại TP.HCM đã bắt đầu đam mê với cờ vua từ lớp 2 và đến lớp 5 đã đạt được 9 huy chương trong các cuộc thi về môn thể thao trí tuệ này. ...

Bộ ba lớp 11 đạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia tiếng Anh

Cùng là học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, chơi thân với nhau từ lớp 9 và đến năm nay, bộ ba học sinh lớp 11 chuyên Anh đã 'rủ nhau' cùng đạt giải nhất môn tiếng Anh kỳ thi học sinh...

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày...

Sinh viên sợ nghe điện thoại, nhà trường phải mở lớp dạy kỹ năng

(Dân trí) - Đại học Nottingham (Anh) đang mở khóa dạy kỹ năng nghe điện thoại dành cho sinh viên. Đối tượng được khuyến khích tham gia lớp học này là những sinh viên sợ nghe điện thoại. Cô Liz Baxter, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp tại Đại học Nottingham, cho biết nhiều thanh niên hiện nay không cảm thấy tự tin khi nghe điện thoại, đặc biệt là những cuộc điện thoại đòi hỏi kỹ năng giao tiếp...

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về đường sắt tốc độ cao

TPO - Hôm nay (9/1), Trường Đại học Giao thông vận tải phối hợp Trường Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo quốc tế "Xây dựng Đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam và Kinh nghiệm của Trung Quốc". TPO - Hôm nay (9/1), Trường Đại học Giao thông vận tải phối hợp Trường Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo quốc tế "Xây dựng Đường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Argentina theo chân Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Argentina Javier Milei đã ra lệnh rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo AP ngày 5.2. ...

Tăng cơ hội tiếp cận thí sinh

Trong nhiều năm qua, các gian hàng triển lãm tại chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên được đánh giá là nơi kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa các trường ĐH, CĐ, trung cấp... với thí sinh. ...

Asta Healthcare USA – một thương hiệu mới trong ngành dược

Du khách đến Phú Yên bằng đường hàng không, khi máy bay hạ độ cao để chuẩn bị đáp xuống sân bay Tuy Hòa, một khu nhà máy hiện đại với sắc xanh nổi bật, được bao quanh bởi hàng cây xanh mát,...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Nữ thiên tài đứng sau DeepSeek, chinh phục các “ông lớn” công nghệ

La Phúc Nhài không chỉ là một nhà khoa học nữ xuất sắc mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê công nghệ. ...

Hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư mong điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm

"Tôi cũng là viên chức Thủ Đô nhưng không được hưởng chế độ Nghị quyết 46 của HĐND Thành Phố như các viên chức khác, tôi thấy bất công quá", một giáo viên bày tỏ. ...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cùng chuyên mục

Tăng cơ hội tiếp cận thí sinh

Trong nhiều năm qua, các gian hàng triển lãm tại chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên được đánh giá là nơi kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa các trường ĐH, CĐ, trung cấp... với thí sinh. ...

TP HCM “chốt” ngày thi lớp 10, phương án tuyển sinh lớp 6

(NLĐO)- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 tại TP HCM sẽ diễn ra vào hai ngày 6 và 7-6, gồm 3 môn: Ngữ văn, toán, và ngoại ngữ ...

Thí điểm tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 16 về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng (CĐ) để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. ...

Lưu ý với những thay đổi trong tuyển sinh

Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) 2025 ghi nhận nhiều thay đổi từ đề án tuyển sinh của các trường để phù hợp với quy chế tuyển sinh ĐH mới, cũng như đối tượng thí sinh đầu tiên tốt nghiệp theo Chương trình GDPT 2018. ...

Học sinh, phụ huynh Hà Nội sốt ruột ngóng môn thi thứ ba vào lớp 10

Năm đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình mới, quy chế mới và cả thay đổi lớn về ôn tập, dạy thêm nhưng đến nay học sinh Hà Nội vẫn chưa biết kế hoạch tuyển sinh lớp 10 thế nào. ...

Mới nhất

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ lần thứ nhất

Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư...

Alphabet chi khủng cho AI

Theo ông Sundar Pichai- giám đốc điều hành Alphabet thì công ty đang lên kế hoạch khủng để phát triển các sản phẩm AI. Dự kiến, công ty sẽ đầu tư khoảng 75 tỷ USD vào tài khoản cố định trong năm 2025. Trong cuộc họp công bố báo cáo thu nhập, Alphabet cho biết họ sẽ chi từ...

Chưa thể vui dù giá lúa tăng lại

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân 2024 - 2025 trà đầu. Đây là vụ lúa lớn nhất trong năm của người dân ĐBSCL. Sau Tết Ất Tỵ 2025, giá lúa tăng nhẹ từ 200 - 400 đồng/kg đã làm nông dân "vừa mừng vừa...

Asta Healthcare USA – một thương hiệu mới trong ngành dược

Du khách đến Phú Yên bằng đường hàng không, khi máy bay hạ độ cao để chuẩn bị đáp xuống sân bay Tuy...

Mới nhất

Alphabet chi khủng cho AI